Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” và “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020”. Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là một trong nhiều nhiệm vụ của Kế hoạch hành động trên.
Tài liệu gồm có 11 Chương và 55 bài, bao gồm đại cương về kháng sinh và vi khuẩn, sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp (nhiễm khuẩn hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thận - tiết niệu,…). 
Tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh sẽ được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh sẽ xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Theo GS-TS Trần Quỵ, Ban biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh, cho biết thì kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý, an toàn nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, …) ngày một gia tăng. “Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng”. Vì vậy, ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là việc cần thiết.
Phóng viên đã có ngày theo một số thợ sơn tràng băng rừng săn nấm lim. Đây là những thợ rừng chuyên nghề lên rừng tìm các lâm sản như nấm lim, mật ong, trầm hương, dược liệu thay vì đi chặt gỗ phá rừng.
 
Là một thợ sơn tràng săn nấm lim chính hãng khá "mát tay", anh Đào Duy Linh mô tả về việc tìm nấm lim quý: “Muốn tìm thấy một cây nấm lim hoàn toàn không phải việc dễ dàng, bởi rừng ở Quảng Nam nay đã ít, cây nấm lim hiếm quý như thế bị khai thác nhiều cho nên càng lúc càng hiếm. Rừng gần đã hết nay phải đi tìm ở những rừng xa, giáp biên giới Lào. Một chuyến đi rừng tìm nấm lim thường phải đi thành nhóm, bởi rừng thiêng nước độc nhiều hiểm nguy rình rập nên người ta không thể đi một mình hay một hai ngày được”.
Anh Linh giải thích thêm, nấm lim tự nhiên ở Quảng Nam không bao giờ mọc trên những cây lim xanh còn sống mà nó chỉ mọc trên những cây lim đã chết sau nhiều năm, cho nên việc đi tìm càng vất vả. Phải vượt vào rừng sâu “truy tìm” những gốc lim đã bị mục hoặc bị khai thác, rồi cắm trại ở lại vài ngày để ăn ở tại chỗ và hàng ngày tỏa đi khắp vạt rừng tìm nấm lim.
Bộ trưởng Bộ Y tế Ngyễn Thị Kim Tiến
 
Theo tìm hiểu, nấm lim xanh chia làm 6 loại khác nhau: thanh chi (xanh), hắc chi (đen), bạch chi (trắng), xích chi (đỏ), hoàng chi (vàng), tử chi (tím đỏ). Trong đó xích chi và tử chi là hai loại nấm có dược tính mạnh nhất. Xích chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau như: polysacharim, betaglucan, chất chống oxy hóa, germanium (cao gấp 6-8 lần trong nhân sâm). Tên khoa học của loài nấm này là Garnodema Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm lim, được khẳng định là là loại dược liệu có ích cho sức khỏe con người; có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, chống cao huyết áp, ngăn chặn đột quỵ do tai biến mạch máu não, bổ dạ dày, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ...
 Bộ trưởng Bộ Y tế Ngyễn Thị Kim Tiến

Nấm lim xanh có nhiều loại nấm và tuỳ thời gian sinh trưởng mà chia làm nhiều loại giá khác nhau. Nhưng có 2 loại mà ta hay dùng là: Nấm mọc trên thân cây lim (như cục gỗ, loại này số lượng rất nhiều nhưng chất lượng thì chỉ như nấm linh chi bình thường, khi uống có vị hăng rất khó chịu) nhiều cơ sở chuyên thu mua nấm này để trộn chung với loại nấm khác, hoặc đem thái lát... cung cấp ra thị trường với giá khá cao tới 2  đến 4 triệu đồng/kg, trong khi giá thật chỉ có vài trăm ngàn.
 Bộ trưởng Bộ Y tế Ngyễn Thị Kim Tiến

Nấm mọc dưới gốc, rễ (có cuống dài ở trên hình thành tai nấm giống cây dù) là loại hiếm, 1 gốc lim chỉ cho vài cây nấm này, giá dao động từ 1 triệu đến 6 triệu đồng/kg tuỳ theo kích cỡ và độ tuổi cây nấm. Đặc biệt loại nấm này đang được làm giả rất tinh vi bằng công nghệ nuôi cấy chuyên nghiệp, các khách hàng không có kinh nghiệm rất dễ mua trúng loại nấm giả này với giá rẻ hơn hoặc bằng giá nấm tự nhiên. 
 Bộ trưởng Bộ Y tế Ngyễn Thị Kim Tiến

 Bộ trưởng Bộ Y tế Ngyễn Thị Kim Tiến

Đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Lysozym
Thuốc chứa Lysozym


Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc chứa hóa chất Lysozyme.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị xuất, nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu các thuốc chứa hoạt chất Lysozyme thông báo thu hồi đến tất cả cơ sở phân phối bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc chứa Lysozyme và tiến hành thu hồi các thuốc này trên toàn quốc. Đồng thời, các bệnh viện có giường bệnh cũng phải dừng ngay việc kê đơn và sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Lysozyme. 
Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc ngừng sử dụng và thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất Lysozym, kiểm tra, giám sát các đơn vị trả lại thuốc cho cơ sở cung ứng, xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Hiện nay, trên cả nước có 38 loại thuốc chứa hoạt chất Lysozyme đang được cấp đăng ký lưu hành.
Thuốc chứa hoạt chất Lysozyme thường được chỉ định cho những trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, phù nề, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu…
Theo Cục Quản lý Dược, nguyên nhân rút các loại thuốc này bởi dược chất Lysozyme có lợi ích trong điều trị không cao hơn so với nguy cơ do thuốc gây ra.
Trước đó, Công văn số 1570/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty cổ phẩn Armephaco về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc viên nén Panlife (Pantoprazole tablets 40mg), SĐK: VN-12863-11, số lô: PNV003, ngày SX: 05/11/2013; HD: 04/11/2015 do Công ty Công ty Eurolife Healthcare Pvt. Ltd., India sản xuất, Công ty cổ phẩn Armephaco nhập khẩu do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (trong môi trường acid và trong môi trường đệm).
Công văn số 1571/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội - Hapharco về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc viên nén bao tan trong ruột Pantocid (Pantoprazole tablets 40mg), SĐK: VN-17790-14, số lô: SKN0496A, ngày SX: 23/04/2014; HD: 23/04/2017 do Công ty Sun Pharmaceuticals Ind. Ltd., India sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội - Hapharco  nhập khẩu do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (trong môi trường acid và trong môi trường đệm).
Công văn số 1572/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế TP Hà Nội; Sở Y tế Bắc Kạn; Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc Pantopep-Dol (Pantoprazol 40mg), SĐK: VN-12241-11, số lô: FK76M201, NSX: 08/12/2012, HD: 07/12/2015 do Công ty Zim Laboratories Ltd., India sản xuất, Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 nhập khẩu do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan./.
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện, Công ty dược… đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán, tránh tình trạng lợi dụng để đầu cơ tăng giá.

Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo bệnh viện có kế hoạch dự trữ thuốc, tăng cường quản lý tránh tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các Sở nhắc nhở các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là Cúm A/H5N1, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubella, tiêu chảy do virusrota... có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân, nhất là dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.

Đồng thời, Cục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh thuốc tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24h, các Sở phân công cán bộ chuyên trách về dược trực 24/24h trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược chỉ đạo thanh tra các Sở Y tế phối hợp tăng cường công tác thanh tra, đặc biệt chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

Phúc Mai - Infonet.vn 

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của ... Read more...
Treo đèo lội suối để đi săn nấm quý

Treo đèo lội suối để đi săn nấm quý

Phóng viên đã có ngày theo một số thợ sơn tràng băng rừng săn nấm lim. Đây là những thợ rừng chuyên nghề lên rừng tìm các lâm sản như nấm lim, mật ong, trầm hương, dược liệu thay vì đi chặt gỗ phá rừng.   Là một thợ ... Read more...
Thuốc chứa Lysozym bị đình chỉ và thu hồi

Thuốc chứa Lysozym bị đình chỉ và thu hồi

Thuốc chứa Lysozym Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc chứa hóa chất Lysozyme. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị xuất, nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu ... Read more...
Bộ Y tế - Tổ chức các điểm bán thuốc 24/24 h trong dịp Tế

Bộ Y tế - Tổ chức các điểm bán thuốc 24/24 h trong dịp Tế

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện, Công ty dược… đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán, tránh tình trạng lợi dụng để đầu cơ tăng giá. Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế Trương ... Read more...
Bộ Y Tế Việt Nam