- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lá lốt thường được nhiều gia đình sử dụng trong chế biến món ăn. Vậy ăn lá lốt có những tác dụng gì và dùng như thế nào là tốt nhất?
Ăn lá lốt có tốt không?
Lá lốt thường được nhiều gia đình sử dụng trong chế biến món ăn. Lá lốt rất tốt, dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Chữa đau nhức cơ thể từ lá lốt
BÀI LIÊN QUAN
Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi
Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết
Ăn thịt rắn có tốt không?
Theo một lương y có tên Phạm Như Tá làm việc tại viện y học cổ truyền cho hay, lá lốt có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ẩm và có công dụng trị đau nhức xương khớp, chứng đổ mồ hôi…
Loại lá này vẫn được các bà nội trợ sử dụng để cuốn thịt làm chả. Món ăn được chế biến với lá lốt đặc biệt sẽ trở nên rất thơm nhờ các thành phần có trong nó. Lá lốt có tác dụng bổ máu trong cơ thể và chữa trị đau nhức cơ thể rất tốt.
Bạn có thể dùng 50 – 70gr lá lốt 100gr thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng và ướp gia vị rồi xào qua với lá lốt. Món này dùng 2 -3 lần / tuần sẽ mang lại kết quả chữa bệnh rất tốt.
Chữa tổ đỉa với lá lốt
Bạn hãy lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại.
Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Chữa phù thũng do thận bằng lá lốt
Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh bằng lá lốt
Bạn chỉ việc lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14/1/2015, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa hàng Lotteria trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có hai mẫu thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trước đó, ngày 23/12/2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin sau khi nhận được phản ánh của người dân việc cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính và đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm ăn ngay theo quy định của pháp luật.
Trong số bốn mẫu thực phẩm ăn ngay đoàn kiểm tra đã lấy để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đã xác định hai mẫu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm gồm mẫu nước trà chanh có hàm lượng Coliform vượt mức giới hạn quy định (23 CFU/ml); mẫu nước uống Milk Cacao có hàm lượng Enterobacteriaceae vượt mức giới hạn quy định (2,2 x 10³ CFU/ml).
Theo các chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm, vi khuẩn Coliform chỉ số đánh giá ô nhiễm phân trong nguồn nước và các thực phẩm. Còn khuẩn Enterobacteriaceae là một họ vi khuẩn đường ruột gồm nhiều vi khuẩn khác nhau và đều có khả năng gây tiêu chảy.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn của cơ sở theo quy định của pháp luật, đồng thời khuyến cáo cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường xử lý, cập nhật thông tin và cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sẽ có khoảng 30% địa phương để giá viện phí cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) do Quỹ BHYT chi trả thấp hơn so với viện phí của bệnh nhân chi trả bằng tiền mặt.
Trong khi đó, giá dự kiến của nhiều dịch vụ y tế (thuộc nhóm BHYT chi trả) quá thấp và có thể gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân do phải tái sử dụng vật tư y tế.
Đó là một số nội dung tại dự thảo thông tư quy định giá khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, được đưa ra bàn thảo tại hội thảo lấy ý kiến do Bộ Y tế tổ chức ngày 13-1 ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, hiện đang tồn tại ba nhóm viện phí của khối bệnh viện tuyến trung ương và bốn nhóm viện phí của bệnh viện địa phương.
Việc có nhiều mức giá khác nhau giữa các bệnh viện cùng hạng đã dẫn tới nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ tại nhóm địa phương có viện phí ở mức thấp. Bệnh nhân cũng bức xúc vì cùng dịch vụ ấy mà giá mỗi nơi mỗi khác.
Theo dự kiến của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, mức viện phí thống nhất theo thông tư nói trên sẽ bắt đầu áp dụng từ quý 2-2015. So với hiện hành, phần lớn giá các dịch vụ sẽ tăng.
Trong đó giá ngày giường sẽ tăng thêm 10.000-19.000 đồng/ngày/giường bệnh, viện phí cho các dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sẽ tăng 24.000-1.480.000 đồng (là tiền phụ cấp cho cán bộ y tế được kết cấu vào giá dịch vụ).
Ngoài ra, cũng có 18 dịch vụ dự kiến giảm viện phí so với hiện hành nhưng chỉ giảm với bệnh nhân BHYT, còn bệnh nhân nộp viện phí sẽ tùy quyết định của từng địa phương.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN Nguyễn Minh Thảo cho biết dự kiến có 70% địa phương áp dụng chung giá viện phí BHYT - viện phí tiền mặt, còn 30% thực hiện giá riêng. Trong khi đó việc thực hiện giá viện phí riêng sẽ có rất nhiều bất cập.
Luật BHYT hiện hành không chấp nhận chi trả cho bệnh nhân ngoại trú vượt tuyến ở tỉnh và trung ương, “nếu bệnh nhân bảo hiểm đi khám bệnh vượt tuyến thì viện phí tính cho họ là giá bảo hiểm hay giá tiền mặt?” - một đại biểu chất vấn.

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý trang thiết bị y tế thời gian qua, tại cuộc họp sáng 14/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan đẩy mạnh công khai, minh bạch trong lĩnh vực này.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cùng với việc chấn chỉnh những bất cập trong đấu thầu cũng như kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế (TTBYT) nhập khẩu, ngành Y tế tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong tạo điều kiện cho các DN sản xuất TTBYT trong nước.
“Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước luôn có tên và chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách đấu thầu, mua sắm TTBYT của các bệnh viện công lập như: trang phục phòng mổ, giường bệnh, dây truyền dịch, găng tay...”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Tuy nhiên, đối với những TTBYT kỹ thuật cao (máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị phẫu thuật), công tác quản lý về chất lượng, giá cả đang gặp không ít khó khăn do tính đa dạng, đặc thù, chồng lấn với các mặt hàng khác và các quy định liên quan đến quy định thương mại quốc tế.
Vì vậy, đại diện Bộ Y tế mong muốn các Bộ ngành liên quan phối hợp, rà soát bổ sung biện pháp quản lý trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và yêu cầu hội nhập khu vực, đồng thời hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác quản lý như: thực hiện thủ tục hải quan một cửa, phối hợp phòng chống gian lận thương mại, hàng kém chất lượng.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp đề nghị cần có chính sách quan tâm, khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm TTBYT sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, có giá thành phù hợp với điều kiện trong nước…
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông, Bộ KH&ĐT cùng Bộ KH&CN đã thành lập nhóm chuyên gia độc lập với sự tham gia của đại diện DN sản xuất trong nước, DN nhập khẩu, hãng sản xuất nước ngoài, cơ quan quản lý chuyên ngành đánh giá toàn diện về những sản phẩm sẽ được xem xét trong danh sách mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, những sản phẩm có xuất xứ trong nước hay nước ngoài hoàn toàn có thể được đánh giá về quy chuẩn kỹ thuật, giá thành theo mô hình này, qua đó, tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho DN.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc công khai, minh bạch từ cấp phép, đấu thầu đến kiểm định chất lượng TTBYT là biện pháp quản lý, chấn chỉnh mạnh và có hiệu quả nhất.
Cụ thể, các bệnh viện, sở y tế phải cập nhật, báo cáo kết quả đấu thầu mua sắm TTBYT cũng như việc kiểm định chất lượng về Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế để cập nhật lên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế cũng như Mạng đấu thầu mua sắm công của Bộ KH&ĐT.
“Với kinh nghiệm từ công tác điều hành giá thuốc thời gian qua (giá thuốc đấu thầu tại các bệnh viện đã giảm 20-35% sau khi thực hiện những quy định mới), Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan chức năng, địa phương chú ý trong công tác đấu thầu, kiểm định chất lượng các TTBYT được mua sắm từ nguồn ngân sách”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhắc đến câu chuyện về lò đốt rác y tế, dao mổ cao tần hay nhiều TTBYT mà các DN trong nước sản xuất được, Phó Thủ tướng cho rằng cần có hướng dẫn, công khai, khách quan và hết sức cụ thể để sản phẩm TTBYT trong nước và nước ngoài có cơ hội cạnh tranh bình đẳng từ chất lượng đến giá cả.
http://baodientu.chinhphu.vn/tin-noi-bat/quan-ly-trang-thiet-bi-y-te-mau-chot-la-cong-khai-minh-bach/218257.vgp
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14-1, bà Nguyễn Thị Thu Nga, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết trạm vừa tiến hành tiêu hủy 1.250 kg thịt bò bơm nước có nguồn gốc từ lò Năm Xuân (huyện Thủ Thừa, Long An). Chủ lô hàng nói trên là ông Trần Văn Long (TP.HCM).
Trước đó, ông Long đưa 1.250 kg thịt bò vào chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) tiêu thụ. Phát hiện lô hàng có hiện tượng rỉ dịch vì bị bơm nước, cơ quan thú y cân lại chỉ còn 1.215 kg, hao hụt do nước đến 35 kg. Kết quả xét nghiệm còn cho thấy lô hàng bị nhiễm khuẩn.
Đến thời điểm này, Trạm Thú y quận Tân Bình đã tiêu hủy 2.090 kg thịt bò bơm nước đều có nguồn gốc từ lò Năm Xuân. Trạm cũng đã đề xuất xử phạt hai chủ hàng với tổng số tiền 200 triệu đồng.
http://plo.vn/suc-khoe/tieu-huy-them-1250-kg-thit-bo-bom-nuoc-524591.html
Cục Quản lý dược - Bộ Y tế vừa công bố danh sách 105 công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược bị phạt trong năm 2014 vì vi phạm về quảng cáo, chất lượng, đăng ký, nhãn và kinh doanh.
Theo đó, có sáu công ty bị phạt vì vi phạm quảng cáo; 14 công ty vi phạm về nhãn thuốc; năm công ty vi phạm về đăng ký thuốc, sản xuất thuốc. Đáng lưu ý, có một công ty của Ấn Độ ngoài bị phạt hành chính còn bị rút toàn bộ 105 số đăng ký thuốc, ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký do cung cấp hồ sơ dữ liệu thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật của thuốc không đúng với thực tế sản xuất, sản xuất thuốc không đúng địa chỉ. Cạnh đó có 19 công ty bị phạt vì vi phạm kinh doanh thuốc không đủ điều kiện bảo quản, vận chuyển; nhập khẩu thuốc gây nghiện khi chưa được phép…
Đặc biệt, trong năm 2014 có đến 61 công ty vi phạm về chất lượng thuốc, chủ yếu là công ty nước ngoài; trong đó các công ty của Ấn Độ dẫn đầu với 25 công ty. Có 10 công ty bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong sáu tháng và rút số đăng ký thuốc, ngừng tiếp nhận đăng ký thuốc nhập khẩu từ sáu đến 12 tháng.
Cục Quản lý dược cho biết trong năm 2015 sẽ thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước nhằm đảm bảo chất lượng cũng như thông tin về thuốc chính xác...

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14-1, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa hàng Lotteria số 1, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội cho thấy mẫu trà chanh và mẫu nước uống Milk Cacao vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trước đó, ngày 23-12-2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin sau khi nhận được phản ánh của người dân việc cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính và đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm ăn ngay theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong số bốn mẫu sản phẩm thực phẩm ăn ngay đoàn kiểm tra đã lấy để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đã xác định hai mẫu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm gồm: mẫu nước trà chanh có hàm lượng Coliform vượt mức giới hạn quy định (23 CFU/ml); mẫu nước uống Milk Cacao có hàm lượng Enterobacteriaceae vượt mức giới hạn quy định (2,2 x 10³ CFU/ml).
Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở theo quy định của pháp luật, đồng thời khuyến cáo cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 14-1 Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đội quản lý thị trường số 9 phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt giữ xe khách BKS Lào U2 – 6488 do Nhữ Trung Tuyền, sinh năm 1981 ở Thanh Miện, Hải Dương điều khiển.
Trên xe vận chuyển 57 nghìn viên thuốc tân dược không có ký hiệu tên thuốc, nơi sản xuất. Thuốc tân dược dạng viên nang cứng, trong chứa chất bột màu xanh có mùi tanh. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản thu giữ số lượng thuốc tân dược trên; tham mưu cho cấp thẩm quyền biện pháp xử lý.

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 14-1, Hội Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh TP Hồ Chí Minh cho biết đơn vị này đang tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế chủ đề “Can thiệp tim phải từ A đến Z” năm 2015. Hội nghị diễn ra tại TP Hồ Chí Minh (từ 14 đến 16-1) thu hút 200 chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh trên thế giới.
Tại hội nghị, nhiều báo cáo đã cập nhật kiến thức mới và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các di tật tim bẩm sinh. Các bệnh viện: Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhi Đồng 1, Viện Nhi quốc gia Queen Sirikit (Thái Lan)…còn trình chiếu trực tiếp các trường hợp can thiệp tim bẩm sinh.
Theo ban tổ chức hội nghị, tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất tám nghìn trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh. Trong số này, có 50% trẻ bị mắc bệnh lý liên quan đến tim phải. Hiện cả nước có 19 trung tâm có thể mổ tim, riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) mỗi năm thực hiện phẫu thuật, thông tim can thiệp cho hơn 400 trường hợp dị tật tim phải.
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sau một năm triển khai, đường dây nóng (ĐDN) đã phủ sóng tất cả các bệnh viện trong cả nước, trở thành kênh thông tin quan trọng để giám sát hoạt động của cán bộ y tế và bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế với người bệnh.
Sau một năm triển khai đã có gần 100 nghìn cuộc gọi đến ĐDN. Tuy nhiên chỉ có hơn 35 nghìn cuộc gọi đúng mục đích. Các cuộc gọi này phản ánh nhiều nhất là về tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, nội quy cơ sở y tế (10.108 cuộc gọi); tiếp đó là phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh; về quy trình chuyên môn; về các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT); và một số tiêu cực như vòi vĩnh, đòi hối lộ...
Tháng 1-2014 chỉ có 331 cuộc gọi phản ánh đúng phạm vi, đến tháng 11-2014 số cuộc gọi đúng đã là 6.344, tăng gần 20 lần. Bên cạnh số lượng cuộc gọi gia tăng thì phân tích ở khía cạnh nội dung các cuộc gọi giữa các tháng trong năm 2014 cho thấy một phần bức tranh ngành y tế Việt Nam.
Thời gian đầu, các cuộc gọi của người dân tập trung phản ánh về quy trình chuyên môn, tiêu cực trong các cơ sở y tế với tỷ lệ rất cao, các ý kiến về viện phí, cơ sở vật chất, thái độ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đến các tháng cuối năm 2014, nội dung phản ánh đến ĐDN lại có sự thay đổi khá rõ, các ý kiến phản ánh về quy trình chuyên môn, tiêu cực có xu hướng giảm, các ý kiến phàn nàn về cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế, viện phí và chế độ BHYT lại tăng. Tuy nhiên, các ý kiến phản ánh về thái độ của nhân viên y tế vẫn chưa có xu hướng giảm mặc dù thời gian qua các đơn vị y tế đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ vi phạm.
Việc tăng nhanh số lượng cuộc gọi phản ánh thời gian qua cho thấy, người dân biết đến ĐDN ngày một nhiều hơn.
Kết quả xử lý các sai phạm của nhân viên y tế một cách nghiêm túc, triệt để cũng đã tạo niềm tin cho người dân khi gọi điện đến ĐDN.
Hiện tại, trong khối các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có một số bệnh viện đang gặp vấn đề quá tải bệnh viện có số ý kiến phản ánh nhiều nhất về cơ sở vật chất và quy trình chuyên môn. Ở Hà Nội, Bệnh viện Nhi T.Ư là đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới ĐDN nhất (121 cuộc gọi), Bạch Mai (93 cuộc gọi), K (87 cuộc gọi); tại TP Hồ Chí Minh, đơn vị nhận được nhiều ý kiến phản ánh nhất là Bệnh viện Chợ Rẫy (87 cuộc gọi) và tại miền trung, Bệnh viện đa khoa T.Ư Huế nhận được nhiều phản ánh nhất (56 cuộc gọi).
Liên quan các cơ sở y tế của địa phương, các đơn vị y tế của Hà Nội có số cuộc gọi nhiều nhất (1.978 cuộc gọi), đứng thứ hai là TP Hồ Chí Minh với 786 cuộc gọi, thứ ba là Thanh Hóa với 206 cuộc gọi. Như vậy, hai địa phương lớn nhất trên toàn quốc, nơi có điều kiện phát triển cơ sở vật chất và nhân lực y tế nhưng số lượng cuộc gọi của người dân phản ánh sự không hài lòng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế lại cao hơn nhiều lần so với các địa phương còn lại.
Sau khi tiếp nhận các cuộc gọi, tổ thường trực hoặc lãnh đạo bệnh viện trực tiếp xác minh thông tin phản ánh và giải quyết nhanh các vấn đề người dân phản ánh. Tùy từng mức độ sai phạm của nhân viên y tế mà lãnh đạo bệnh viện, sở y tế quyết định các hình thức xử lý, đủ sức răn đe làm gương cho người khác.
Hình thức xử lý nhiều nhất là khiển trách và cắt thi đua. Các trường hợp sai phạm liên quan quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc và cách chức. Cụ thể, đã có 6.807 cán bộ bị nhắc nhở, 137 cán bộ bị khiển trách, 116 cán bộ bị cắt thi đua, 18 cán bộ bị điều chuyển vị trí công tác, sáu cán bộ bị cách chức và bốn cán bộ bị nghỉ việc.
Một số vụ việc tiêu biểu do người dân phản ánh đã được các bệnh viện tiếp nhận và xử lý kịp thời. Ngay sau khi có ý kiến phản ánh vụ việc cháu bé bốn tháng tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân (huyện Hưng Hà, Thái Bình), ngành y tế địa phương đã điều tra kịp thời và Giám đốc Sở Y tế đã ra quyết định cách chức trưởng khoa nhi, điều chuyển vị trí công tác đối với bác sĩ điều trị do không tiên lượng được diễn biến của bệnh, không tư vấn đầy đủ, gây bức xúc cho gia đình bệnh nhi; kỷ luật khiển trách hai điều dưỡng, chuyển vị trí công tác làm hộ lý. Hay vụ việc thiếu trách nhiệm, bỏ mặc sản phụ chuyển dạ để sang hỗ trợ sản phụ khác vì được bồi dưỡng tiền; chậm trễ trong việc chuyển bé sơ sinh cấp cứu chuyển tuyến trên dẫn đến bé tử vong vừa xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang cũng được giải quyết triệt để. Hội đồng kỷ luật Bệnh viện đã xử lý kỷ luật cảnh cáo và không bố trí làm công tác phẫu thuật trong thời gian ba tháng đối với bác sĩ Hồ Công Khanh; xử lý kỷ luật khiển trách đối với nữ hộ sinh Trần Thị Như Hoa và xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với y sĩ Lý Ngân Kiều.
Tại Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Phú Thọ), sau khi người dân phản ánh việc hai trẻ cùng tiêm một xi-lanh, nữ điều dưỡng Đỗ Thị Thanh Long đã phải chịu hình thức cảnh cáo và chuyển sang làm hộ lý, thuyên chuyển công tác đến Khoa Huyết học Truyền máu, kéo dài thời gian nâng lương sáu tháng và cắt thu nhập tăng thêm ba tháng liên tiếp...
Trên cơ sở theo dõi, tổng hợp của ĐDN sau một năm triển khai cho thấy giám đốc các bệnh viện, khi nhận được ý kiến phản ánh của người dân đều khẩn trương tổ chức rà soát lại quy trình khám, chữa bệnh, tiếp đón người bệnh. Từ việc tiếp nhận phản ánh của người dân qua ĐDN, phần lớn bệnh viện trong cả nước đều nhận thấy đây không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân mà còn là công cụ giám sát hữu hiệu để cán bộ y tế có ý thức hơn trong quá trình hành nghề.
Bên cạnh các trường hợp bị xử lý nghiêm khắc, cũng từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng các đơn vị đã tổ chức khen thưởng cho 229 tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh. Đồng thời, từ những ý kiến đóng góp của người dân, rất nhiều đơn vị đã tổ chức cải tiến quy trình khám, chữa bệnh để phù hợp thực tế.
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Thanh Hóa vừa công bố danh sách 20 cán bộ y tế dùng bằng chuyên môn giả, trong đó có người dùng bằng giả cả chục năm trời mà cơ quan chức năng chẳng hề hay biết. Chuyện thật mà cứ như đùa.
Mấy ngày trước, một bệnh nhân - nạn nhân tử vong vì bị thủng dạ dày mà bác sĩ mang ra mổ ruột thừa khiến gia đình phẫn uất mang cả di ảnh lên bệnh viện khiếu kiện. Chuyện tưởng đùa mà là thật.
Y tế không cho phép nhầm lẫn. Kể cả một chút xíu.
Thế nhưng, trong thời gian ngắn vừa qua, y tế Việt Nam đã có những pha nhầm lẫn kinh hoàng. 3 cháu bé tại Quảng Trị đáng lẽ phải được tiêm vắc xin viêm gan B thì y tá bệnh viện huyện đi tiêm thuốc độc, khiến cả 3 tử vong.
31 thai phụ đáng lẽ phải được tiêm vắc xin uốn ván thì Phó trạm trưởng Trạm y tế xã tiêm nhầm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Từ ngày 1/1/2015, người đi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, nếu trái tuyến, không được chi trả 30% nhưng người ta vẫn bấm bụng vượt tuyến.
Các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Nội tiết Trung ương, K, Ung bướu TP.HCM, 115… lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Huyện, xã vẫn kêu cơ sở y tế được nâng cấp nhưng vắng bệnh nhân.
Vì sao? Vì người bệnh tin tưởng rằng, bệnh viện trung ương ít nhầm lẫn hơn bệnh viện địa phương. Dù có phải xếp hàng, chen lấn, đợi ròng rã từ sáng đến chiều để được khám và phát thuốc, người bệnh cũng gắng chịu, vì tính mạng con người là trên hết.
Thế nhưng, không phải lúc nào lòng tin của người bệnh cũng được đền đáp. Một số bệnh viện tuyến trung ương cũng từng bị người nhà bệnh nhân đến khiếu kiện vì để xảy ra chết người …
Con người luôn được coi là trung tâm, quyết định mọi sự thay đổi. Con người thay đổi được cơ sở vật chất, thay đổi được hạ tầng khám chữa bệnh, thay đổi được niềm tin của bệnh nhân về y đức.
Để làm được những điều này, con người cần có trình độ. Thế nhưng, sự thật về trình độ y bác sĩ ở Thanh Hóa vừa bị phanh phui: bằng điều dưỡng viên, bằng bác sĩ, kỹ thuật viên… đều bị làm giả. Bệnh viện tuyến cấp tỉnh cũng có bác sĩ dùng bằng giả. Bằng giả dùng trong những hơn 10 năm trời mà không ai hay biết (!?).
Bằng cấp không quyết định trình độ. Nhưng trình độ phải được thể hiện qua bằng cấp chân thực, không mua bán, làm giả.
Sinh viên học Đại học y Hà Nội ròng rã 5 năm trời, mất nhiều năm trời nữa để học đủ các chứng chỉ, kỹ năng mới được công nhận là bác sĩ. Tuy nhiên, để trở thành một bác sĩ giỏi, đó còn là cả một hành trình cực khổ tu luyện không mệt mỏi.
Tấm bằng giả không được đánh đổi bằng mồ hôi, máu, nước mắt của người học, có chắc chắn nó sẽ cứu được người bệnh, dù vị bác sĩ ấy có đổ máu, nước mắt, mồ hôi?
Tôi nghĩ rằng, cán bộ y tế dùng bằng giả không chỉ ở Thanh Hóa. Thật nguy hiểm cho cộng đồng khi cán bộ y tế là "tay ngang" dùng bằng giả. Nhưng cũng hết sức nguy hiểm khi người có bằng thật mà chuyên môn, y đức chỉ như một người dùng bằng giả.

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 13-1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phạm Lê Tuấn cho biết, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, nhất là giá dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của ngành Y tế. Nếu có cơ chế hoạt động đúng, giá dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp sẽ giúp các đơn vị sự nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thúc đẩy BHYT phát triển để sớm thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: Để kịp thời thực hiện giá thống nhất theo hạng bệnh viện, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Mức giá qui định tại Thông tư này chỉ áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT. Các bệnh nhân không có thẻ BHYT về nguyên tắc vẫn tiếp tục áp dụng mức giá thanh toán theo các quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh, tăng cường giáo dục y đức... Chính vì vậy, tại hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu từng nội dung của dự thảo, góp ý cho Liên bộ sớm ban hành được giá thanh toán BHYT để thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên, thông tư liên tịch quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh làm căn cứ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện cùng hạng theo quy định của pháp luật về BHYT.
Thông tư qui định cụ thể bảng giá khám bệnh (gồm khám lâm sàng chung, khám chuyên khoa), giá một ngày giường bệnh (gồm có ngày giường bệnh nội khoa, ngày giường bệnh ngoại khoa); mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp thường trực được kết cấu vào giá dịch vụ y tế; mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được kết cấu vào giá dịch vụ y tế... Theo đó, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh thuộc bệnh viện được áp dụng mức giá theo hạng bệnh viện.
Ông Nguyễn Nam Liên nêu rõ, mức giá theo các hạng bệnh viện trước mắt vẫn tính trên cơ sở 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ như mức giá hiện nay gồm: thứ nhất là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư; thứ 2 là điện, nước, vệ sinh, thủ thuật, xử lý chất thải và thứ 3 là duy tu bảo dưỡng trang thiết bị.
Bệnh viện hạng thấp (tuyến dưới) chỉ thực hiện các trường hợp bệnh nhẹ, đơn giản; các trường hợp bệnh nặng, phức tạp, quá khả năng chuyên môn phải chuyển bệnh viện hạng cao (tuyến trên) thì giá cả mỗi hạng bệnh viện chênh lệch khoảng 5% (hạng đặc biệt cao hơn hạng 1 khoảng 5%, hạng 1 cao hơn hạng 2 khoảng 5%)...
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận và cho ý kiến về các vấn đề như: Giá khám bệnh và giá ngày giường, giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với người bệnh không có BHYT; nguyên tắc áp dụng giá của một số cơ sở khám chữa bệnh; các cơ sở khám chữa bệnh BHYT là bệnh viện nhưng chưa được phân hạng...
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên. Ở Việt Nam chỉ có một số ít bệnh viện được xếp hạng này.
Bệnh viện tư chưa được xếp hạng
“Hiện nay, bệnh viện tư chưa được xếp hạng, sắp tới, nếu bệnh viện tư đủ điều kiện về quy mô giường bệnh, nhân lực, trang thiết bị y tế sẽ được Bộ Y tế xem xét” - ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế khẳng định với phóng viên ngày 14/1.
Theo ông Công, tương ứng với 5 hạng bệnh viện (BV) theo quy định của Bộ Y tế, sẽ có 5 mức giá dịch vụ y tế thống nhất cho các bệnh viện cùng hạng. Dự kiến, các mức giá này sẽ được áp dụng từ quý 2/2015.
Theo Dự thảo Thông tư, các bệnh viện được phân theo 5 hạng: BV hạng đặc biệt, BV hạng 1, BV hạng 2, BV hạng 3, BV hạng 4.
“Đối với bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh nhân nào cũng có quyền khám, miễn là bệnh đó thuộc phạm vi hạng đặc biệt”, ông Công nói.
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết thêm, để xếp hạng bệnh viện, các bệnh viện phải có tiêu chí về giưởng bệnh, thiết bị y tế, nhân lực… Chẳng hạn: Bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính  - Bộ Y tế, Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan đã xây dựng mức giá theo các hạng BV theo nguyên tắc: Trước mắt vẫn tính trên 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, điện, nước, vệ sinh môi trường...
“Riêng giá ngày giường tính thêm chi phí phụ cấp thường trực 24/24 giờ, giá một số phẫu thuật, thủ thuật”, ông Nguyễn Nam Liên cho hay.
Ngoài ra, các dịch vụ xét nghiệm, chụp chiếu đơn giản, các dịch vụ như thận nhân tạo, đẻ thường, phẫu thuật lấy thai... quy định mức giá bằng nhau giữa các hạng BV.
Chi phí "hạng đặc biệt" cao hơn "hạng 4" khoảng 25%
Với dịch vụ kỹ thuật cao, dịch vụ có sự khác biệt giữa các hạng BV, BV hạng thấp (tuyến dưới) chỉ thực hiện các trường hợp bệnh nhẹ, đơn giản, các trường hợp bệnh nặng, phức tạp vượt quá khả năng chuyên môn phải chuyển BV hạng cao hơn thì giá của mỗi hạng BV chênh lệch khoảng 5%. Cụ thể, hạng đặc biệt cao hơn hạng 1 khoảng 5%; hạng 1 cao hơn hạng 2 khoảng 5%...
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế khi Thông tư về xếp hạng bệnh viện được ban hành sẽ có đơn vị, địa phương được điều chỉnh tăng giá khám chữa bệnh BHYT, nhưng có đơn vị, địa phương phải điều chỉnh giảm giá khám chữa bệnh BHYT.
Cụ thể, các đơn vị hạng đặc biệt và hạng 1 thuộc Bộ Y tế có mức giá điều chỉnh giảm từ bình quân khoảng 94,5% xuống 92% mức giá tối đa của Thông tư 04; Giá của các bệnh viện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Đồng Nai, Sơn La, Đồng Tháp, Long An, Hòa Bình, Khánh Hòa...
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 13-1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ y tế giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc.
Đang có sự khác nhau đáng kể giữa các giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các BV cùng hạng, mức thanh toán trung bình cho một người bệnh có thẻ BHYT giữa các địa phương. Nhiều cơ sở y tế chưa được xếp hạng như các bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm xá, bệnh xá…
Ban soạn thảo Dự thảo đề xuất các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh thuộc bệnh viện được áp dụng mức giá theo hạng của BV. Các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện và có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHYT, cơ quan có thẩm quyền áp dụng mức giá cho các cơ sở này nhưng không được quá mức giá BV hạng IV. Riêng giá khám bệnh và giá ngày, giường điều trị tại các phòng khám đa khoa,  trạm y tế xã không vượt mức giá đã quy định tại Thông tư liên tịch 4 giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Về giá mức giá thống nhất theo các hạng BV, dự thảo Thông tư đề xuất trước mắt vẫn được tính trên cơ sở 3 yếu tố chi phí trực tiếp như (1) tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư; (2) điện, nước, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải và (3) duy tu bảo dưỡng trang thiết bị. Riêng giá ngày giường tính thêm chi phí phụ cấp thường trực 24/24h, giá một số phẫu thuật, thủ thuật tính thêm chi phí phụ cấp. Các mức giá này "không vượt quá giá dịch vụ quy định tại các Thông tư liên tịch 03 và 04.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Đậu Huy Hoàn cho rằng: Với việc thống nhất giá này, người dân có BHYT thêm nhiều cơ hội lựa chọn và đảm bảo hơn về quyền lợi. Tuy nhiên, Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính BV Nhi TƯ cho rằng nếu áp dụng tính giá bình quân sẽ được kết quả thấp hơn so với hiện hành.
Giám đốc BV Việt Đức Nguyễn Tiến Quyết góp ý nên đơn giản thủ tục mà không nên chẻ ra nhiều chi tiết. Làm sao cho ra được những quy định chung nhất, khái quát nhất cho 17-18 nghìn dịch vụ y tế hiện nay. Một số dịch vụ trung bình và thấp thì không sao nhưng có rất nhiều các dịch vụ y tế đặc biệt và cao cấp không đáp ứng được nếu thực hiện Thông tư này.
Nếu Thông tư này được ban hành, một BV sẽ tồn tại 3 loại giá: Giá dịch vụ thông thường, giá BHYT và giá theo yêu cầu - rất phức tạp. Theo Ban soạn thảo, sở y tế và lãnh đạo các địa phương có thể tham khảo giá thống nhất nói trên để quy định giá dịch vụ tại các cơ sở y tế cho phù hợp. Bộ sẽ có quyết định áp dụng giá thống nhất dịch vụ BHYT để phê duyệt giá thông thường cho các đơn vị y tế thuộc Bộ Y tế quản lý.
Các đại biểu y tế địa phương tiếp tục đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành bộ tiêu chí xếp hạng BV y tế tư nhân để khối này có thể tham gia hưởng lợi từ chủ trương thống nhất giá này.
http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=98027&menu=1420&style=1
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Tại Hội nghị "Báo cáo kết quả hoạt động xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn" được tổ chức vào sáng 14/1 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện có tới 50% số trạm y tế xã trên toàn quốc cần được sửa chữa và nâng cấp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cả nước có 10.000 trạm y tế xã với lực lượng cán bộ hơn 68.000 người. Tuy nhiên chỉ có hơn 30.000 người thuộc diện viên chức còn đa phần còn lại làm theo chế độ hợp đồng.
Hiện, trạm y tế xã cung cấp hơn 100 dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuy nhiên nhiều dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân do thiếu cơ sở vật chất, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế.
Thời gian qua, nhiều trạm y tế xã đã có nhiều chuyển biến nhờ các dự án đầu tư của trung ương và địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhiều trạm y tế xã xập xệ, thiếu trang thiết bị y tế, nhân lực y tế thiếu và yếu, nhất là ở những trạm y tế vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo khó khăn.
Ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho hay, Nghị định số 117/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 8/12/2014 Quy định về y tế xã, phường, thị trấn đã tạo thêm nhiều điều kiện cho người làm việc tại trạm y tế xã, phường theo quy định của Luật Viên chức.
Theo đó, từ tháng 1/2015, gần 38.000 người làm việc tại trạm y tế xã được chuyển đổi chính thức là viên chức theo Luật viên chức và được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Nếu như trước kia, gần 38.000 người làm việc tại trạm y tế xã chỉ được coi là nhân viên y tế, không được khen thưởng dù có thành tích nổi bật, bị hạn chế việc đào tạo và nâng cao trình độ hay khó khăn trong việc điều động từ trạm y tế này sang trạm y tế khác (do không phải là viên chức) thì nay sẽ được thay đổi. Đây là một bước quan trọng để từng bước nâng cấp chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
http://www.vietnamplus.vn/co-toi-50-so-tram-y-te-cap-xa-can-duoc-sua-chua-nang-cap/302072.vnp
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Trước thông tin báo chí phản ánh về việc 20 trường hợp viên chức, người lao động tại Thanh Hóa sử dụng bằng giả trong các cơ sở y tế tỉnh Thanh Hóa, ngày 14/1, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), cho biết, cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan.
Cùng ngày, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để ảnh hưởng công tác chuyên môn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cho ý kiến chỉ đạo và báo cáo Bộ Y tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế trên địa bàn, thực hiện đúng công tác quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức theo quy định hiện hành.
Theo đại diện Bộ Y tế, tính tới thời điểm này, đây là vụ việc liên quan bằng giả lớn nhất của ngành y. Thời gian tới, sẽ có một tổ công tác của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ tới Thanh Hóa để kiểm tra thực tế.
Ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, hiện vụ bằng giả ở Thanh Hóa chưa xác định được là bằng giả về chuyên môn hay là các văn bằng khác có liên quan. Theo ông Hưng, nếu là bằng giả về chuyên môn thì phải đình chỉ công tác, không cho hành nghề và phải xử lý thật nghiêm để không ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
Ngành y tế Thanh Hóa đã bàn giao 20 bằng giả này cho cơ quan công an.
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sở Y tế Thanh Hóa vừa có kết luận thanh tra bằng cấp của tất cả các cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn.
Theo đó, toàn tỉnh có tới 20 trường hợp dùng bằng giả chuyên môn như: Dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm…
Trong số này có cả các cán bộ đang công tác tại một số bệnh viện tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Đặc biệt, tại huyện Quan Sơn có tới 4 trường hợp, trong đó tại Bệnh viện Đa khoa huyện có 3 trường hợp và Trung tâm Y tế 1 trường hợp.
Trong số 20 trường hợp bị phát hiện, có những người dùng bằng giả hàng chục năm nhưng cơ quan chức năng không hề hay biết như trường hợp của Trưởng Trạm Y tế xã Đồng Thắng (huyện Triệu Sơn).
Ngay sau khi có kết luật thanh tra, Sở Y tế Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị buộc thôi việc các cán bộ dùng bằng giả, đồng thời thu hồi bằng giả bàn giao cho công an x
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)
Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, trước thông tin về việc 20 trường hợp sử dụng bằng cấp giả đang làm việc trong lĩnh vực y tế Thanh Hóa, chiều 14/1, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa gấp rút triển khai báo cáo sự việc trên.
Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cũng khẳng định, tính tới thời điểm này, đây là vụ việc liên quan đến bằng giả lớn nhất liên quan tới ngành y.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa xác minh đối với 20 viên chức, người lao động sử dụng bằng giả theo thông tin phản ánh và làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan.
Trên cơ sở đó thực hiện kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cho ý kiến chỉ đạo và báo cáo Bộ Y tế.

Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế trên địa bàn, thực hiện đúng công tác quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức theo quy định hiện hành.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cũng đề nghị Sở Y tế khẩn trương thực hiện và có báo cáo chi tiết bằng văn bản về các nội dung trên gửi Bộ Y tế.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) đến nay, vụ bằng giả ở Thanh Hóa chưa xác định được là bằng giả về chuyên môn hay là các văn bằng khác có liên quan.
“Nếu xác định thực sự là bằng giả về chuyên môn thì phải đình chỉ công tác, không cho hành nghề và phải xử lý thật nghiêm để không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Còn nếu bằng giả, đang là trung cấp, người ta đi mua bằng cao đẳng, thì sẽ phải cho trở lại vị trí đúng như bằng cấp. Còn bằng giả ở những lĩnh vực khác thì tùy mức độ vi phạm mà xử lý, kỷ luật theo đúng luật hiện hành,” ông Hưng cho hay.
Sắp tới sẽ có một tổ công tác của Bộ Y và Bộ Nội vụ tới Thanh Hóa để kiểm tra thực tế./. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Nước hầm xương được nhiều người ưa chuộng trong việc chế biến, nấu các món như canh, súp… vì không chỉ đem lại vị ngọt thơm ngon cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước hầm xương là nước được chế biến từ việc đun sôi các loại xương động vật ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mọi người nên dùng nhiều nước hầm xương thay vì sử dụng nước bình thường để nấu các món như canh, súp hay món hầm.
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, phospho và collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu.
Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều collagen và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Tiêu thụ nước hầm xương sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện tiêu hóa
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nếu gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa, khẩu phần ăn có chứa nước hầm xương có thể sẽ giúp ích cho bạn vì chúng hỗ trợ hoạt động của ruột.
Các amino axit như proline và glycine rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn đồng thời còn hạn chế tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
Giúp xương khỏe mạnh hơn
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nước hầm xương giúp bạn có thêm nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của hệ cơ và xương, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Canxi, magiê, phospho và gelatin có trong xương động vật sẽ góp phần tạo xương cho cơ thể, giúp xương thêm cứng và chắc khỏe.
Xoa dịu các cơn đau khớp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Glucosamine được bổ sung thông qua khẩu phần ăn sẽ làm hạn chế các cơn đau khớp. Trong nước hầm xương chứa rất nhiều glucosamine dạng tự nhiên.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao tuyệt đối không được ăn "mỳ úp"?
Tại sao không nên ăn rau muống giữa mùa đông?
Vì sao không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Tại sao ăn tỏi tươi lại tốt hơn nhiều lần tỏi qua chế biến?
Ngoài ra, khi nấu xương động vật ở một khoảng thời gian hợp lý có thể tạo thành một loại nước súp giàu các hợp chất có tác dụng làm giảm đau khớp khác, bao gồm các chất như axit hyaluronic và chodroitin.
Bên cạnh đó, nước hầm xương còn góp phần cung cấp lượng collagen cần thiết cho các khớp, giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
Đánh bại chứng dị úng và các bệnh dị ứng
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Vì các bệnh dị ứng và tự dị dứng có mối quan hệ với chứng rò rỉ ruột nên việc uống nước hầm xương hoặc ăn các món được nấu từ loại nước này sẽ tốt cho người bệnh.
Chúng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho ruột ở những người thường bị dị ứng thức ăn hoặc bị các bệnh tự miễn dịch.
Hạn chế viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư, do đó, việc điều trị viêm nhiễm luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm, nước hầm xương bò là lựa chọn tốt nhất cho bạn vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 và các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế viêm nhiễm.
Chăm sóc sắc đẹp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Ngay cả khi không quan tâm đến những lợi ích mà nước hầm xương mang lại cho sức khỏe, bạn cũng nên biết rằng collagen từ xương động vật cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của tóc và móng.
Bên cạnh đó còn giúp cho da se khít và đàn hồi tốt hơn.
Nấu nước hầm xương trong bao lâu?
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Để phát huy tối đa lợi ích từ nước hầm xương, bạn cần hầm xương gà trong vòng từ 8-24 tiếng. Trong khi đó, xương bò cần nhiều thời gian hơn, từ 12-48 tiếng.
Dù chế biến món ăn nào, bạn cũng nên cho vào nồi xương hầm một chút giấm táo hoặc nước chanh (khoảng 30ml) vì chất axit trong đó sẽ giúp xương tiết ra nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nước hầm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người đang giảm cân không nên dùng nhiều nước hầm xương vì chúng giàu năng lượng, khiến bạn khó giảm cân theo mong muốn. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Mặc dù câu nói "Ăn gì chẳng...chết" khá mang tính cường điệu thì sự thật, nhiều minh chứng khoa học đã chứng minh rằng có một số thực phẩm phố biến thực sự có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Bạn nên cân nhắc kĩ càng để ăn quá nhiều các thực phẩm nguy hại này.
1. Thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen và các hoá chất sử dụng để phát triển chúng được chứng minh là tác nhân khiến các khối u phát triển nhanh chóng.
Bạn có thể hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm này bằng cách sử dụng các thực phẩm hữu cơ được chứng nhận không biến đổi gen và các sản phẩm an toàn khác.
2. Thịt chế biến sẵn

Thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp...chứa lượng chất bảo quản hoá học nhất định. Đây là tác nhân dẫn tới một vài loại ung thư.
BÀI LIÊN QUAN
Loại thực phẩm quen thuộc không ngờ giúp chống ung thư và tiểu đường cực tốt
10 dấu hiệu dễ thấy giúp bạn nhận ra mình đã "chớm" bị ung thư
Loại rau quý chống ung thư kỳ diệu có nhiều ở Việt Nam
Nhà thơ Trần Đăng Khoa "tiết lộ" bài thuốc chữa khỏi ung thư
Cả nitrit natri và natri nitrat trong chất bảo quản đều có liên quan đến việc gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại tràng và các hình thức khác của bệnh ung thư.
Vì vậy hãy chắc chắn bạn đã chọn sản phẩm thịt không có nitrat, tốt nhất là nguồn thịt từ các động vật ăn cỏ.
3. Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng

Đây có thể là món ăn tiện lợi, nhưng bắp rang bằng lò vi sóng có hóa chất không chỉ gây vô sinh mà còn liên quan tớiacid Perfluorooctanoic (PFOA) trong túi lót bỏng (loại dùng thao tác trong lò vi sóng) có khả năng gây ung thư và một số đã liên kết hóa học với các khối.
Tương tự, các hóa chất diacetyl được sử dụng trong bỏng ngô tự liên kết gây tổn thương phổi,ung thư gan, tinh hoàn, và ung thư tuyến tụy.
4. Nước ngọt có gas

Giống như các loại thịt chế biến, nước ngọt có gas được chứng minh là tác nhân gây bệnh ung thư. Các hoá chất tạo màu, đường hoá học đều có ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào có liên quan tới bệnh ung thư.
5. Đường tinh luyện
Người tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện fructose hay đường HFCS (si rô ngô), lượng insulin trong máu và các tế bào ung thư có nguy cơ tăng vọt.
Việc các thực phẩm chứa đường quá phổ biến ngày nay chính là câu trả lời cho nguyên nhân các ca bệnh ung thư tăng vọt trong thời gian gần đây.
6. Táo, nho và các trái cây "bẩn" khác

Nhiều người nghĩ rằng họ đang ăn uống lành mạnh khi mua táo, nho, dâu tây...từ các cửa hàng.
Tuy nhiên, trừ những loại trái cây hữu cơ hoặc được chứng minh ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, các trái cây khác đều có nguy cơ gây ung thư cao.
Nhóm công tác môi trường Mỹ EWG cho biết, có tới 98% các loại hoa quả phổ biến được bày bán trên thị trường đều có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu.
7. Cá hồi nuôi

Theo tiến sĩ David Carpenter, giám độc Viện Y tế và Môi trường thuộc trường Đại học Albany, cá hồi nuôi không chỉ thiếu vitamin D mà còn dễ bị nhiễm độc hoá chất gây ung thư, chất chống cháy, thuốc trừ sâu và kháng sinh nguy hiểm.
8. Thuốc lá

Dù không phải là thực phẩm nhưng thuốc lá thường gắn liền với thói quen sinh hoạt và được dùng với lượng lớn không kém gì thực phẩm.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)
Đã có nhiều dẫn chứng khoa học về việc thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ, nhất là ung thư phổi.
Có tới 85% tử vong ung thư phổi là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là nguy cơ ung thư miệng, bọng đái, thận, tụy tạng. Người hít khói thuốc dư cũng chịu nhiều rủi ro cho sức khỏe.
9. Rượu

Những người nghiện rượu, uống rượu nhiều trong thời gian dài dễ mắc các bệnh ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư vòm họng.
Rượu cũng là một trong nhừng nguyên nhân gây ra những bệnh về gan như xơ cứng gan, ung thư gan.
Những phụ nữ uống rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người không uống.
10. Đồ nướng hoặc chiên

Quá trình chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide - một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ cả trên não và cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Do đó, tốt nhất là hạn chế ăn các đồ ăn nướng và chiên.
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến - Ngày 13/1, TS.BS Nguyễn Ngọc Khang, Phó khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đang điều trị một nạn nhân của vụ bạo hành gia đình vô cùng nghiêm trọng.
Bệnh nhân tên là Trần Thị Bích T., sinh năm 1990, ngụ tại tỉnh Tiền Giang.
Theo mẹ ruột bệnh nhân kể lại, 10h tối ngày 12/1, nạn nhân và chồng xảy ra tranh cãi. Chị T. bị chồng cầm bình bông đập vào đầu.
Dù gục xuống nhưng nạn nhân cố bò ra ngoài, được mọi người phát hiện đưa đi Bệnh viện Tiền Giang cấp cứu.
Tại Bệnh viện Tiền Giang, phim chụp CT cho thấy nạn nhân bị nứt sọ vùng thái dương bên phải, có một ít máu tụ trong hộp sọ phải.
Tuy nhiên, trên đường chuyển từ Tiền Giang lên Bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nặng rất nhanh, liệt nửa người trái và rơi vào hôn mê sâu.
“Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân lúc 2h sáng nay. Thấy tri giác bệnh nhân xấu hơn rất nhiều so với phim chụp từ Tiền Giang gửi lên, chúng tôi lập tức cho chụp CT lại. Kết quả cho thấy lượng máu tụ trong hộp sọ nhiều hơn gấp 10 lần, chèn ép não, khiến bệnh nhân liệt và rơi vào hôn mê.”, bác sĩ Khang nói.
Chị T. được mổ cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào lúc 6h sáng. Ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng, các bác sĩ đã mở hộp sọ, giải phóng máu tụ và cầm máu, chuyển bệnh nhân sang phòng hậu phẫu lúc 11h.
“Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh. Sau ca mổ dấu hiệu phục hồi của bệnh nhân tốt, chân trái đã nhấc lên được, nhưng vận động tay trái còn hạn chế. Bệnh nhân nhận biết được người thân. Từ lúc tỉnh lại cô ấy chẳng nói gì, chỉ khóc.
Xương sọ rất cứng nhưng bị nứt dẫn tới chảy máu trong nhiều như vậy phải do lực đánh rất mạnh. Bệnh nhân đang sốc về tinh thần, chưa kể vừa trải qua cơn đại phẫu đau đớn.”, bác sĩ Khang nhận định.
Tới thời điểm này, các bác sĩ vẫn chưa đánh giá được hết các tổn thương não do chèn ép gây ra. Ngoài di chứng về sức khỏe, chị T. còn phải đối diện với những sang chấn, tổn thương về mặt tinh thần trong một thời gian dài.
Dư luận cũng đang hết sức bàng hoàng về vụ việc bạo hành, sát hại vợ con bằng búa tại huyện Hóc Môn xảy ra ngày 12/1.
Hai vợ chồng xô xát, T. đã dùng búa đánh vợ mình là chị M. (25 tuổi).
Chị M. bỏ chạy nhưng vẫn bị chồng truy đuổi đánh gục. Nghĩ vợ đã chết, T. quay về nhà sát hại con gái lên ba rồi tự tử.
Chị M. và T. được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng cháu bé bị thương nặng, đang hết sức nguy kịch. T. đã bị công an bắt sau khi xuất viện.
Hơn bao giờ hết, bạo hành gia đình đang ở mức báo động. Đa số người phải gánh chịu thiệt thòi, tổn thương là phụ nữ và trẻ em.
Thanh Huyền-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều ngày 12/1, BS Trần Đức Dũng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh) cho hay, các bác sỹ của khoa vừa mổ cứu sống thành công một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch do bị đâm thủng tâm nhĩ phải.
Theo BS Dũng, sáng ngày 7/1, Khoa Ngoại tổng hợp - BVĐK Hà Tĩnh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Sỹ Hiệp (SN 1966, trú thị trấn Hương Khê) bị thương ở ngực trái trong tình trạng mất máu nhiều, hôn mê...
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ  xác định bệnh nhân bị vật nhọn đâm xuyên khoang liên sườn 4, cạnh bờ trái xương ức dẫn đến thủng tâm nhĩ phải, sâu 0,8cm. Đây là một loại chấn thương hiếm gặp, rất khó khăn trong phẫu thuật do tâm nhĩ phải mỏng, lại mắc phải xương ức, tuy nhiên bằng sự cẩn trọng và tập trung cao độ, các bác sỹ đã thực hiện ca mổ cấp cứu khâu tim và vết thương ngực hở cho nạn nhân.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân đã ăn uống, nói chuyện bình thường và sức khỏe hồi phục tốt.
Theo nạn nân Hiệp, trước khi nhập viện cấp cứu anh và một nhóm bạn ngồi nhậu với nhau. Do mâu thuẩn, anh đạ bị một người tên Bình dùng xuyên cá đâm, gây ra thương tích trên.
Tiến Hiệp -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Nhờ kỹ thuật ghép tế bào gốc vừa được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bé Nguyễn Lê Nhật Lam từ trạng thái sống thực vật đã phục hồi kỳ diệu: nhận thức được mọi việc xung quanh, có thể đi lại, ăn uống tốt và tăng cân đều đặn.
Chỉ sau một trận sốt, cô bé kháu khỉnh 7 tuổi bỗng rơi vào trạng thái sống thực vật vì bị bại não, co rút toàn thân. Hàng trăm lần đi đi lại, mòn gót tại nhiều bệnh viện lớn nhưng gia đình chỉ nhận được những cái lắc đầu. Nhưng nhờ kỹ thuật ghép tế bào gốc vừa được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, cô bé đã phục hồi kỳ diệu: nhận thức được mọi việc xung quanh, có thể đi lại, ăn uống tốt và tăng cân đều đặn.
Bệnh lạ hành hạ, điều trị bế tắc
Sinh năm 2007, bé Nguyễn Lê Nhật Lam (7 tuổi, trú tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) vốn là một cô bé kháu khỉnh, hoạt bát và phát triển hoàn toàn bình thường như nhiều cháu bé khác. Tuy nhiên, khi bắt đầu đi học lớp 1, chỉ sau một cơn sốt nhẹ, Nhật Lam yếu dần, mất tiếng rồi cơ toàn thân co rút và teo tóp dần.
Nhật Lam không nói, không cử động được, chỉ còn đôi mắt đảo qua đảo lại cho biết bé vẫn còn tri giác. Cơ năng của Nhật Lam đã mất hết, ăn uống phải bơm trực tiếp vào dạ dày, tứ chi gần như liệt và toàn thân lúc nào cũng co gồng lại, cân nặng chỉ còn 10kg khiến ai cũng xót xa.
Chị Lê Thị Mỹ Ngọc, Mẹ bé Nhật Lam cho biết sau khi con sốt và uống thuốc không đỡ thì 1 ngày sau chị đã đưa con lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh điều trị. Không tìm ra bệnh, chị lại lặn lội chuyển con lên bệnh viện ở TPHCM nhưng kết quả không khả quan hơn. Chị không ngờ chỉ sau vài tháng con mình đã như người sống thực vật.
Chứng kiến con mình gần như thực vật hoàn toàn, miệng méo xệch khóc không ra tiếng, chị Ngọc chỉ biết khóc. Bé Nhật Lam không ăn uống hay tự vệ sinh được, cơ thể co rút như con tôm nên cả ngày phải có người bế, xoa bóp, đêm đến cháu phải uống thuốc an thần mới không co giật.
Điều khiến chị Ngọc và gia đình tuyệt vọng hơn cả là đưa con đến bệnh viện nào cũng không tìm ra bệnh cũng như cách chữa, chỉ có thể phỏng đoán Nhật Lam bị virus tấn công vào hệ thần kinh. Dù kinh tế khánh kiệt nhưng không có nơi nào còn hi vọng mà chị Ngọc không đưa con đến, nhưng đi đến đâu rồi chị cũng phải đưa con về vì bế tắc trong điều trị,
Hồi phục diệu kỳ
Giữa lúc tuyệt vọng ấy, một niềm hi vọng mới cho bé Nhật Lam lại được nhen nhóm lên. Ngay sau khi biết đến trường hợp của bé Nhật Lam qua báo chí, GS Nguyễn Thanh Liêm, TGĐ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đã trực tiếp liên hệ để hỏi thăm bệnh tình của bé. Ngày 14/6/2014, nhân dịp GS có chuyến công tác tại TPHCM, gia đình đã đưa Nhật Lam lên TPHCM cho GS Nguyễn Thanh Liêm thăm khám. Giáo sư Liêm cho biết với Nhật Lam, chỉ còn cách cho bé ghép tế bào gốc may ra mới có khả năng hồi phục.
Sau quá trình chuẩn bị, đến tháng 7/2014, Nhật Lam đã được các bác sĩ thực hiện ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Kết quả, sau 1 tháng ghép, Nhật Lam đã có thay đổi tích cực, ăn uống không còn bị sặc, ăn được nhanh hơn và nhiều hơn. Cháu cũng ngủ được mà không bị phụ thuộc vào thuốc. Kèm theo đó, những cơn gồng cứng người dần giảm đi. Sau 3 tháng ghép, bé đã tăng được 3kg.

Cuối tháng 10/2014, Nhật Lam đã được ghép tế bào gốc lần thứ 2. Hiện tại, Nhật Lam tỏ ra hồi phục khá nhanh sau ca ghép tế bào gốc lần thứ 2 này, “Cháu đã nhận thức được gần như một trẻ bình thường, chỉ có điều chưa nói được. Sau 3 tháng kể từ lần ghép thứ hai này, ca phẫu thuật thứ ba sẽ được thực hiện”, Chị Lê Thị Mỹ Ngọc, mẹ Nhật Lam vui mừng chia sẻ.

Hiện tại, Nhật Lam đã có thể ăn uống được dễ dàng hơn, bé đã tăng được 2kg, lên mức 20kg kể từ sau ca phẫu thuật lần thứ 2-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến (NLĐO) - Chiều 13-1, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng để thăm ông Nguyễn Bá Thanh. Hiện ông Thanh có thể ăn cháo, thực phẩm dễ tiêu và có thể đi lại nhẹ nhàng.
Chiều 13-1, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đến Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng để thăm ông Nguyễn Bá Thanh. Tại đây, bà Tiến đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng về việc điều trị cho ông Thanh. Tuy nhiên, bộ trưởng từ chối trả lời báo chí.
Trong ngày 13-1, Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Trung ương đã điều động các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, huyết học... đến Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng để tham gia chẩn bệnh và điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Trung ương cho hay các bác sĩ y học cổ truyền, huyết học, ung thư đã cùng thực hiện các kỹ thuật đông tây y kết hợp cho ông Nguyễn Bá Thanh trong hơn 2 giờ rưỡi. Theo ông Triệu, phác đồ điều trị cụ thể không được tiết lộ. Việc điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh chủ yếu là điều trị nội khoa nên cần có thời gian lâu dài. Ông Triệu cũng thông tin hiện tại sức khỏe của ông Thanh vẫn tốt, ăn ngủ được và trò chuyện với các bác sĩ bình thường.
Ông Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết sau khi về điều trị tại Đà Nẵng, sức khỏe của ông Thanh được cải thiện hơn rất nhiều. Hiện tại, ông Thanh có thể ăn cháo, thực phẩm dễ tiêu và có thể đi lại nhẹ nhàng.
“Việc về điều trị tại quê hương và gặp gỡ người thân đã có thể tác động tốt đến tâm lý của ông Thanh, dễ dàng giúp ông vượt qua bệnh tật. Điều trị bệnh là chuyện lâu dài nhưng trước mắt, đội ngũ y bác sĩ luôn tạo tâm lý vững vàng cho ông khi điều trị tại đây” – Ông Chiến nói
Trước đó, trong sáng cùng ngày, ông Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Tin-ảnh: B.Vân-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Giá dịch vụ các BV đặc biệt sẽ giảm
Theo dự thảo, các BV được phân theo năm hạng gồm hạng đặc biệt và các hạng từ I đến IV. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết hiện nay giá dịch vụ y tế của các BV cùng hạng ở các tỉnh, TP có sự khác nhau. Lý do là liên bộ Y tế-Tài chính chỉ ban hành khung giá cho các dịch vụ y tế, còn cụ thể giá bao nhiêu do địa phương tự quyết định. “Vì thế nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến tại sao mức thanh toán trung bình cho một người bệnh có thẻ BHYT tại BV tỉnh A là 3,5 triệu đồng, trong khi BV tỉnh B chỉ có 1,7 triệu đồng” - ông Tuấn trình bày.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết để khắc phục nghịch lý trên, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam đã xây dựng mức giá dịch vụ theo các hạng BV thống nhất trên toàn quốc. Về cơ cấu tính giá, trước mắt vẫn tính trên cơ sở 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp như hiện nay gồm: tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư; điện; nước; vệ sinh; thủ thuật; xử lý chất thải và cuối cùng là duy tu bảo dưỡng trang thiết bị. Riêng giá ngày giường tính thêm chi phí phụ cấp thường trực 24/24 giờ và giá một số phẫu thuật, thủ thuật. Giá viện phí cho mỗi hạng BV chênh lệch khoảng 5%.
“Khi thông tư này được ban hành, sẽ có đơn vị, địa phương được điều chỉnh tăng giá khám, chữa bệnh BHYT nhưng cũng có đơn vị, địa phương giảm giá. Chẳng hạn, các BV hạng đặc biệt và hạng I trực thuộc Bộ Y tế sẽ có mức giá điều chỉnh giảm. Giá của các BV thuộc các tỉnh Cao Bằng, Đồng Nai, Sơn La, Đồng Tháp, Long An, Hòa Bình, Khánh Hòa... cũng sẽ giảm” - ông Liên nói.
Vẫn chưa công bằng với người bệnh
Tuy nhiên, ông Liên cho biết mức giá quy định tại dự thảo thông tư này chỉ áp dụng cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT. Các bệnh nhân không có thẻ BHYT về nguyên tắc vẫn tiếp tục áp dụng mức giá đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo đưa ra lần này còn phân biệt giá dịch vụ giữa bệnh nhân có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT.
Đại diện Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho rằng thực trạng trên sẽ dẫn đến một cơ sở y tế có thể có ba loại giá dịch vụ gồm giá BHYT, giá người bệnh không có thẻ BHYT, giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu. Có nơi giá khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT cao hơn giá khám, chữa bệnh cho người không có thẻ BHYT, dẫn đến không khuyến khích người dân tham gia BHYT. Ngược lại, có nơi giá khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT thấp hơn giá cho người không có thẻ BHYT.
“Hai người bị bệnh như nhau, cùng hưởng dịch vụ như nhau nhưng giá lại khác nhau. Việc phân biệt giữa hai mức giá như vậy vô tình dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử, người bệnh sẽ không hài lòng” - vị này nhấn mạnh.
Người dân hưởng lợi ít hơn trước
TS Nguyễn Công Hoàng, Phó Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cho rằng với dự thảo thông tư này người dân không được hưởng gì nhiều hơn so với thông tư trước mà còn bị thiệt thòi hơn. “Vì quy định vượt tuyến BHYT sẽ không được chi trả vài chục phần trăm như trước đây. Trong khi đó, cơ quan BHYT được lợi do giảm được những trường hợp chuyển tuyến không phải thanh toán tiền, giảm được chi phí, kết dư nhiều hơn” - TS Hoàng nói.
Đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương thắc mắc tại sao chi phí phẫu thuật lấy thai lần đầu ở các BV xếp hạng khác nhau đều là 1,5 triệu đồng nhưng giá phẫu thuật lấy thai lần thứ hai trở lên giá lại khác nhau ở mỗi BV.
PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội), cho biết ở Pháp họ chỉ có hơn 3.000 loại dịch vụ, ở Đức cũng chỉ có 3.000-5.000 dịch vụ. Trong khi đó ở Việt Nam đang xây dựng 17.000 đến 18.000 dịch vụ y tế. “Cứ chẻ như chúng ta có khi hơn 20.000 cũng chưa đủ. Tôi đề nghị có lẽ nên đơn giản thủ tục, không nên quá chi tiết bởi không có cái gì chi tiết được bằng thực tế” - ông Quyết góp ý.
Ông Quyết cũng cho rằng những BV chuyên khoa đầu ngành có nhiều dịch vụ đặc biệt, thậm chí ngang tầm khu vực và thế giới thì toàn bộ trong thông tư này chưa đáp ứng được. Việc chênh lệch 5% giá dịch vụ giữa các hạng BV sẽ không khuyến khích và không tạo động lực để BV đầu tư những dịch vụ kỹ thuật cao.

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
“Người cùng huyết thống 3 đời như: Cùng hàng, con cô, con chú, con bác, con dì mới được phép mang thai hộ”.
Luật Hôn nhân - Gia đình (sửa đổi) có hiệu lực gần 2 tuần. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng có nhu cầu vẫn phải chờ do chưa có văn bản hướng dẫn.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Thưa ông, Luật Hôn nhân – Gia đình (sửa đổi) đã cho phép 3 cơ sở tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật mang thai hộ nhưng hiện 3 bệnh viện này vẫn chưa bắt tay thực hiện. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn.
Năm 2015, Bộ Y tế chỉ cho phép 3 đơn vị đại diện cho 3 vùng miền được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: BV Phụ sản Trung ương, BV Đa khoa Trung ương Huế và BV Từ Dũ.
Vậy, ông đánh giá thế nào về vai trò mang thai hộ đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn? Điều kiện được phép mang thai hộ là gì, thưa ông?
Đây là quy định mang tính nhân đạo giúp người khác có 1 đứa con, bảo đảm duy trì hạnh phúc cho các cặp vợ chồng.
Quy định có ý nghĩa đối với những cặp vợ chồng không thể mang thai. Ví dụ: Người vợ bệnh tật phải cắt bỏ tử cung hoặc bệnh lý, không được phép mang thai trong khi 2 buồng trứng vẫn bình thường, người chồng có tinh trùng khỏe. Trường hợp này, hai vợ chồng chỉ có thể có con bằng di truyền của chính họ thông qua kỹ thuật mang thai hộ.
Lợi ích khác từ phía các bác sỹ trong một số trường hợp cấp cứu như: trường hợp sản phụ đẻ bị băng huyết, hoặc vỡ tử cung, hoặc bị rau tiền đạo...cần cắt ngay tử cung để cứu người mẹ.
Tuy nhiên, các bác sĩ phải đắn đo khi cắt bỏ tử cung của người mẹ. Nếu không cắt ngay trong những trường hợp này, sản phụ sẽ bị mất nhiều máu, dẫn tới tử vong. Còn nếu cắt bỏ tử cung thì người mẹ đó sẽ không thể sinh thêm con.
Mang thai hộ giúp các bác sỹ quyết định nhanh hơn để đảm bảo tính mạng của người mẹ đồng thời cũng tạo cơ hội để gia đình đó tiếp tục có thêm con một cách chính đáng.
Người nhờ mang thai hộ phải là những cặp vợ chồng kết hôn sau 1 năm chưa có con dù sinh hoạt tình dục bình thường (3 lần/tuần), không có biện pháp tránh thai.
Những phụ nữ không có tử cung hoặc bị bệnh, hỏng, bệnh lý như tim mạch cũng được phép nhờ mang thai hộ.
Ngoài ra, người cùng huyết thống 3 đời như: Cùng hàng, con cô, con chú, con bác, con dì mới được phép mang thai hộ. Nếu vợ chồng chưa li dị phải được đồng ý của người chồng.
Tại sao Bộ Y tế chỉ cho phép 3 bệnh viện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Mang thai hộ là quá trình diễn biến phức tạp, nó đòi hỏi các cơ sở có kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm. Bộ Y tế chỉ cho phép Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Huế, Bệnh việnTừ Dũ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. 3 bệnh viện này đại diện cho 3 vùng.
Với điều kiện như vậy, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Hơn nữa, số người mang thai hộ không phải là nhiều, trước mắt là giao cho 3 đơn vị rút kinh nghiệm và tổng kết sau 1 năm.
Ngoài ra, mang thai hộ chưa có tiền lệ trong thực tiễn nếu để cho 22 đơn vị dễ tạo ra lỗ hổng về mặt y tế, pháp lý.
Điều trị hiếm muộn không được bảo hiểm y tế chi trả. Mỗi lần thực hiện kỹ thuật mang thai hộ như 1 lần thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, mang thai hộ vẫn gặp thất bại.
Ông có tính đến chuyện sẽ xảy ra “nạn môi giới mang thai hộ”?
Muốn mang thai hộ phải qua bệnh viện. Nếu bệnh viện làm sai sẽ xử lý. Nếu chỉ hai người môi giới với nhau, bệnh viện xác định không phải là họ hàng thì không thực hiện.
Bộ Y tế sẽ có cách kiểm soát chặt chẽ người mang thai hộ. Chẳng hạn, những người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu. Khi người mang thai hộ đã đăng ký làm tại trung tâm này mà sang trung tâm khác đăng ký sẽ không được.
Chi phí cho một ca mang thai hộ tại Việt Nam dự kiến như thế nào, thưa ông?
Tại Việt Nam, chi phí cho một ca mang thai hộ khoảng 30-50 triệu trong khi đó tại Singapore khoảng 400 triệu, tại Thái Lan trên 300 triệu.
Ông có khuyến cáo gì đối với những cặp vợ chồng có nhu cầu tìm kiếm người mang thai hộ?
Người có nhu cầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tìm hiểu về mặt pháp luật. Các cặp vợ chồng phải xác định thực hiện kỹ thuật này vẫn có rủi ro. Do đó, không có con, các cặp vợ chồng có thể nhận con nuôi để duy trì hạnh phúc gia đình.
Theo Diệu Thu (thực hiện) (Dân Việt)-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Dự kiến giá nhiều dịch vụ y tế sẽ được cào bằng, không phân biệt tuyến huyện hay trung ương
Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc.
Người bệnh được BHYT trả nhiều hơn
Theo dự thảo thông tư này, trong số gần 1.300 dịch vụ y tế, nhiều dịch vụ không có sự chênh lệch về giá giữa các hạng BV. Đơn cử như dịch vụ siêu âm thông thường mức giá chung được áp dụng là 33.000 đồng/lần. Siêu âm Doppler, mức thu là 150.000 đồng/lần, riêng BV hạng IV là 142.000 đồng; hay dịch vụ siêu âm nội soi giá tại BV hạng đặc biệt và hạng I là 500.000 đồng trong khi các hạng BV còn lại là 475.000 đồng. Các dịch vụ chiếu, chụp X-quang hầu hết mức giá tương đương nhau ở tất cả các tuyến điều trị. Cũng tại danh mục này, nhiều dịch vụ thủ thuật, thủ thuật nhỏ, nội soi giá cũng được quy về một mức chung, như nội soi ổ bụng có sinh thiết: 570.000 đồng; nội soi bàng quang và gắp dị vật: 671.000 đồng; mở khí quản: 514.000 đồng…
Với các phẫu thuật thủ thuật theo chuyên khoa, dù có sự khác biệt về giá nhưng cũng không quá lớn. Chẳng hạn nắn chỉnh khớp gối khuỷu chân, khớp gối giá 153.000 đồng (BV hạng đặc biệt), 145.000 đồng (BV hạng I) và 122.000 đồng (BV hạng IV); nắn, bó bột gãy xương cẳng tay giá 151.000 đồng (BV hạng đặc biệt), 121.000 đồng (BV hạng IV); phẫu thuật nội soi điều trị trào ngược thực quản, dạ dày: 3,5 triệu đồng (BV hạng đặc biệt), trong khi cũng dịch vụ này ở BV hạng IV, giảm hơn 150.000 đồng…
Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), dự thảo thông tư sẽ quy định giá dịch vụ theo hạng BV. Theo đó, những dịch vụ các BV đều có thể làm tốt như xét nghiệm, chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh, các thủ thuật, tiểu thủ thuật thông thường… có giá bằng nhau. Đối với dịch vụ kỹ thuật cao, giá giữa các hạng BV chênh lệch nhau 5%. “Việc điều chỉnh giá lần này sẽ hạn chế tình trạng mất bình đẳng trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Bởi thời gian qua đã xảy ra hiện tượng cùng một dịch vụ nhưng bệnh nhân ở tỉnh A được BHYT thanh toán 3-4 triệu đồng trong khi bệnh nhân ở tỉnh B chỉ được thanh toán 2 triệu đồng. Nếu BHYT thanh toán thấp, BV phải thu thêm của người bệnh, quyền lợi không bảo đảm” - ông Liên nhấn mạnh.
Bộ “ép” giảm, bệnh viện than khó!
PGS-TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết với dự thảo thông tư điều chỉnh giá các dịch vụ y tế theo hạng BV, các BV hạng đặc biệt và hạng I trực thuộc Bộ Y tế có mức giá điều chỉnh giảm bình quân từ 94,5% xuống còn 92% so với mức giá tối đa theo Thông tư 04  ban hành năm 2012. Giá ở các BV thuộc tỉnh Cao Bằng, Đồng Nai, Sơn La, Đồng Tháp, Long An, Hòa Bình, Khánh Hòa… hiện ở mức bình quân hơn 90%, nên phải điều chỉnh giảm xuống.
Cũng trong danh mục mới này, Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh giảm giá 18 dịch vụ về xét nghiệm, thận nhân tạo, ngày giường, bao gồm: ngày điều trị hồi sức tích cực chưa bao gồm chi phí máy thở, giảm từ 335.000 đồng/ngày xuống còn 290.000 đồng/ngày; thẩm tách siêu lọc máu (chạy thận nhân tạo) giá tối đa 3,2 triệu đồng giảm còn 1,28 triệu đồng; phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco một mắt từ 2 triệu đồng xuống còn 1,5 triệu đồng…
Trước phản ứng của đại diện BV Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng không nên giảm giá ngày điều trị hồi sức tích cực bởi giá hiện hành thu chưa đủ bù chi, ông Liên lý giải mức giá mới đã tách phí điều trị ôxy tính theo giá thực chi nên giảm giá ngày giường là thỏa đáng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội), phàn nàn: “Nhiều thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa đang-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến (HQ Online)- Theo Dự thảo Thông tư liên tịch, thời gian tới, giá khám, chữa bệnh đối với người có Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc sẽ quy định thống nhất.
Ngày 13-1, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo xin ý kiến Dự thảo Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc.
Theo Bộ Y tế, tương ứng với 5 hạng BV theo quy định của Bộ Y tế, sẽ có 5 mức giá thống nhất cho các BV cùng hạng. Dự kiến, các mức giá này sẽ được áp dụng từ quý 2-2015. Theo Dự thảo Thông tư các BV được phân theo 5 hạng: BV hạng đặc biệt, BV hạng 1, BV hạng 2, BV hạng 3, BV hạng 4.
Theo ông Nguyễn Nam Liên- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ Y tế, trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015 quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc.
"Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan đã xây dựng mức giá theo các hạng BV theo nguyên tắc: Trước mắt vẫn tính trên 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, điện, nước, vệ sinh môi trường... Riêng giá ngày giường tính thêm chi phí phụ cấp thường trực 24/24 giờ, giá một số phẫu thuật, thủ thuật", ông Liên nói.
Về mức giá cụ thể được quy định như sau: Với các dịch vụ xét nghiệm, chụp chiếu đơn giản, các dịch vụ như thận nhân tạo, đẻ thường, phẫu thuật lấy thai... quy định mức giá bằng nhau giữa các hạng BV.
Với dịch vụ kỹ thuật cao, dịch vụ có sự khác biệt giữa các hạng BV, BV hạng thấp (tuyến dưới) chỉ thực hiện các trường hợp bệnh nhẹ, đơn giản, các trường hợp bệnh nặng, phức tạp vượt quá khả năng chuyên môn phải chuyển BV hạng cao hơn thì giá của mỗi hạng BV chênh lệch khoảng 5%: Cụ thể, hạng đặc biệt cao hơn hạng 1 khoảng 5%; hạng 1 cao hơn hạng 2 khoảng 5%...
Như vậy, khi Thông tư này được ban hành, sẽ có đơn vị, địa phương được điều chỉnh tăng giá khám chữa bệnh BHYT nhưng có đơn vị, địa phương phải điều chỉnh giá giá khám chữa bệnh BHYT đang thực hiện. Chẳng hạn, các BV hạng đặc biệt và hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế sẽ có mức giá điều chỉnh giảm từ bình quân khoảng 94,5% mức giá tối đa xuống còn bình quân khoảng 92% mức giá tối đa.
Phát biểu tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, việc Dự thảo Thông tư đưa ra quy định phân biệt giá dịch vụ giữa bệnh nhân có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là chưa phù hợp.
Lý giải về quy định thanh toán BHYT giữa các BV cùng hạng, ông Nguyễn Minh Thảo- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng: Khi thực hiện một kỹ thuật cụ thể, giữa các BV khác nhau thì bản chất kỹ thuật đó là như nhau nên không thể làm dịch vụ đó ở BV A giá cao, BV B giá thấp. Đã là BV hạng 1 thì tiêu chí phải thống nhất trên toàn quốc.
Tuy nhiên, với quy định này, Giám đốc BV Việt Đức, ông Nguyễn Tiến Quyết cho rằng: Việt Đức là một bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về ngoại khoa, nhưng giá dịch vụ lại không bằng bệnh viện hạng đặc biệt vì theo quy định, bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên. Theo ông Quyết, hiện trên cả nước chỉ có 3 cơ sở y tế đạt được tiêu chí BV hạng đặc biệt là BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Đa khoa trung ương Huế.
Hiện nay nếu giá dịch vụ tính theo Dự thảo Thông tư mới, do chỉ được tính là BV hạng 1 mà không phải là BV hạng đặc biệt nên mỗi năm BV hụt chi khoảng 5%, tức là khoảng 50 tỷ đồng, như vậy là không hợp lý. Với giá như vậy, không tạo động lực cho y, bác sỹ, làm "thui chột" tài năng của đội ngũ thầy thuốc.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng, việc Bộ Y tế đưa ra cụ thể danh mục kỹ thuật được BHYT thanh toán chưa thực sự phù hợp.
Minh Châu
http://www.nhandan.o-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Tiếp tục vấn đề "Mang thai hộ, thuận nhưng không dễ” phản ánh trên ĐĐK ngày 12-1, chúng tôi đã có cuộc trao đổi bàn tròn với PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế và một số chuyên gia y tế, pháp lý và tâm lý xã hội xung quanh vấn đề này.
Hãy để họ tự khai!
PV: Việc mang thai hộ được luật hóa tại Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2015, tuy "thuận” nhưng "không dễ thực hiện”. Quan điểm của các vị về vấn đề này ?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: Nhu cầu nhờ mang thai hộ trên thực tế là có từ trước, nay ta mới luật hóa để đảm bảo thực hiện có thuận lợi hơn. Ban hành Luật vào thời điểm này chúng ta có nhiều kinh nghiệm từ 15 năm thành công thụ tinh trong ống nghiệm và từ kinh nghiệm mang thai hộ trên thế giới. Xét về mặt kỹ thuật sẽ không khó khăn. Thực ra, ai mang thai hộ cũng được, không ảnh hưởng đến bản chất di truyền của đứa trẻ, nhưng về pháp lý, phải quản lý ra sao để mang thai hộ không bị thương mại hóa và những vấn đề bất cập khác. Luật quy định họ phải "cùng hàng” là phòng tránh những bất cập đó.
Luật buộc họ phải có xác nhận của cấp có thẩm quyền về quan hệ họ hàng, các vị có băn khoăn gì về điều này không?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: Đúng là luật bắt buộc như vậy và điều đó đòi hỏi những người có trách nhiệm không được làm khó dễ cho dân cũng như cần thận trọng để tránh tiếp tay cho xu hướng thương mại hóa mang thai hộ.
PGS.TS Lưu Thị Hồng (Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế): Việc sửa đổi luật Hôn nhân và gia đình cho phép mang thai hộ có tính nhân đạo, nhân văn rất cao. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ vấn thấy có một số điểm "vướng”. Theo luật, người phụ nữ mang thai hộ phải là người trong cùng huyết thống (cùng hàng) 3 đời, sẽ rất khó trong bối cảnh sinh đẻ kế hoạch hiện nay mỗi gia đình chỉ duy trì có từ 1-2 con. Luật yêu cầu người ta phải có xác nhận, chứng thực từ cấp có thẩm quyền về quan hệ này nhưng đâu phải dễ. Xã hội biến động qua nhiều thời kỳ, chính quyền các cấp cũng có nhiều thay đổi. Trong 10 trường hợp, theo tôi cùng lắm họ chỉ đáp ứng chuẩn được 1- 2 trường hợp. Vậy, tại sao không để cho người nhờ mang thai cũng như người mang thai hộ có quyền tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời khai này? Họ đã trưởng thành và có đủ tư cách công dân.
Đúng là tại sao chúng ta không cho họ cái quyền được tự khai và tự chịu trách nhiệm về mối quan hệ giữa họ với nhau? Nhưng nếu họ khai man?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: Trong vấn đề thụ tinh trong ống nghiệm chúng ta đã từng cho họ tự khai, tự chịu trách nhiệm như thế. Và trên thực tế trong việc cho phép mang thai hộ cũng không nên áp dụng quá máy móc việc xác nhận quan hệ này.
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Nên có một mức phạt thỏa đáng nào đó "đánh” vào các bên mang thai hộ "chui”. Nếu quy định cứng nhắc cứ buộc phải có cấp nào xác nhận họ hàng như vậy, tôi e có khi họ lại kéo nhau ra nước ngoài "đẻ trộm” cho nhau rồi mang "sản phẩm” về thì nhiều hệ lụy tốn kém, vất vả cũng như rủi ro hơn nhiều sẽ xảy ra. Thực ra, với không chỉ riêng tôi mà còn nhiều có nhiều người khác không nhất thiết phải ban hành quy định "cùng hàng” hay không "cùng hàng” mà chỉ ngăn cấm thương mại hóa mà thôi.
Cần chuẩn bị cho trẻ thái độ, tâm lý chấp nhận
Thưa các vị, tương lai của những đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ có vấn đề gì "sốc” về tâm lý không, nếu biết được sự thật?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: Trường hợp mang thai hộ cũng có nét giống nhận con nuôi nhưng khác ở chỗ người mang thai biết cái thai mang trong mình là của người khác. Do vậy khi bàn giao đứa trẻ mình mang thai hộ cho người khác, tình cảm vương vấn, day dứt của họ khác với giao đứa con mình đẻ ra cho người khác nuôi vì một lý do nào đó. Đứa trẻ nếu "chẳng may” sau này nó biết đến người trực tiếp mang nặng đẻ đau ra nó thì cũng không sao. Biết đâu là dòng giống thực, và với cách chăm sóc, yêu thương thực của những người bố, người mẹ thực, "máu mủ” của nó, tôi tin chắc đứa trẻ không đến nỗi "sốc” quá như chúng ta tưởng.

PGS.TS Lưu Thị Hồng: Thực tế 15 năm nay kể từ khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ta chưa có trường hợp nào trẻ bị "sốc” về tâm lý như các anh đề cập. Tuy nhiên, chúng ta cũng lường trước việc này để làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho không chỉ các đứa trẻ mà ngay cả những người cùng sinh ra nó. Dẫu sao người VN ta vẫn nặng tình nặng nghĩa với đứa con mà mình đẻ ra dù đó là do người khác "dứt ruột”. Cần từng bước để chuẩn bị cho trẻ tâm lý chấp nhận hai người mẹ một cách tích cực.
Bà Đặng Thị Hoa (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN): Đối với người Việt Nam, việc anh em trong dòng họ nuôi con của nhau không phải là hiếm gặp. Tôi chỉ lo ngại trường hợp mang thai hộ là những người ngoài, không cùng huyết thống với nhau. Luật cần quy định những điều khoản mang tính ràng buộc để việc thực thi được chặt chẽ. Tránh trường hợp "bí mật” đột ngột bị tiết lộ sẽ gây sốc, bất ổn tâm lý của đứa trẻ sau này.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN): Sự lo lắng khi đứa trẻ biết mình không phải là con ruột của những người đang nuôi dưỡng nó sẽ gây ra những cú sốc về tâm lý cho trẻ là một thực tế mà xã hội phải đối mặt. Tất nhiên, không có điều gì có thể giữ kín vĩnh viễn. Luật có chặt đến mấy, quy định phải quán lý ngân hàng phôi, tinh trùng, trứng nhưng thế nào để tránh lộ bí mật cũng chỉ là những vấn đề mang tính nguyên tắc, lý thuyết mà thôi. Chuyện bí mật sẽ được tiết lộ là điều được báo trước.
Thực tế ở các quốc gia khác việc mang thai hộ cũng đã có, họ cũng có những quy định mang tính rằng buộc để giữ kín bí mật thông tin nhưng rút cục rồi đứa trẻ cũng biết. Chắc chắn đứa bé sẽ mặc cảm, sẽ sốc nhưng rồi cũng phải đối mặt. Vấn đề là làm thế nào để chúng sẵn sàng đón nhận sự thật này, điều đó tùy thuộc vào kỹ năng của các bậc cha mẹ. Trong phạm vi gia đình, nhiều cặp vợ chồng cuối đời đã quyết định công bố những bí mật "động trời” cho con. Người ta không muốn giấu nó cả đời. Có khi đó là nguồn cội của chúng. Vấn đề là trong đời sống hàng ngày câu chuyện giáo dục, chức năng tình cảm trong gia đình cần được đề cao để đứa trẻ cảm nhận hết tình yêu thương của các bậc làm cha, làm mẹ dành cho chúng.
Luật gia Đặng Quang Thắng (Hội Luật gia VN): Chúng ta vẫn có câu "mang nặng, đẻ đau 9 tháng 10 ngày”. Hiểu cho đúng về việc mang thai hộ theo nghĩa khoa học và pháp luật không phải lúc nào, ở đâu cũng đúng, Tư duy, nhận thức về sợi dây tình cảm giữa người mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra vẫn gắn chặt. Nếu như người dân do hạn chế về nhận thức, vẫn cho rằng người mang thai hộ, mang nặng đẻ đau chính là "mẹ” của đứa bé do mang thai hộ, thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại, khi đứa trẻ lớn lên biết nguồn gốc của mình có liên quan đến người mang thai hộ. Từ đó sẽ xuất hiện rất nhiều "biện pháp” mà người nhờ mang thai sẽ tính đến để đứa trẻ sinh ra không biết ai mang thai hộ. Vấn đề là biện pháp đó có phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức xã hội hay không mà thôi.
Xin trân trọng cảm ơn các vị!
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Luật đã ban hành nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có thể sửa chữa, bổ sung nếu thấy có những bất hợp lý hoặc còn thiếu.
Ngọc Kha - Khánh Ly - Việt Thắng (thực hiện)-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bộ Y Tế Việt Nam