Theo số liệu báo cáo từ phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh nhân đến khám ngoại trú trung bình 500 bệnh nhân/ngày, bệnh nhân điều trị nội trú điều trị tại Viện đã lên tới con số 1.000 bệnh nhân, tập trung ở các khoa như: Khoa bệnh máu trẻ em: 213 bệnh, Khoa điều trị Hóa chất: 184 bệnh nhân; Khoa Bệnh máu tổng hợp I: 156 bệnh nhân; Khoa bệnh máu tổng hợp II: 175 bệnh nhân…
ThS.BS. Nguyễn Hữu Chiến, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bệnh nhân tăng cao tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương sau dịp Tết Nguyên đán, trong đó phải nói đến một số nguyên nhân chính, như: thời gian nghỉ Tết nguyên đán kéo dài nên số lượng bệnh nhân cũ đến kỳ tái khám đông; Bệnh nhân nắm bắt được thông tin Viện vừa tổ chức thành công Lễ hội Xuân hồng 2015, lượng máu tiếp nhận được rất nhiều nên tâm lý bệnh nhân muốn vào viện để được truyền máu…
Bệnh nhân đến điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tăng cao sau dịp nghỉ Tết kéo dài
Bệnh nhân đến điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tăng cao sau dịp nghỉ Tết kéo dài
Theo BS. Mai Lan, Trưởng khoa Bệnh máu trẻ em (H6), thông thường trung bình khoa chỉ có khoảng 150 bệnh nhân điều trị nội trú. Tuy nhiên đầu năm 2015 số lượng bệnh nhân tại khoa đã vượt quá 200 người. Ngoài những nguyên nhân chính ở trên còn do Khoa đã và đang tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nặng, ca bệnh khó từ các bệnh viện tuyến tỉnh và một số viện Trung ương chuyển đến điều trị.
Các cháu bệnh nhân nhi điều trị tại Khoa bệnh máu trẻ em của Viện
Các cháu bệnh nhân nhi điều trị tại Khoa bệnh máu trẻ em của Viện

Một điều đáng chú ý nữa là trong những năm gần đây Viện đã khẳng định được vai trò của Viện chuyên khoa đầu ngành, chất lượng điều trị của Viện được nâng cao, Viện đã triển khai nhiều xét nghiệm chuyên khoa sâu trong chẩn đoán và theo dõi điều trị, áp dụng nhiều phác đồ hiện đại trong điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu… qua đó tạo niềm tin cho người bệnh và nhân dân khi đến khám và điều trị tại Viện.

Bộ Y tế: Giò chả bốc mùi, không đảm bảo chất lượng. Tuy có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phần lớn nguyên liệu của cơ sở làm giò chả đều không có nguồn gốc.

Ngày 10-2, Đội QLTT Thủ Đức thuộc Chi cục QLTT TP HCM phối hợp với Phòng Y tếTrạm Thú y quận Thủ Đức kiểm tra đột xuất cơ sở giò chả Như Hương (số 98 Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức).

Qua kiểm tra, đội QLTT kết luận phần lớn nguyên liệu được chủ cơ sở mua trôi nổi trên thị trường để sản xuất giò chả giá rẻ nhằm thu hút khách hàng dịp Tết. Trước những vi phạm nghiêm trọng trên, cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động của cơ sở để xử lý.

Kho nguyên liệu bốc mùi

Ghi nhận của phóng viên, phía mặt tiền của cơ sở giò chả Như Hương đang giăng bảng rao bán giò chả Tết Ất Mùi với giá khá mềm, gồm: chả bò 160.000 đồng/kg, chả thủ 140.000 đồng/kg, chả lụa 120.000 đồng/kg. Bên trong cơ sở ngổn ngang nhiều thành phẩm gồm giò chả các loại được để trên bàn, cối xay vẫn còn dính thịt, nấm mèo được ngâm trong thùng sơn cũ. Đặc biệt, tại khu nguyên liệu (được bảo quản lạnh) đang có hàng chục sọt nhựa đựng thịt gà, thịt heo, một số đã đổi màu, biến chất, đổ nhớt và bốc mùi hôi nồng nặc.


Mặt tiền cơ sở giò chả Như Hương
Mặt tiền cơ sở giò chả Như Hương

Theo sổ theo dõi xuất nhập hàng, trong ngày cơ sở Như Hương đã nhập 400 kg thịt gà, xuất ra 300 kg. Về nguyên tắc chỉ còn lại 100 kg nguyên liệu hợp pháp nhưng số lượng hàng thực tế ghi nhận lên đến 3.380 kg. Tổng lượng hàng này gồm: 2.562 kg ức gà, 450 kg mỡ heo đông lạnh, 215 kg thịt xay, 111 kg da heo, 21 kg thịt heo cắt lát, cùng 32 cây giò chả thành phẩm (loại 0,5 kg/cây) và 5 cây giò chả loại 1 kg.

Đáng nói là tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào kiểm tra, cơ sở đang chuyển nguyên liệu lên xe tải để gửi đi kho khác với số lượng 21 túi ni-lông (tương đương 420 kg). Số hàng định chuyển đi không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhưng cơ sở lại sử dụng nhãn của một cơ sở kinh doanh gia cầm sẵn tên AL-LA (có địa chỉ tại quận 12) để đi đường.

Sản xuất 2 năm mới được cấp phép

Chủ cơ sở Như Hương là bà Trần Thị Hằng Nga khai đã sản xuất giò chả tại đây từ năm 2012 nhưng mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ tháng 11-2014.

Để sản xuất giò chả, bà dùng nguyên liệu thịt gà và mỡ heo nhưng trong sổ theo dõi nhập hàng (phần hợp pháp có giấy chứng nhận kiểm dịch) chủ yếu chỉ có thịt gà, mỗi ngày số lượng từ 300 - 1.000 kg, những nguyên liệu còn lại như da heo, mỡ heo và gia vị, phụ gia đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ. Ngoài ra, cơ sở còn sử dụng một loại bột màu trắng, bên ngoài không ghi nhãn mác để tại khu vực sản xuất, bà Nga khai dùng để bảo quản, giúp sản phẩm làm ra dai và giòn.


Kho nguyên liệu bốc mùi hôi thối chờ sản xuất giò chả bán Tết
Kho nguyên liệu bốc mùi hôi thối chờ sản xuất giò chả bán Tết

Theo tìm hiểu của phóng viên, lượng hàng của cơ sở này được bán khá rộng rãi từ các quận trung tâm như: 1, 3, Bình Thạnh, 4 và cả vùng ven như Bình Chánh… Giá bán tùy theo đặt hàng của người mua.

Trước những vi phạm bị bắt quả tang, bà Nga đã có đơn xin tiêu hủy toàn bộ 3.380 kg nguyên liệu và thành phẩm tại cơ sở để nhanh chóng nhập nguyên liệu mới, tiếp tục sản xuất kịp phục vụ Tết. Tuy nhiên, Đội QLTT Thủ Đức buộc cơ sở phải đình chỉ hoạt động, đồng thời chấp nhận việc tiêu hủy toàn bộ lô hàng trên (tại lò đốt Bình Hưng Hòa - quận Bình Tân dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí).

Ngoài ra, Đội QLTT Thủ Đức còn phát hiện cơ sở Như Hương chưa công bố hợp quy đối với sản phẩm thuộc nhóm bắt buộc phải công bố (giò chả). Như vậy, về nguyên tắc giò chả của cơ sở chưa được phép lưu thông ra thị trường. Đội đã lập biên bản kiểm tra ban đầu và tiếp tục làm việc với chủ cơ sở để xử lý tiếp theo.

 Dùng thịt gà để làm chả bò, chả lụa?

Người tiêu dùng lâu nay vẫn tưởng chả bò phải được làm từ thịt bò, chả lụa phải làm từ thịt nạc heo nhưng thực tế ghi nhận tại cơ sở Như Hương, nguyên liệu chủ yếu là thịt gà. Tại cơ sở, phóng viên ghi nhận có nhiều nhãn in sẵn, trong đó ghi rõ: chả lụa Như Hương có thành phần gồm: thịt heo, mỡ heo, bột ngọt, nước mắm, phẩm màu tự nhiên mà không hề nhắc đền thành phần thịt gà cũng như chất bảo quản như thực tế sản xuất.

Theo Ngọc Ánh
Người Lao động
10 làng được xác định có nguồn nước ô nhiễm nhất thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận.

Năm 2011, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam” giai đoạn 1 do Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung – Bộ Tài nguyên thực hiện đã điều tra 37 làng, trải dài trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Trong đó, 10 làng được xác định có nguồn nước ô nhiễm nhất thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận. Đã có tới 1136 người chết trong vòng từ 5-20 năm trở lại đây do mắc các bệnh ung thư khác nhau, trong đó nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là Thạch Khê, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với 136 người chết trong 10 năm vì nguồn nước nhiễm chất độc hóa học. Còn ở làng ít nhất cũng có 6 người chết. Tại làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An), khi điều tra có tới 5 người bị ung thư và 3 người trong đó đã chết.

TS Hồ Minh Thọ, Chủ nhiệm Dự án cho biết thông qua kết quả điều tra, có thể nói rằng số người chết vì ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điểm chung là nguồn nước tại những nơi này đều bị ô nhiễm nặng do nhiễm bẩn vi sinh, một số mẫu có hàm lượng phenol, arsen hoặc mangan vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Đây cũng chính là tác nhân gây ra những căn bệnh ung thư.

TS Thọ nói: “Chúng tôi đã xác định và kiến nghị trước mắt cần thiết phải tiếp tục điều tra, cấp nước sinh hoạt ở giai đoạn tiếp theo cho 10 “làng ung thư” có nguồn nước hiện tại bị ô nhiễm nặng nhất”. Nếu có kinh phí thì các làng còn lại cũng cần đầu tư tìm nguồn nước sạch - TS Thọ cho biết thêm.

Được biết dự án hiện đang chờ cấp trên xem xét giai đoạn 2.

10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất

1. Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa, TP Hà Nội.

2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5. Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.


Linh Anh - Người đưa tin
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim TiếnĐể có thể giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện (BV) một cách đồng bộ và triệt để, TPHCM triển khai nhiều đề án trong thời gian qua, từng bước giải bài toán quá tải BV hiệu quả.

Theo PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, trước tiên, để giảm tải toàn tuyến, Thành phố đã nhanh chóng thành lập tại 12 BV tuyến quận, huyện các khoa “vệ tinh”, cử các bác sỹ có chuyên môn cao luân phiên đến làm việc thời gian công tác từ 1 năm trở lên.

Vì vậy, hiện nay, tại các BV quận, huyện đã có thể xử lý được một số kỹ thuật mà trước đây chưa thực hiện được như mổ bắt con, mổ thai ngoài tử cung, phẫu thuật viêm ruột thừa cấp, phẫu thuật búi trĩ bằng Longo…

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Cụ thể, BV Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình triển khai khoa vệ tinh tại BV An Bình 100 giường, BV quận Tân Phú 50 giường; BV Ung Bướu xây dựng khoa vệ tinh tại BV quận 2 với quy mô 150 giường cho Khoa Nội ung bướu. Tất cả đều đã đạt công suất giường lên 100% và nâng số lượng khám chữa bệnh (KCB) cho bệnh nhân tăng lên 20-25% tại các BV này.

Để tập trung giảm tải cho bệnh nhân nhi (một trong những nhóm bệnh nhân hiện đang quá tải nhiều nhất tại TPHCM), Thành phố đã thành lập khoa sản-nhi tại các BV quận, huyện. Theo đó, từ năm 2013, đã triển khai kế hoạch thực hiện 20% giường bệnh sản-nhi tại các BV quận-huyện và tập trung cải tạo cơ sở vật chất, lên kế hoạch đào tạo, bổ sung bác sỹ sản. Riêng năm 2014, tổng số giường bệnh từ các khoa sản-nhi mới thành lập là 1.312 giường.

BV Nhi Đồng 1 đã triển khai khoa vệ tinh tại  BV quận Tân Phú với 70 giường, KCB cho 15.328 lượt bệnh nhân (tăng 10 lần so với số bệnh nhân KCB năm 2013); BV quận Bình Tân đến nay đã đạt được 150 giường nhi, số bệnh nhi được KCB và điều trị nội trú tại BV tăng 40%, chuyển viện giảm 15,3%...
Tính đến nay, đã có 20/23 BV quận-huyện triển khai phòng khám bác sĩ gia đình (PK BSGĐ), đạt tỷ lệ 87% và 88 trạm y tế phường xã triển khai PK BSGĐ (đạt tỷ lệ 27,7%). Trong năm 2014, các PK BSGĐ tại tuyến quận, huyện và phường, xã đã thực hiện hơn 170.000 lượt KCB cho gần 30.000 bệnh nhân lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho 22.466 người và các PK BSGĐ của trung tâm y tế phường-xã đã thực hiện 35.703 lượt KCB cho hơn 14.000 người.

Để đảm bảo cho các cán bộ luân phiên yên tâm công tác, thành phố đã thực hiện chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ y tế đến công tác tại mạng lưới y tế cơ sở với các chế độ ưu tiên như hưởng trợ cấp hàng tháng; đào tạo định hướng chuyên khoa sau đại học cho các bác sĩ được phân công về tuyến y tế cơ sở.

Phân luồng, tuyến từ xa

Bên cạnh những kết quả ban đầu, ngành Y tế TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp giảm tải từ xa nhằm giải quyết “tận gốc” tình trạng quá tải BV ở TPHCM, đồng thời nâng cao chất lượng KCB cho người dân.

Cụ thể, trong năm 2014, ngành Y tế TPHCM đã triển khai 7 dự án trọng điểm như: 2 dự án BV Nhi Đồng Thành phố và BV Ung Bướu cơ sở 2 (quận 9) với kinh phí 10.000 tỷ đồng sẽ có quy mô 2.000 gường bệnh; BV Chấn thương Chỉnh hình mới tại huyện Bình Chánh với kinh phí 1.130 tỷ đồng sẽ có quy mô 500 gường bệnh; BV đa khoa khu vực Hóc Môn: BV đa khoa khu vực Củ Chi; BV viện đa khoa khu vực Thủ Đức, Dự án Trung tâm Xét nghiệm Y khoa cũng sẽ giải quyết hàng ngàn gường bệnh và tăng năng lực KCB cho gần 400.000 lượt/bệnh nhân/năm.

Đồng thời, 24 BV của Thành phố đã và đang triển khai hỗ trợ cho BV tuyến tỉnh, BV vệ tinh của các tỉnh, thành từ miền Trung trở vào trong việc tập huấn, đào tạo; chuyển giao kỹ thuật; thực hiện phẫu thuật tại chỗ cho những ca khó.

Thanh Thủy - Báo điện tử chính phủ
Bộ Y tế - Năm 2015, Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em đặt ra mục tiêu 98% trẻ em 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A trong chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng” (ngày 1 và 2.6) và chiến dịch uống vitamin A bổ sung (tổ chức cuối năm 2015).

Bên cạnh đó, trên 95% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống vitamin A; trẻ có nguy cơ cao được uống vitamin A đúng phác đồ quy định. Cũng trong khuôn khổ của Dự án, ngành Y tế sẽ tổ chức hoạt động điều tra, đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 xã theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.

Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Cho trẻ uống vitamin A tại Trạm Y tế


Theo đánh giá của ngành Y tế, điểm đáng chú ý của Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2014 là tổ chức tốt hoạt động cho trẻ uống vitamin trong tình hình dịch sởi bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Các địa phương có kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ điểm uống, lập và chốt danh sách, cho trẻ uống vét đầy đủ. Các điểm uống được tổ chức gọn gàng, sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho trẻ uống vitamin A. Nhờ đó, tỉ lệ trẻ được uống vitamin A đạt tới 99,9%.
Nguồn: Báo Bảo vệ pháp luật

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Kiểu thời tiết “đỏng đảnh” sáng lạnh trưa nắng nóng là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ nhập viện vì viêm phổi. Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) dự báo, thời tiết này kéo dài sẽ còn gia tăng hơn nữa trẻ em đổ bệnh.

Nằm ghép vì nhập viện tăng quá nhanh 
Đến khoa Nhi BV Bạch Mai (Hà Nội) cnhững ngày gần đây, hai bệnh chiếm đại đa số trẻ em phải nhập viện điều trị là viêm phổi và tiêu chảy, trong đó viêm phổi chiếm tới 60% số bệnh nhi nhập viện. Nguyên nhân là do kiểu thời tiết sáng sớm, chiều tối lạnh, trưa nóng....
Cụ thể, tại thời điểm này, đang có 110 bệnh nhi điều trị nội trú nhưng khoa Nhi chỉ có 60 giường bệnh. Số khám ngoại trú cũng tăng mạnh với hơn 200 bệnh nhân tới khám mỗi ngày. Cá biệt, ngày Chủ nhật (25/1) chỉ có 2 bác sĩ trực nhưng đã phải “vật lộn” khám cho khoảng 140 bệnh nhi, trong đó số nhập viện là 10 cháu và đại đa số là viêm phổi.
Các bác sĩ hội chẩn một ca viêm phổi nặng phải thở máy. Ảnh: H.Hải
Các bác sĩ hội chẩn một ca viêm phổi nặng phải thở máy. Ảnh: H.Hải
Thực sự là một ngày trực rã rời chân tay vì khám, khám và khám bệnh. Bệnh nhi đến khám đại đa số là sốt, ho, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và nhiễm vi rút đường tiêu hóa gây sốt, nôn”, Bác sĩ Nguyễn Đông Hải, Khoa Nhi, BV Bạch Mai cũng chia sẻ.
Chỉ định nhập viện được đưa ra rất ngặt nghèo vì số bệnh nhi quá đông, nên hầu hết số ca nhập viện là nặng. Cả khoa có 10 máy thở thì đã phải sử dụng 9 máy, chỉ còn 1 máy dự phòng cấp cứu. Với kiểu thời tiết này, trong 1-2 ngày tới, bệnh nhi sẽ còn tăng lên”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) nhận định.
Theo TS Dũng, bệnh viêm phổi thường tăng bắt đầu từ thời điểm chuyển mùa thu đông, xen kẽ những đợt nóng “đổ mồ hôi” như hiện nay.
Đã thành quy luật, thời tiết cứ đang lạnh lại trở nóng là trẻ dễ mắc viêm phổi. Nguyên nhân là khi trời rét, các gia đình luôn chú tâm đến việc chống rét cho con, mặc nhiều quần áo. Khi trời ấm lên, như nhiệt độ của ngày 27/1 lên đến 25-26 độ C nhưng chắc chắn, không một bố mẹ nào dám cho con mặc áo ngắn tay, thậm chí vẫn áo chùm, áo đụp vì sợ trẻ rét. Trong khi thực tế, trẻ mặc một áo thu đông mỏng cũng tuốt mồ hôi nhất là khi chạy nhảy. Mồ hôi ra thấm vào lớp quần áo, thấm trở lại cơ thể nên trẻ bị nhiễm lạnh, rất dễ bị đường hô hấp rồi biến chứng viêm phổi”, TS Dũng nói.
Học cách đếm nhịp thở của trẻ dưới 6 tháng tuổi
ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi, cho biết: "Trong đợt này, đối tượng viêm phổi nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng. Nhiều bà mẹ rất thảng thốt, không tin vào tai mình khi bác sĩ chỉ định con nhập viện vì viêm phổi. Bởi vừa sáng trẻ còn chơi, bú tốt, chiều thấy con mệt lả đi viện khám thì đã là viêm phổi”.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khám cho một bệnh nhi viêm nặng. 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khám cho một bệnh nhi viêm nặng. Các ca bệnh trẻ dưới 6 tháng tuổi diễn biến từ viêm đường hô hấp sang viêm phổi rất nhanh. Ảnh: H.Hải
BS Nam cho biết, trẻ nhỏ dưới 6 tháng sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ lớn. Hơn nữa, viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng không biểu rầm rộ như ở trẻ lớn (sốt, ho, khó thở...)  mà ít có dấu hiệu điển hình, có những trẻ thậm chí còn không sốt, không ho nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.
Vì thế, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần quan sát trẻ rất kỹ. Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú, có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường), quấy khóc thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ. 
Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng), thì nên vén áo lên để quan nhịp thở của trẻ. 
Theo TS Dũng khẳng định, để phát hiện viêm phổi trẻ em, việc quan sát, “đếm” nhịp thở là quan trọng nhất. 
Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần trong một phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần trong một phút trở lên và trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần trở lên trong một phút. 
Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú và tốt nhất là khi bé ngủ. Người lớn đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp. 
Trẻ nhỏ khi đang bị bệnh, mẹ hãy quan sát nhịp thở con ngày ít nhất 3 lần, nếu thấy di động lồng ngực nhanh hơn, thở nhanh hơn bình thường đã có dấu hiệu viêm phổi, còn nếu đến mức thở rút lõm sâu lồng ngực thì đã viêm phổi nặng.
Thời tiết này còn kéo dài, sẽ còn nhiều bệnh nhi viêm phổi nhập viện. Vì thế, hãy chú ý chăm sóc trẻ để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh, bằng cách giữ ấm đúng cách cho trẻ. Khi đi đường cần mặc thêm áo tránh gió (tùy theo nhiệt độ mà mặc nhiều hay ít), đeo khẩu trang. Còn đến lớp, trong nhà,  trẻ chỉ cần mặc một áo thu đông mỏng. 
Có nhiều trẻ đang ốm, bố mẹ ủ khi đến viện khám, bác sĩ sờ vào người trẻ nóng phừng phừng, thậm chí thấm đẫm mồ hôi. Thân nhiệt trẻ còn cao hơn người lớn, trẻ lại vận động nhiều, vì thế, người lớn mặc sao hãy cho con trẻ mặc vậy, không nhồi nhét quá nhiều quần áo trẻ vì ấm quá mà đổ bệnh”, BS Nam nói.
Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa này cha mẹ không nên đóng kín cửa cả ngày, nhà cửa cần phải mở cửa để lưu thông khí; tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và bếp than. 
Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ bú sữa mẹ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng; Tiêm phòng đúng lịch cho trẻ...
Hồng H
Cơ hội được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cho khoảng gần 79.000 phụ nữ hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn

Sáng nay , tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ và BHXH Việt nam tổ chức lễ trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ hộ cận nghèo các tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum và Đắc Nông. Tổng số thẻ bảo hiểm y tế trao tặng là trên 10.500 thẻ, được trích mua từ nguồn quỹ“ Chung tay vì phụ nữ nghèo Việt Nam”.
Khám bệnh cho người nghèo
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cả nước hiện có trên 64 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Riêng đối với người thuộc hộ cận nghèo, năm 2014 vừa qua, đã có 3,2/5,1 triệu người tham gia BHYT, tăng 20,2% so với năm 2013 nhưng vẫn nằm trong nhóm có tỷ lệ tham gia thấp và vẫn còn khoảng 40% số người thuộc hộ gia đình cận nghèo chưa tham gia BHYT.
Với mục tiêu giúp các phụ nữ hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế ngay từ tuyến cơ sở bằng chế độ BHYT, chương trình “ Chung tay vì sức khoẻ phụ nữ Việt Nam” do Bộ y tế, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát động đã vận động các nhà hảo tâm, tài trợ 15,8 tỷ đồng mua thẻ bảo hiểm y tế. Chương trình đem đến cơ hội được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cho khoảng gần 79.000 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.
Tại lễ trao thẻ BHYT sáng nay, Bộ y tế đã trao 10.585 thẻ bảo hiểm cho các phụ nữ hộ cận nghèo thuộc các tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc và Đắc Nông.
 Phát biểu tại lễ trao tặng, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, hiện nay tỷ lệ phụ nữ chịu rủi ro về sức khoẻ, mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chưa có điều kiện tiếp cận với việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế còn cao. Việc trao tặng thẻ bảo hiểm y tế này sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo: “Chúng tôi nghĩ đây là một hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đối với người thuộc hộ cận nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng giúp họ được chăm sóc sức khoẻ chế độ bảo hiểm y tế, thoát khỏi cảnh nghèo đói do ốm đau bệnh tật. Nhân dịp này chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm đã theo lời kêu gọi của các tổ chức, giúp mua thẻ bảo hiểm cho người cận nghèo, và chúng tôi cũng mong muốn rằng, chính quyền, cấp uỷ các cấp sẽ tiếp tục vận động xã hội hoá để có thể mua toàn bộ thẻ bảo hiểm cho các hộ nghèo còn lại và phong trào này cần được lan ra các nơi”./.
Minh Châu/VOV- Tây Nguyên
Mùa đông - xuân là thời kỳ cao điểm của bệnh ho gà. Cháu Vũ Phan Dương, 2 tháng tuổi (Hải Phòng) đã phải nằm viện 2 tuần, điều trị thở oxy tại khoa hô hấp, Bệnh viện nhi trung ương vì bệnh này. Theo người nhà, cách đây một tháng, bé Dương ho từng cơn rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở. 
Tại bệnh viện tỉnh, cháu được chẩn đoán viêm phế quản phổi và điều trị trong 10 ngày. Tuy nhiên, do bệnh tình không thuyên giảm, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương. Qua thăm khám và chụp X-quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với virus ho gà. Gia đình cho biết cháu Dương chưa được tiêm văcxin phòng bệnh này.
ho-ga-6941-1422065348.jpg
Một trường hợp ho gà biến chứng suy hô hấp đang điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Lê Mai.
Bé gái Trần Phương Linh (2 tuổi, Hà Nội) đang nằm tại khoa Điều trị tích cực cũng là trường hợp biến chứng ho gà do không được tiêm văcxin. Các bác sĩ cho biết, cháu Linh khi nhập viện đã trong tình trạng nguy kịch: Suy thở, suy tuần hoàn. Bé đã được điều trị bằng thở máy, hỗ trợ tim mạch, dùng thuốc kháng sinh phù hợp. May mắn, sau 5 ngày tình trạng bệnh nhi đã cải thiện rõ. Trẻ vẫn còn ho nhưng không dai dẳng, không gây tím tái.
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hanh, Phó trưởng Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi trung ương, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này dễ lây lan qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, ôm hôn..) khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.
Ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Xuất tiết: Kéo dài 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm).
- Toàn phát: 1-2 tuần kế tiếp, các cháu bắt đầu ho nhiều, ho dài rồi tiến triển thành từng cơn ho sặc sụa. Những cơn ho này khiến trẻ mất sức, thể trạng mệt mỏi, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
- Hồi phục: Trong giai đoạn này, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.
“Trong thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng ho gà rất giống với những chứng bệnh cảm thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan, tự mua thuốc về chữa cho con. Đến khi thấy trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp”, tiến sĩ Hanh chia sẻ.
Hiện nay tiêm văcxin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ bào thai. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi văcxin 5 trong một để phòng bệnh này. Ngoài ra, cần tránh cho bé tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh.
Nguồn: Lê Mai - Vnexpess.net
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế. Ph. Thủ tướng yêu cầu minh bạch trong công tác quản lý các trang thiết bị y tế.


Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ Y tế chỉ đạo về trang thiết bị y tế đã triển khai được nhiều nội dung công việc, như hoàn tất việc ký Hiệp định ASEAN về trang thiết bị y tế, Q.Đ Thủ tướng về miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo; rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với trang thiết bị sản xuất trong nước; xây dựng văn bản quản lý trang thiết bị y tế; từng bước xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia về trang thiết bị y tế; bước đầu hỗ trợ sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng trang thiết bị y tế, góp phần đáp ứng nhu cầu cơ bản của các bệnh viện.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng trang thiết bị y tế còn hạn chế, vẫn còn tình trạng sử dụng trang thiết bị y tế kém chất lượng, lạm dụng các kỹ thuật, công nghệ cao làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và điều trị của người bệnh, gian lận trong việc nhập khẩu trang thiết bị y tế, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế theo hướng tạo cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nước; khuyến khích sử dụng trang thiết bị y tế trong nước đã sản xuất được; đồng thời tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế.

Về hỗ trợ phát triển sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cụ thể hóa các chính sách ưu đãi để tăng cường thương mại hóa các sáng chế, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực máy móc, trang thiết bị y tế.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm đổi mới sáng tạo Việt Nam, trước mắt thí điểm phương thức hỗ trợ lò đốt rác thải y tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật, rà soát bổ sung, điều chỉnh danh mục trang thiết bị y tế trong nước đã sản xuất được.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Y tế đăng tải công khai trên trang tin cổng thông tin đấu thầu quốc gia kết quả đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của các cơ sở y tế.

Đồng thời công khai việc cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; công khai các doanh nghiệp, cơ sở y tế vi phạm trong việc kinh doanh và sử dụng trang thiết bị y tế và công khai kết quả thanh tra, giám sát, kiểm tra, xử lý các cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm.

Bộ Y tế cần triển khai ngay các giải pháp quản lý trang thiết bị y tế để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Bộ Y tế - Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận 1.551 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, có 01 trường hợp tử vong, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2014 (2.255 mắc)


 Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến


Bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành và mắc rải rác ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội, từ ngày 01-14/01/2015 có 39 trường hợp mắc ở 21 xã phường của 13 quận huyện, có ổ dịch tập trung với 6 trường hợp mắc tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.   Ngay sau khi ổ dịch tay chân miệng xảy ra, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt việc điều tra xác minh ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly bệnh nhân; hướng dẫn người dân lau rửa nhà cửa, đồ chơi; tư vấn cho các bà mẹ về kỹ năng phòng bệnh cho trẻ, tổng vệ sinh môi trường khu vực; tổ chức tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và các biện pháp phòng chống.

Đại diện Cục Y tế dự phòng khuyến cáo bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da dưới dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp có diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Để phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Nguồn: http://infonet.vn/



Bộ Y tế - Ngày 18.1, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - xác nhận, từ ngày 13-16.1, tại huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) đã triển khai tiêm vaccine sởi - rubella tại các trường THCS.

 Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến


Khi triển khai đã xảy ra 19 trường hợp có hội chứng lo lắng tâm lý dây chuyền của học sinh một số trường. Số trẻ này sau tiêm 10-15 phút có triệu chứng buồn ói, chóng mặt, nhức đầu. Hầu hết các trường hợp xuất hiện có tính lan truyền từ học sinh này sang học sinh khác.

Khi xảy ra hiện tượng trên, tất cả các em đã được đưa đến BV Công ty Caosu huyện Lộc Ninh để được chăm sóc và xử lý y tế, đến 12h ngày 16.1 các trường hợp đều ổn định. Sở dĩ các em có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt xỉu đồng loạt xảy ra với học sinh khi tham gia tiêm tại điểm tiêm ở nhà trường là hiện tượng phản ứng dây chuyền sau khi tiêm chủng.

Tức là sau khi tiêm vaccine cho một nhóm người sẽ gây ra sự lo lắng ở những người được tiêm với những triệu chứng tương tự nhau, gây ra một dạng của phản ứng dây chuyền; như là sự xuất hiện một chùm các triệu chứng có thể xảy ra ở trường học. Các trường hợp này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến cáo, trong thời gian qua cũng đã ghi nhận tại một số điểm tiêm chủng trường học. Yếu tố nguy cơ là có sự kích thích tác động gây lo lắng, nữ thường gặp nhiều hơn nam, khoảng tuổi học sinh cấp 2...

Nguồn: http://laodong.com.vn/



- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Sợ phải thay đổi

Đến giờ, cô gái Ngọc Lan (26 tuổi) vẫn độc thân. Lan là nhân viên của một tập đoàn liên doanh với nước ngoài. Cô gái xinh đẹp lại thành đạt từ khá sớm. Cô là đối tượng của rất nhiều anh chàng trong công ty.

Những tưởng cô sớm đã tìm được ý chung nhân cho mình nhưng hỏi ra mới biết cô chưa bao giờ trả lời quá ba tin nhắn với những ai có ý định cưa cẩm mình và dĩ nhiên vẫn đang “độc thân kiêu hãnh”.

Nhiều người nghĩ cô chảnh nhưng chỉ những người cực kì thân thiết mới biết  Lan vốn là người không hào hứng với việc tìm kiếm những mối quan hệ mới. Cô ít khi chủ động rủ bạn bè đi chơi mà chỉ hưởng ứng khi được lôi kéo.

Những buổi giao lưu, họp mặt làm quen bạn mới càng không có trong từ điển của cô. Nói về việc được tán tỉnh, thì cô chỉ thấy những câu chuyện xã giao trống rỗng đó thật nhạt nhẽo.



Ngày nghỉ, thay vì đi giao lưu mở rộng mối quan hệ, nhiều cô nàng lại chọn cách... ngủ nướng
 
Chiến Thắng, 27 tuổi kỹ sư xây dựng lại thuộc dạng lười chinh phục và tán tỉnh phụ nữ. Công việc ổn định, thu nhập tốt, anh chàng lại khá cao to đẹp trai, Thắng là mối quan tâm của rất nhiều cô gái. Tuy nhiên, đến tận bây giờ anh chưa có một mối tình vắt vai. Thắng vẫn chưa hề có ý định thay đổi hiện trạng dù bị bố mẹ hối thúc liên tục.

Khi bị gia đình dồn ép, Thắng liền bật lại: “Con dự định ngoài 30 tuổi mới lấy vợ, vậy yêu sớm để làm gì? Để vài năm nữa yêu dăm tháng rồi cưới luôn thể, khỏi mất công đón đưa, quà cáp”.
 
Sợ mọi người không hiểu, Thắng  bồi thêm: “Con cũng đang có cảm tình với một cô gái nhưng nhìn anh cả suốt ngày phải dỗ dành, nghĩ đủ trò lãng mạn để làm vui lòng chị dâu tương lai, con ngán quá”.
 
Lí lẽ của Thắng cũng gần giống lý lẽ của Hoàng Duy, 36 tuổi trưởng phòng kinh doanh của một công ty in ấn bao bì. Sau khi chia tay mối tình năm năm, Duy mắc phải bệnh lười yêu.

Anh đang nhờ bạn bè làm mai cho cô gái nào có thể cưới ngay mà không tán tỉnh, tỏ tình hay chiều chuộng. Những tin nhắn ngọt ngào, những buổi đi chơi lãng mạn những món quà đáng yêu giờ đây quá xa xỉ với anh.
 
Đừng "há miệng chờ sung"

Tiếp xúc với những chàng trai, cô gái này, điều dễ dàng nhận thấy là không phải họ không muốn yêu mà chỉ là do tâm lý ngại phải thay đổi thói quen, ngại phải bắt đầu một tình cảm mới với nguy cơ đổ vỡ luôn rình rập. Một số thậm chí còn không biết mình phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào để có một tình yêu đẹp, bền vững.

Lí giải cho hiện tượng này, các chuyên gia tâm lí cho rằng: “Lười yêu” vốn xuất phát từ nguyên nhân tâm lý. Có những người hài lòng quá mức với những mối quan hệ hiện có, suốt ngày quẩn quanh với từng đấy con người, gói gọn trong chỉ môi trường ấy. Họ thỏa mãn với điều đó và không có nhu cầu muốn mở rộng thêm mối quan hệ ở những môi trường khác.

Có những người lại vì ám ảnh đổ vỡ quá khứ, bị tác động những “bi kịch” tình yêu của những người xung quanh hoặc “cố thủ” trong suy nghĩ “tình yêu là điều xa xỉ” mà sinh ra bệnh lười yêu.

Họ thường muốn rút ngắn giai đoạn, vì cảm thấy quen quen và nhàm chán bởi dường như họ đang lặp lại chính mình của ngày trước. Điều đó dẫn đến việc họ mất đi hứng thú với việc tìm kiếm một nửa của mình và hết lòng với nó.
 
Những người mắc bệnh này sẽ luôn biện minh "Đến duyên, đến số ắt vồ lấy nhau". Tuy nhiên họ không biết rằng, không phải cái gì đến sẽ đến, phải duyên phải số ắt sẽ “vồ lấy nhau”.
Khi bạn ngồi “há miệng chờ sung”, thì cơ hội càng trở nên khó khăn hơn. Cần phải chủ động tìm lấy hạnh phúc cho chính bản thân mình thông qua việc lên kế hoạch, chiến lược tìm cho mình một “đối tác tình yêu” đáng tin cậy.

Điều quan trọng là bạn còn cần tự bồi đắp cho mình tâm hồn lãng mạn, biết rung động trước những cử chỉ yêu thương, đồng thời biết chủ động trao đi những cử chỉ và hành động đẹp để nhận về tình yêu từ phía đối tác... -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Có mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 6 giờ 30 sáng đến 12 giờ trưa từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, gần 100 sinh viên tình nguyện đã hỗ trợ nhiều việc cho người bệnh.
Giúp đỡ người già
Chương trình do Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP.HCM thực hiện. Công việc của sinh viên (SV) tình nguyện là hướng dẫn bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân làm thủ tục nhập và xuất viện, lấy số thứ tự khám bệnh, ghi tên tuổi vào sổ khám bệnh cũng như hướng dẫn bệnh nhân đến từng khoa, phòng…
Nguyễn Trần Đại, SV Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, tâm sự: “Mặc dù việc học rất bận nhưng mỗi tuần mình cố gắng sắp xếp dành ra 3 buổi sáng đến bệnh viện để giúp đỡ bà con. Mình xem những người bệnh lớn tuổi đi lại khó khăn cũng giống nhưng ông bà và người thân của mình vậy”. Mỗi ca trực bắt đầu từ lúc 6 giờ 30 sáng nhưng lúc nào Đại cũng đến trước 30 phút vì “những bệnh nhân ở tỉnh xa họ đến rất sớm để lấy số thứ tự”.
Do số lượng bệnh nhân quá đông nên từ lúc vào ca trực đến lúc tan ca các tình nguyện viên phải đứng suốt. Ngô Thùy Lam, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: “Nhiều khi muốn ngồi nghỉ ngơi một chút cho đỡ mỏi chân nhưng thấy bệnh nhân đang cần sự chỉ dẫn của mình nên không đành. Mỗi lần hướng dẫn cho bệnh nhân hoặc người nhà của họ đi đến đúng nơi, đúng chỗ là mình cảm thấy trong lòng vui vui”.
Với phương châm tiếp cận để hỗ trợ bệnh nhân nên các tình nguyện viên đã giúp đỡ được nhiều trường hợp rất đặc biệt. “Tụi mình không để bệnh nhân đến hỏi mà chủ động tiếp cận để hướng dẫn họ. Có những người lần đầu tiên đến bệnh viện không biết gì cả nên mình phải đi theo họ từ đầu đến cuối”, Lâm Thị Thùy Trang , SV Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, bộc bạch.
Sự nhiệt tình, nhã nhặn của SV đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với mọi người. Bác Nguyễn Thị Nhung (quê H.Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết: “Tôi đi theo một số người ở cùng quê lên đây khám bệnh nhưng khi đến bệnh viện thì mỗi người khám mỗi bệnh khác nhau nên chẳng có ai đi chung với mình cả. Mặc dù cũng đã lên đây một lần rồi nhưng tuổi già, mắt kém đâu có nhớ đường đi lối lại. Nhờ có mấy cô cậu SV giúp đỡ chứ nếu không thì chẳng biết phải làm sao”.
Niềm tin yêu và sự cảm kích đó còn được nhân lên nhiều lần khi nghe bác Lê Văn Thành (ngụ tại H.Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) kể: “Mặc dù có đứa con trai đi cùng nhưng do tôi bệnh nặng không tự đi một mình được nên thằng con trai phải dìu đi, còn SV thì giúp làm thủ tục khám bệnh. Lúc đầu tui cứ tưởng là các cháu làm dịch vụ lấy tiền của bệnh nhân, nhưng không ngờ là miễn phí”.
Chị Trần Ngọc Phụng, Bí thư Chi đoàn phòng khám của Bệnh viện Chợ Rẫy, nói: “Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 4.000 bệnh nhân đến khám và điều trị. Những ngày cao điểm có khi lên tới hơn 5.700 bệnh nhân, đó là chưa kể lượng thân nhân người bệnh đi cùng. Vì vậy, bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng đông đúc. Sự có mặt của SV tham gia để giúp đỡ, hướng dẫn bệnh nhân là một việc làm vô cùng ý nghĩa”.
Yêu thương trẻ nhỏ
Nếu sự xuất hiện của SV ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã làm bớt đi sự nhọc nhằn cho những bệnh nhân lớn tuổi thì nhóm SV đến từ Trường ĐH Mở TP.HCM lại làm vơi đi nỗi đau và đem lại tiếng cười cho các bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Từ sáng thứ hai đến thứ sáu hằng tuần có gần 200 lượt SV tình nguyện của nhóm đến giúp các bệnh nhi vui chơi để quên đi những đau đớn mà các em đang phải gánh chịu.
Trưởng nhóm Tạ Thị Mai Anh tâm sự: “Các bé đang đau đớn nên tụi mình phải cố nghĩ ra những điều thật hấp dẫn để gây sự chú ý với các em. Lúc đầu các bé khá dè dặt với bọn mình, nhưng sau đó đòi vẽ tranh, cùng ca hát”.
Có dịp tiếp xúc và chăm sóc các em thường xuyên khiến các SV có những tình cảm đặc biệt và khó phai.
Nguyễn Thị Thanh Tiền kể: “Tôi còn nhớ rất rõ về một cậu bé bị phỏng điện, với nỗi đau về thể xác và tinh thần rất lớn. Nhưng bằng tình yêu thương và sự vỗ về của các tình nguyện viên trong nhóm đã giúp em vượt qua nỗi đau, sống có ý chí, nghị lực và niềm tin”.
Còn Lê Thị Ngọc Ánh tâm tình: “Ngày tháng cứ trôi qua tôi lại có thêm nhiều kỷ niệm cùng các em nhỏ, và rồi cái tên Y.N đã khắc sâu trong tâm t Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Ngày 11-1, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, tái khẳng định điều trên với Pháp Luật TP.HCM trước câu hỏi làm thế nào để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân sau khi Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2015.
Theo ông Thảo, thủ tục cho người đi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT sẽ rất đơn giản. Người dân đến cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký ban đầu cùng thẻ BHYT cộng với giấy tờ tùy thân có ảnh đã có thể khám được. Đối với học sinh, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT làm thẻ học sinh cho các em để đảm bảo các em có giấy tờ tùy thân có ảnh.
“Như vậy, người khám, chữa bệnh BHYT, thủ tục duy nhất là thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh” - ông Thảo nói.
Cùng ngày, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã có cải cách thủ tục hành chính đối với người tham gia BHYT, đặc biệt là đối với bệnh nhân ra viện sẽ giảm từ bảy chữ ký xuống còn ba chữ ký. “Đặc biệt, không được bắt người dân nộp thêm giấy phôtô thẻ BHYT, nếu cần thì cơ sở khám, chữa bệnh phải tự phôtô và không được thu thêm lệ phí” - bà Hương cho biết. Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Công Ty Quảng Cáo Nguyên Sang Cuối -
- Website Dịch Vụ Seo Từ Khóa Quảng Cáo Website Lên Top 1 - 5 Trang Nhất Google Chuyên Nghiệp Giá Rẻ -
- Fanpage Dịch Vụ Seo Từ Khóa Quảng Cáo Website Lên Top 1 - 5 Trang Nhất Google Chuyên Nghiệp Giá Rẻ -
- Fanpage Dịch Vụ Seo Từ Khóa Quảng Cáo Website Lên Top 1 - 5 Trang Nhất Google Chuyên Nghiệp Giá Rẻ -
- Làng Nghề Mành Rèm Cửa Mão Điền Chuyên Cung Cấp, Sản Xuất, Lắp Đặt, Đầu Mối Bán Buôn Các Lọai Rèm -
- Làng Nghề Mành Rèm Cửa Mão Điền Chuyên Cung Cấp, Sản Xuất, Lắp Đặt, Đầu Mối Bán Buôn Các Lọai Rèm -
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các địa phương chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm tra, giám sát đối với những lô hàng thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong đó, lưu ý kiểm tra kỹ xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa, tem, nhãn mác... Đối với những lô hàng không có giấy phép, kiên quyết dừng thông quan, không cho xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những lô hàng có thông tin, dấu hiệu nghi vấn cần tổ chức kiểm tra thực tế hàng hóa để xử lý sai phạm nếu có.
Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các vụ, cục chuyên môn tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩ Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Nhằm tăng cường đảm bảo an toàn của các nhóm thực phẩm cung ứng ra thị trường khi Tết Nguyên đán đang cận kề, TP.Hà Nội đã yêu cầu tăng cường kiểm tra các mặt hàng thực phẩm được đưa vào thị trường Hà Nội và những mặt hàng thực phẩm được bày bán tại các chợ, siêu thị...
Đảm bảo an toàn thực phẩm cung ứng tết
Trước tình trạng không đảm bảo an toàn trong tiêu thụ thực phẩm như vừa qua (báo Lao Động từng nhiều lần phản ánh), đặc biệt trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang cận kề, TP.Hà Nội vừa giao cho Sở NNPTNT thành phố thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý thị trường kinh doanh thực phẩm hiện nay.
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, nhu cầu mua sắm của nhân dân đối với các nhóm hàng thực phẩm sẽ tăng mạnh để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Dự kiến, nhu cầu sử dụng thịt trong dịp Tết Nguyên đán khoảng 800 tấn thịt/ngày trong đó thịt trâu, bò trên 100 tấn, thịt lợn 500 tấn, thịt gia cầm trên 200 tấn/ngày. Trong khi đó, số lượng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bảo đảm an toàn còn hạn chế, thị trường tiêu thụ thực phẩm còn nhiều trôi nổi; thực phẩm an toàn cung ứng ra thị trường từ các chuỗi liên kết hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tình trạng ô nhiễm, gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn phổ biến
Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được bày bán công khai tràn lan tại các chợ, đó là khẳng định của Sở NNPTNT khi nhìn nhận về tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay. Trên thực tế, trong khi một phần lớn nhu cầu sử dụng thực phẩm được thông qua các chợ “cóc”, chợ tạm, thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng thì thực trạng trên là điều dễ thấy. Ngay cả đối với các chợ được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng, việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm gia cầm cũng bị thả lỏng.
Có mặt tại khu vực bày bán gia cầm, thuộc chợ Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), tất cả các sản phẩm gia cầm tại đây đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng nhận kiểm định an toàn chất lượng theo các quy định. Khi được hỏi, nhiều chủ hàng không chút giấu giếm. “Cứ chấp hành đầy đủ việc đóng phí kinh doanh thì không mấy ai kiểm tra cả. Với lại, đây toàn là hàng do các gia đình nuôi và mang lên bán, có bệnh tật gì mà kiểm tra” - một chủ hàng tại đây cho biết.
Điều đáng nói, cảnh tượng ô nhiễm không chỉ diễn ra tại các chợ dân sinh, truyền thống có quy mô nhỏ, mà ngay cả những khu chợ đầu mối được đầu tư khang trang, tình trạng này cũng diễn ra phổ biến. Có mặt tại chợ Hà Vỹ (huyện Thường Tín) - là chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc, PV không khỏi ngỡ ngàng bởi cảnh tượng ô nhiễm nơi đây vẫn tiếp tục tái diễn. Sau trận mưa phùn, cả chợ chung cảnh nhếch nhác, bùn đất lẫn phân đã tạo nên mùi khó chịu, ngột ngạt. Gia cầm chết được nhốt chung với gia cầm sống. Hầu hết các kiốt bán gia cầm đều cáu bẩn bởi phân, lông, rác thải, thậm chí nhiều chỗ còn có cả tiết gà, vịt. Trong khi đó, nước thải dưới cống thoát bị tắc nghẽn cũng bốc mùi nồng nặc. Được xây dựng với số vốn trên 35 tỉ đồng bằng nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và TP.Hà Nội, nhưng chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nguyên nhân tình trạng trên, theo lý giải của Ban quản lý chợ là do lượng gia cầm tập trung về đây luôn quá tải so với diện tích chợ được xây dựng. Ước tính mỗi ngày, chợ Hà Vỹ thải 2 - 3 tấn phân, rác thải, dẫn tới công tác xử lý vệ sinh không đảm bảo. Điều đáng nói, tình trạng ô nhiễm tại chợ cũng từng bị đơn vị tài trợ “tuýt còi” cảnh báo (năm 2012) vì không thực hiện theo đúng cam kết. Tuy nhiên, đến nay, vấn nạn này dù đã cải thiện, song còn chưa đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
http://laodong.com.vn/trang-ha-noi/siet-quan-ly-atvs-thuc-pham-trong-dip-tet-287554.bld Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Dân trí Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa công bố kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Bệnh viện Đa khoa huyện U Minh (Cà Mau).
Theo kết quả thanh tra, ông Đỗ Minh Thắng (Giám đốc Bệnh viện) đã bỏ túi riêng số tiền 10.000 USD của một tổ chức phi chính phủ tài trợ với mục đích nâng trình độ các y bác sĩ tại bệnh viện từ năm 2008.
Cụ thể, sau khi tiếp nhận số tiền trên, tập thể bệnh viện thống nhất gửi tại một ngân hàng của huyện U Minh. Tuy nhiên, 15 ngày sau đó, giám đốc BV bất ngờ chỉ đạo cho kế toán rút 10.000 USD đổi thành tiền Việt Nam đồng với số tiền 168 triệu đồng. Sau đó, ông Thắng đã mở sổ tiết kiệm cá nhân với số tiền này và chiếm dụng cho đến khi bị phát hiện vào năm 2014.
Ngoài ra, với sự lãnh đạo của ông Thắng, BV Đa khoa huyện U Minh còn chi nhiều khoản tiền sai quy định như: Chi tiền sửa xe cấp cứu cao hơn giá thẩm định, sửa chữa các khoa phòng thanh toán chênh lệch thừa khối lượng so với thực tế, mất cân đối từ năm 2012- 2013 trên 3 tỉ đồng...

Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Một nghiên cứu mới nhất dựa trên các thang đo sức khỏe tâm thần chuẩn đối với trên 2.000 sinh viên Y khoa ở 8 trường ĐH Y Dược trên toàn quốc đã đưa ra một kết luận quan trọng về dấu hiệu trầm cảm và ý nghĩ tự tử gia tăng ở khối sinh viên này.
Tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần, bằng chứng từ các nghiên cứu ở cộng đồng người Việt Nam” tổ chức tại ĐH Y Dược Huế ngày 9, 10/1 vừa qua, nhóm nghiên cứu của GS. Michael P. Dunne (Viện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ĐH Y Dược Huế, Trường Y tế công cộng và Công tác xã hội, ĐH Công nghệ Queensland), ThS.BS.Trần Quỳnh Anh (ĐH Y Hà Nội), PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt (ĐH Y Hà Nội) đã đưa ra nhiều kết luận mới chính xác mang tính cảnh báo cao từ việc nghiên cứu sức khỏe và sự khỏe mạnh tinh thần của sinh viên Y khoa tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu chung trên thế giới đã chỉ ra rằng, sinh viên Y khoa mắc phải stress cao hơn, do đó dễ dẫn đến trầm cảm. Sự biểu hiện trầm cảm, lo âu của sinh viên Y khoa cao hơn so với sinh viên các ngành khác và so với cả dân cư nói chung. Ước tính tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm trí của sinh viên Y khoa tại Mỹ và các nước châu Âu là 8-15%, tại Trung Đông là 45-67%, tại các nước khác từ 21-38%. Riêng tỷ lệ sinh viên Y khoa có ý tưởng tự tử ở Mỹ là 11,2%, ở Bắc Âu là 14% và ở Trung Quốc là 12%.
Hiện ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên sinh viên Y khoa nhưng điều tra ở quy mô nhỏ, ở 1 hoặc 2 trường. Nghiên cứu mới nhất trên được cho là thực hiện khá đầy đủ và quy mô đối với 2.099 sinh viên hệ BS đa khoa năm 1, năm 3, năm 5 tại 8 trường: ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Thái Nguyên, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y Dược Huế, ĐH Tây Nguyên (Khoa Y Dược), ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh và ĐH Y Dược Cần Thơ từ tháng 1-4/2013.
Kết quả cho thấy, có 43% trong số 2.099 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm. Trong đó, có 23% trầm cảm nhẹ và 20% có thể trầm cảm nặng. Đặc biệt về hành vi tự tử: có 8,7% SV có ý tưởng tự tử, 3,9% lên kế hoạch tự tử và 0,9% cố gắng tự tử. Các SV có cả dấu hiệu trầm cảm và ý tưởng tự tử là 5,8% (119 sinh viên) -đây là nhóm nguy cơ cao cần phải cảnh báo.
Nguyên nhân của việc có trầm cảm, có ý tưởng tự tử được xác định đến do nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó lớn nhất vẫn là nhóm “Ảnh hưởng các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống”. Trong nhóm này, việc bất đồng về cha mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,1%, việc kết thúc tình bạn chiếm 25,3%, việc kết thúc tình yêu chiếm 23,7%. Sau đó là vấn đề khó khăn về nơi ở với 16%, khó khăn về tài chính 8,1%.
Nhóm kế đến là “Các yếu tố học tập”. Cao nhất trong nhóm này là việc không hài lòng với kết quả học tập chiếm đến 56,5%. Tiếp đến là việc thi trượt, muốn chọn lại nghề…
Nhóm “Nhân khẩu học” cũng được khảo sát và cũng có liên quan đến việc trầm cảm, có ý nghĩ tự tử ở sinh viên Y khoa như: nơi ở gia đình (tỷ lệ thành thị cao hơn nông thôn), giới tính (nữ cao hơn nam), sinh viên năm thứ 3 cao hơn sinh viên năm 1, năm 5, dân tộc (Kinh cao hơn các dân tộc khác), tôn giáo (không có tôn giáo cao hơn có tôn giáo).
Các tác giả của đề tài nghiên cứu này đã đặc biệt lưu ý ở nhóm nguy cơ cao (5,8% SV có cả dấu hiệu trầm cảm và ý tưởng tự tử) bị “dính” nhiều ở nhóm “Ảnh hưởng các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống” ở 5 việc chính là: Kết thúc tình yêu, Thi trượt, Khó khăn về nơi ở, Bất đồng với cha mẹ, Không hài lòng với kết quả học tập.
Theo GS. Michael P. Dunne, ước lượng tỷ lệ sinh viên Y khoa Việt Nam có các dấu hiệu trầm cảm cao hơn đáng kể so với nghiên cứu trên người trưởng thành ở Việt Nam (theo nghiên cứu của Đoàn Vương Diễm Khánh, 2011), và cao hơn so với nghiên cứu trên sinh viên Y khoa ở Mỹ (nghiên cứu của Goebert et al., 2009).
“Chúng ta cần những thầy thuốc khỏe mạnh trong tương lai. Tuy vậy, mặc dù hơn một nửa trong số 2.099 sinh viên được hỏi cho biết họ có chất lượng cuộc sống tốt, nhưng đã có khoảng 2 trong số 5 sinh viên có những dấu hiệu trầm cảm và xấp xỉ 1 trong 10 sinh viên đã có ý nghĩ tự tử trong năm qua. Đặc biệt, có khoảng 1/20 sinh viên có cả 2 dấu hiệu trên. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm những hiểu biết về sức khỏe tâm thần của sinh viên ngành Y - nhóm người trẻ tuổi vốn được coi là khỏe mạnh và ưu tú trong xã hội”, GS Michael P.Dunne cảnh báo.
Qua nghiên cứu thú vị trên, nhóm đã đưa ra khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ trầm cảm và có ý tưởng tự tử trong sinh viên Y khoa tại Việt Nam đang gia tăng. Đó là việc cần thiết phải thành lập các dịch vụ tư vấn cho sinh viên trong các trường ĐH. Điều này ở các trường ĐH trên thế giới đã có. Các dịch vụ tư vấn nên thực hiện toàn diện chứ không chỉ tập trung vào việc điều trị các rối nhiễu tâm lý phổ biến. Các nhà tư vấn nên đưa ra những lời khuyên cụ thể cho sinh viên Y khoa trong các vấn đề về quan hệ tình bạn, tình yêu, khó khăn về nơi ở và tài chính, mối quan hệ gia đình.

Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bệnh nhân điều trị bệnh máu tăng đột biến, đến 1.000 người

Bệnh nhân điều trị bệnh máu tăng đột biến, đến 1.000 người

Theo số liệu báo cáo từ phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh nhân đến khám ngoại trú trung bình 500 bệnh nhân/ngày, bệnh nhân điều trị nội trú điều trị tại Viện đã lên tới con số 1.000 bệnh nhân, tập trung ở các khoa như: Khoa bệnh ... Read more...
TP.HCM - Kho nguyên liệu Giò chả bốc mùi,

TP.HCM - Kho nguyên liệu Giò chả bốc mùi,

Bộ Y tế: Giò chả bốc mùi, không đảm bảo chất lượng. Tuy có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phần lớn nguyên liệu của cơ sở làm giò chả đều không có nguồn gốc. Ngày 10-2, Đội QLTT Thủ Đức ... Read more...
danh sách 10 'làng ung thư' bị ô nhiễm nặng nguồn nước

danh sách 10 'làng ung thư' bị ô nhiễm nặng nguồn nước

10 làng được xác định có nguồn nước ô nhiễm nhất thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận. Năm 2011, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước ... Read more...
TPHCM đang tìm cách giải “bài toán” giảm tải BV

TPHCM đang tìm cách giải “bài toán” giảm tải BV

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến: Để có thể giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện (BV) một cách đồng bộ và triệt để, TPHCM triển khai nhiều đề án trong thời gian qua, từng bước giải bài toán quá tải BV hiệu quả. Theo ... Read more...
Phấn đấu trên 98% trẻ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A

Phấn đấu trên 98% trẻ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A

Bộ Y tế - Năm 2015, Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em đặt ra mục tiêu 98% trẻ em 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A trong chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng” (ngày 1 và 2.6) và chiến dịch uống vitamin A bổ ... Read more...
Thời tiết thất thường, 60% bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi

Thời tiết thất thường, 60% bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Kiểu thời tiết “đỏng đảnh” sáng lạnh trưa nắng nóng là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ nhập viện vì viêm phổi. Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) dự báo, thời tiết này kéo dài sẽ còn gia tăng ... Read more...
Page (1/8) : 1 2 3 4 5 ... Last
Bộ Y Tế Việt Nam