Bộ Y tế - Đợt hiến máu thứ 2 trong mùa Tết Nguyên đán do chương trình “Ước mơ của Thúy” - báo Tuổi Trẻ và Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đã được tổ chức vào sáng 1-3-2015. 

Tại đợt vận động hiến máu lần này, đã có 116 người hiến máu với hơn 160 đơn vị cho bệnh nhi ung thư. Theo đó, gần 300 đơn vị máu đã được tiếp nhận.

Song song, hoạt động tặng quà ước nguyện cho bệnh nhi ung thư bệnh nặng của chương trình “Ước mơ của Thúy” cũng đã tiếp nhận hơn 90 triệu đồng từ chương trình Tết quê nhà 2015 do bà Dương Mỹ Huệ tổ chức (70 triệu đồng) và bà Uyển Nguyện - Việt kiều Mỹ (1.000 USD).


Toàn bộ số tiền này được chương trình “Ước mơ của Thúy” thực hiện thành quà trao cho bệnh nhi ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu và Nhi Đồng 2. Mỗi phần quà trị giá khoảng 1 triệu đồng theo ước muốn của bệnh nhi.
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa sau hơn 5 năm xây dựng.


Bệnh viện Bà Rịa được khởi công vào ngày 19-8-2009, với tổng diện tích hơn 73.000m2 ở phường Long Tâm, TP Bà Rịa. Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước với 37 khoa, phòng cùng nhiều trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện được tổ chức thành 5 phân khu, trong đó có khu điều trị nội trú và các khoa kỹ thuật nghiệp vụ, khu pháp y... Bệnh viện được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân và các tỉnh trong khu vực lân cận.
Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” và “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020”. Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là một trong nhiều nhiệm vụ của Kế hoạch hành động trên.
Tài liệu gồm có 11 Chương và 55 bài, bao gồm đại cương về kháng sinh và vi khuẩn, sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp (nhiễm khuẩn hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thận - tiết niệu,…). 
Tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh sẽ được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh sẽ xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Theo GS-TS Trần Quỵ, Ban biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh, cho biết thì kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý, an toàn nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, …) ngày một gia tăng. “Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng”. Vì vậy, ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là việc cần thiết.
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Trong 2 ngày 10 và 11/2/2015, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tổ chức tại Singapore.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ Y tế Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tổ chức tại Singapore trong 2 ngày 10-11/2/2015.
Tháp tùng Bộ trưởng có đồng chí Hồ Chí Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế và một số cán bộ khác.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu chào mừng Hội nghị thể hiện sự hiểu biết và quan tâm sâu sắc đến vấn đề bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Thủ tướng Singapore - ông Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
Phát biểu tại phiên họp, bà Magret Chan - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao sự nỗ lực của các quốc gia trong việc hướng tới bao phủ y tế toàn dân và những thành tựu bước đầu mà các quốc gia đã đạt được cũng như đề cập thẳng thắn đến những thách thức mà các quốc gia cần phải vượt qua trong thời gian tới để đạt được mục tiêu bao phủ y tế toàn dân.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi với các đại biểu tham gia Hội nghị.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Quang cảnh diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Bà Magret Chan - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu tại Hội nghị

Tin, ảnh từ Hội nghị ở Singapore: Hồ Chí Hùng
(Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra những hướng dẫn về cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Theo đó, chiếc tủ lạnh đã trở thành vật dụng quen thuộc trong hầu hết các gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Trong những ngày Tết chiếc tủ lạnh lại càng phát huy chức năng sử dụng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn.
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.


Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.
Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.




Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...
Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.
Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.


Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi tạm trú của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là "địa phương" phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

Không để thực phẩm quá lâu: Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
Phú Đình
Sáng ngày 5/2/2015, tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch và đảm bảo hoạt động Y tế Tết Ất Mùi 2015.
 
Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế. Tham dự hội nghị có: Vụ Khoa giáo Văn xã – Văn phòng chính phủ, Ban Tuyên giáo TW, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Giáo dục – Đào tạo, Công thương, Công An; lãnh đạo các Vụ/ Cục/Tổng cục đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và 651 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thị xã. 
IMG_0522.JPG

 
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến  cho biết, hiện nay nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao trên toàn quốc trong mùa đông xuân, biên giới đã xuất hiện các trường hợp mắc cúm A (H7N9, H5N1…..) Bộ trưởng đề nghị các cơ sở điều trị đặc biệt là các khoa nhi, hô hấp cần phải có các biện pháp chủ động điều trị đặc biệt là các bệnh về hô hấp….và nghiêm túc rút kinh nghiệm từ bài học của BV Nhi TW trong công tác phân loại bệnh nhân phòng chống nhiễm khuẩn trong công tác điều trị
Về vấn đề an toàn thực phẩm Bộ trưởng cho biết thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều mặt hàng gian lận thương mại, kém chất lượng đã xuất hiện nhiều tuy nhiên các ban ngành chức năng đã giám sát kiểm tra chặt chẽ phát hiện nhiều mặt hàng kém chất lượng và có những biện pháp xử lý, phân tích tỷ lệ mặt hàng kém chất lượng giảm 30% so với năm 2013
Để đảm bảo công tác y tế dịp Tết Ất Mùi, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo bố trí đủ  các kíp  cấp cứu, đảm bảo đủ thuốc, máu, dịch truyền đáp ứng đủ công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc; các cơ sở điều trị không được để quá tải ùn tắc tại các bệnh viện. Chẩn đoán sớm, cách ly tránh nhiễm trùng chéo là nhiệm vụ kiên quyết  đối với các cơ sở điều trị.
 
Đối với vấn đề tiêm chủng, Bộ trưởng đề nghị tăng cường công tác tuyên tuyền để người dân chủ động đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch, tránh tình trạng nhiều trẻ không được tiêm phòng sởi trong dịch sởi đầu năm 2014. Bộ trưởng nhấn mạnh, những cán bộ chưa được tập huấn tiêm chủng kiên quyết không được thực hiện tiêm chủng, kể cả Trạm trưởng, trạm .
Bộ trưởng cũng đề nghị toàn ngành chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông để cùng đồng hành giữa báo chí, người nhà để giải quyết các sự việc tránh kiện tụng làm giảm uy tín của ngành y.
IMG_0540.JPG

 
Hội nghị đã nghe 3 báo cáo của: PGS.TS.Trần Đắc Phu báo cáo triển khai công tác công tác phòng chống dịch trong mùa đông xuân và tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An thực phẩm báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015;PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp tết
IMG_0543.JPG
PGS.TS.Trần Đắc Phu báo cáo triển khai công tác công tác phòng chống dịch trong mùa đông xuân và tết Nguyên đán Ất Mùi 2015;
IMG_0550.JPG
TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An thực phẩm báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015;
IMG_0571.JPG


PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp tết

 Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật..
Ngày 4/02, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã tiếp thân mật ngài Christophe Gautier - Tổng Giám đốc Trung tâm Viện - Trường Strasbourg (CHU Strasbourg), Cộng hòa Pháp.

TT tiep khach.jpg
Thứ trưởng Lê Quang Cường tiếp ngài Christophe Gautier
Trao đổi với Thứ trưởng, ngài Christophe Gautier đã giới thiệu mô hình Viện – Trường mà CHU Strasbourg đang hoạt động rất tốt trong lĩnh vực y học. Với mô hình này thì Viện và Trường luôn phối hợp với nhau chặt chẽ, hỗ trợ nhau tối đa trong công tác khám chữa bệnh. Ngài Christophe Gautier cũng cho biết CHU Strasbourg sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong triển khai mô hình Viện – Trường, hiện tại CHU Strasbourg đang làm việc với Đại học Y Hà Nội trong khuôn khổ dự án dự án hỗ trợ hình thành Trung tâm Viện-Trường Đại học Y Hà Nội.
TT tang qua.jpg

 
Thứ trưởng Lê Quang Cường tặng quà lưu niệm cho ngài Christophe Gautier
Thứ trưởng Lê Quang Cường đánh giá cao mô hình Viện – Trường mà CHU Strasbourg đang vận hành. Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế Việt Nam mong muốn triển khai mô hình này trên toàn quốc chứ không chỉ dừng lại ở Trường Đại học Y Hà Nội. Thứ trưởng hy vọng CHU Strasbourg sẽ hỗ trợ triển khai Trung tâm Viện – Trường Đại học Y Hà Nội, tiến tới thành lập nhiều trung tâm Viện – Trường trên toàn quốc.
 
Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Sáng nay, ngày 4- 2 tại Vặn Miếu Quốc Tử giám, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho 664 giáo sư, phó giáo sư ( GS – PGS) năm 2014.
IMG_0283.jpg
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Giấy chứng nhận GS cho GS. Nguyễn Viết Tiến Thứ Trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế
Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, GSTrần Văn Nhung cho biết, năm 2014, có 822 nhà giáo nộp hồ sơ đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã bỏ phiếu công nhận 59 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS (đạt 93,65%) và 585 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS (đạt 99,83%).
Người trẻ nhất được công nhận chức danh GS là ông Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, ĐH Quốc gia TPHCM; người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Lê Ngọc Canh, 81 tuổi, nguyên  giảng viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
IMG_0455.jpg
GS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ y tế đón nhận chức danh giáo sư nhà nước
Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Giấy chứng nhận giáo sư nhà nước cho GS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; GS. Nguyễn Viết Tiến là người có nhiều cống hiến cho khoa học cũng như các hoạt động y tế và đã nhận nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước như: Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhân tài đất Việt, Công dân ưu tú thủ đô Hà Nội./.
Một số hình ảnh GS.Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế tại buổi lễ
 IMG_0313.jpg
IMG_0375.jpg
IMG_0421.jpg
 
Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Bộ Y tế - Đó là ý kiến của PGS.TS Lê Thanh Hải, GĐ Bệnh viện Nhi Trung ương khi nói về việc bệnh viện cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép.

Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, vấn đề nằm ghép tại các bệnh viện đang được cả xã hội quan tâm, việc ký cam kết bệnh viện “nói không” với nằm ghép là thể theo nguyện vọng của đa số nhân dân nói chung và người bệnh nói riêng. Đồng thời, PGS Hải cho biết: “Phía bệnh viện Nhi rất tự tin khi ký cam kết này, vì bệnh viện đã có những kinh nghiệm trong thực hiện giảm quá tải và không nằm ghép”.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Từ trước năm 2014 và đặc biệt là đầu năm 2014 khi bị dịch sởi tấn công, tỉ lệ nằm ghép rất nhiều, có những lúc có 3-4 cháu/ 1 giường bệnh, điều này gây hậu quả rất thảm kịch từ người nhà bệnh nhân, nhất là sự không hài lòng.

Do đó, việc tránh nằm ghép là nhu cầu tối thiểu của người bệnh khi đi nằm viện. Bởi nằm ghép sẽ rất bất tiện trong việc chăm sóc tâm lý, thể trạng, sức khỏe của bệnh nhi. Điều này sẽ kéo dài thời gian điều trị vì nguy cơ lây chéo rất lớn, do bị nhiễm trùng và lây nhiễm chéo…

Từ những thực tế trên, BV đưa ra nhiều giải pháp để làm sao không còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép trên giường bệnh, và cuối cùng bệnh viện đã thành công trong việc “xóa sổ” nằm ghép từ khoảng tháng 9/2014”, PGS Hải nói.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thực hiện quyết tâm không còn bệnh nhân nằm ghép PGS Hải cho hay: “Để làm được điều đó trước hết phải tăng cường chất lượng khu vực phòng khám bệnh, tăng gấp đôi bàn khám tiếp nhận bệnh nhân.
Lực lượng được điều động ra phòng khám phải là các bác sĩ có kinh nghiệm trong khu vực nội trú ra khám. Mục tiêu nhằm giảm thời gian làm thủ tục hành chính, xét nghiệm giảm tối đa thời gian, khám tư vấn kỹ càng hơn…chính vì thế bệnh nhân được chẩn đoán tốt hơn”.

Trong khu vực nội trú, bệnh viện giao trách nhiệm cho trưởng, phó khoa đánh giá rõ ràng từ xét nghiệm đến khám bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu để nhanh chóng điều trị khỏi sớm, ra viện sớm. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể chuyển về địa phương điều trị.

Đồng thời, trong những thời điểm nhất định, bệnh viên đông bệnh nhân thì có thể điều chuyển bệnh nhân từ khoa phòng này, sang khoa phòng khác khi khoa phòng đó đang trống giường bệnh.

Đối với trường hợp này, bác sĩ phải đi theo bệnh nhân để vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh và vừa đảm bảo về mặt chuyên môn. Tôi xin nhấn mạnh, nếu trước đây bệnh nhân phải theo bác sĩ, thì bây giờ bác sĩ phải theo bệnh nhân để điều trị, như vậy mới giải quyết được việc nằm ghép”, PGS Hải nói.
Ngoài ra, khi triển khai kế hoạch phía bệnh viện cũng gặp không ít khó khăn đó là việc cơ sở hạ tầng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, hơn nữa do người dân đặt niềm tin lớn vào BV tuyến Trung ương nên số lượng bệnh nhân khám vượt tuyến vẫn còn cao…

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng phía bệnh viện luôn đặt việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân lên trên hết. Hoàn toàn không có chuyện vì cam kết mà phải đẩy bệnh nhân ra ngoài.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Khoa (Phó cục trưởng Cục khám chữa bệnh - Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại đã có 14 bệnh viện cam kết không còn bệnh nhân nằm ghép, đó là tín hiệu rất đáng mừng.

Qua báo cáo trực tuyến hàng tuần về Bộ Y tế, trong số các bệnh viện cam kết không còn nằm ghép, hiện nay chỉ còn 1/14 bệnh viện là chưa thực hiện được đó là bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, các bệnh viện còn lại đã thực hiện đúng như cam kết”, ông Khoa chia sẻ.

Theo đại diện Bộ Y tế, thời gian tới, Bộ sẽ thường xuyên kiểm tra các bệnh viện đã ký cam kết để làm sao việc cam kết không phải chỉ là trên giấy tờ. Đồng thời, khi ký cam kết vẫn luôn phải đặt công tác khám chữa bệnh cho người dân lên hàng đầu.

Lê Phương - Giadinhonline.vn
 
Cuối giờ chiều 26-1, Bộ Y tế có thông báo về việc xử lý phản ánh của người dân qua đường dây nóng về vấn đề bức xúc với điều dưỡng bệnh viện (BV) Thanh Nhàn trong quá trình xử lý bảo hiểm y tế (BHYT).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Theo đó, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của anh Trần Quốc Thư (ở Hà Nội) phản ánh, ngày 13-1, anh đến BV Thanh Nhàn khám bệnh theo BHYT. Sau khi khám và được cấp thuốc điều trị ngoại trú, anh Thư trở lại phòng tiếp đón để nhận lại thẻ. Trong quá trình giao trả thẻ do số lượng bệnh nhân đông, điều dưỡng Nguyễn Thị Hường thay vì gạch bỏ phiếu đăng ký khám bệnh đã sơ suất gạch nhầm vào thẻ BHYT của bệnh nhân (phiếu đăng ký khám dùng thay thẻ BHYT trong suốt quá trình khám bệnh tại BV). Ngay sau khi sự việc xảy ra, điều dưỡng đã xin lỗi và hứa làm lại thẻ BHYT cho anh Thư. Khoa khám bệnh của BV cũng đã tổ chức họp để rút kinh nghiệm và phê bình nghiêm khắc với điều dưỡng Nguyễn Thị Hường.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu các đơn vị y tế, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và nguy cơ bùng phát dịch bệnh mùa đông - xuân.


Theo đó, Cục yêu cầu sở Y tế các địa phương chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Bên cạnh đó, Sở Y tế chỉ đạo Thanh tra sở phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành; tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.
Nhật Nguyên (http://www.ktdt.vn/)
BV đa khoa Nghệ An vừa cứu sống sản phụ trong tình trạng đờ tử cung, băng huyết, hôn mê sâu... sau sinh.
Sản phụ tên là Võ Thị Hoàng, 36 tuổi, quê Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An. Sản phụ Hoàng được chuyển từ Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc lên Bệnh viện đa khoa Nghệ An.
Thời điểm nhập viện, sản phụ Hoàng vừa sinh con. Bệnh nhân này đang trong tình trạng bị hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp không đo được, nhịp tim rời rạc, da niêm mạc nhợt, huyết tươi âm đạo ra nhiều, có nguy cơ tử vong rất cao.
Cuu san phu hon me sau do bang huyet
 Sản phụ Hoàng nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Nghệ An.
Ngay lập tức, các bác sĩ khám và kết luận đây là một trường hợp bị băng huyết nặng, phải gây mê hồi sức và lập tức mổ cấp cứu mới hy vọng đảm bảo được tính mạng. Ca mổ đã lập tức được thực hiện để cứu bệnh nhân này. 
Ca mổ diễn ra khá thành công. Tuy nhiên, sau khi sản phụ được chuyển về khoa Hồi sức Ngoại khoa, lại có dấu hiệu rối loạn đông máu, bệnh tình diễn biến phức tạp. Bệnh viện tiếp tục theo dõi và phải truyền hơn 6 lít máu được truyền cho sản phụ Hoàng.
Ngày 27/1, sản phụ Võ Thị Hoàng đã dần hồi tỉnh, được chuyển về khoa Sản tiếp tục theo dõi. Sức khỏe sản phụ này, đã dần hồi phục, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường, vết mổ tốt, các chỉ số máu, sinh hóa đã dần trở lại bình thường.
Thu Nguyên (TH)

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Nước hầm xương được nhiều người ưa chuộng trong việc chế biến, nấu các món như canh, súp… vì không chỉ đem lại vị ngọt thơm ngon cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước hầm xương là nước được chế biến từ việc đun sôi các loại xương động vật ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mọi người nên dùng nhiều nước hầm xương thay vì sử dụng nước bình thường để nấu các món như canh, súp hay món hầm.
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, phospho và collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu.
Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều collagen và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Tiêu thụ nước hầm xương sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện tiêu hóa
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nếu gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa, khẩu phần ăn có chứa nước hầm xương có thể sẽ giúp ích cho bạn vì chúng hỗ trợ hoạt động của ruột.
Các amino axit như proline và glycine rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn đồng thời còn hạn chế tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
Giúp xương khỏe mạnh hơn
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Nước hầm xương giúp bạn có thêm nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe của hệ cơ và xương, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Canxi, magiê, phospho và gelatin có trong xương động vật sẽ góp phần tạo xương cho cơ thể, giúp xương thêm cứng và chắc khỏe.
Xoa dịu các cơn đau khớp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Glucosamine được bổ sung thông qua khẩu phần ăn sẽ làm hạn chế các cơn đau khớp. Trong nước hầm xương chứa rất nhiều glucosamine dạng tự nhiên.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao tuyệt đối không được ăn "mỳ úp"?
Tại sao không nên ăn rau muống giữa mùa đông?
Vì sao không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Tại sao ăn tỏi tươi lại tốt hơn nhiều lần tỏi qua chế biến?
Ngoài ra, khi nấu xương động vật ở một khoảng thời gian hợp lý có thể tạo thành một loại nước súp giàu các hợp chất có tác dụng làm giảm đau khớp khác, bao gồm các chất như axit hyaluronic và chodroitin.
Bên cạnh đó, nước hầm xương còn góp phần cung cấp lượng collagen cần thiết cho các khớp, giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
Đánh bại chứng dị úng và các bệnh dị ứng
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Vì các bệnh dị ứng và tự dị dứng có mối quan hệ với chứng rò rỉ ruột nên việc uống nước hầm xương hoặc ăn các món được nấu từ loại nước này sẽ tốt cho người bệnh.
Chúng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho ruột ở những người thường bị dị ứng thức ăn hoặc bị các bệnh tự miễn dịch.
Hạn chế viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư, do đó, việc điều trị viêm nhiễm luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm, nước hầm xương bò là lựa chọn tốt nhất cho bạn vì chúng chứa nhiều axit béo omega-3 và các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế viêm nhiễm.
Chăm sóc sắc đẹp
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Ngay cả khi không quan tâm đến những lợi ích mà nước hầm xương mang lại cho sức khỏe, bạn cũng nên biết rằng collagen từ xương động vật cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của tóc và móng.
Bên cạnh đó còn giúp cho da se khít và đàn hồi tốt hơn.
Nấu nước hầm xương trong bao lâu?
Vì sao bạn nên uống nước hầm xương?
Để phát huy tối đa lợi ích từ nước hầm xương, bạn cần hầm xương gà trong vòng từ 8-24 tiếng. Trong khi đó, xương bò cần nhiều thời gian hơn, từ 12-48 tiếng.
Dù chế biến món ăn nào, bạn cũng nên cho vào nồi xương hầm một chút giấm táo hoặc nước chanh (khoảng 30ml) vì chất axit trong đó sẽ giúp xương tiết ra nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nước hầm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người đang giảm cân không nên dùng nhiều nước hầm xương vì chúng giàu năng lượng, khiến bạn khó giảm cân theo mong muốn. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Khi cám bã, rau dại, củ chuối đã hết, dân làng đào khoai ngứa ăn. "Ăn xong ngứa như rách cả cổ nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ", ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) ngậm ngùi nhớ lại.
Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu

Ông Tô Minh Thuyết kể rằng: "Bố tôi mất vào tháng tư năm đói. Mỗi lần làm giỗ cho ông cụ, nhìn đàn con cháu quây quần, mâm cơm đầy đủ là lại chứa chan nước mắt". Ảnh: Hoàng Phương.
Ông Tô Minh Thuyết (80 tuổi, người Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) bị bệnh teo não. Rất nhiều chuyện đã quên nhưng ký ức về nạn đói mỗi lần nhắc đến ông lại rùng mình, buông câu "chuyện xưa rồi nhưng cứ nhớ đến là lại tủi thân". Nạn đói ập về Thái Bình vào tháng 10/1944. Mẹ ông đi thăm đồng về khóc lóc nói với chị cả: "Khéo cả làng chết đói mất thôi con ơi".

Lúa trên cánh đồng thôn Thượng và các thôn khác trắng như cánh cò, không tìm thấy hạt mẩy. "Không ai biết lúa bị bệnh gì, dân chỉ kháo nhau là do trời làm. Không có thóc nộp tô, dân kéo đến nhà giàu để vay nhưng họ không cho, để dành thóc bán cho Nhật. Mẹ tôi phải đội thúng bát đĩa cổ ra nhà địa chủ Lý Sách đổi vài cân thóc. Sau nhà giàu không mua nữa, bà đội thúng đi về giữa trời mưa mấy lượt mà không có gì cho 6 chị em tôi ăn", ông Thuyết kể.

Người ta ăn tất cả những gì có thể. Cậu bé Thuyết mới 10 tuổi vẫn nhớ cảnh dân làng đổ ra cánh đồng nhổ rau dền, rau sam, lá bắp cải già, thứ gì ăn được là nhặt về hết. Rồi người ta giết cả chó mèo vì không nuôi nổi. Có nhà trong làng bán rẻ trâu không ai mua, phải mổ thịt ăn dần, vừa ăn vừa khóc.

Lời kể của ông Tô Minh Thuyết
Nạn Đói Kinh Hoàng Năm 1945 , nạn đói năm ất dậu, nạn đói năm 1945,nạ đói ở việt nam


"Ăn hết rau cỏ, vật nuôi trong nhà, cả làng lùng chuột đồng làm thịt, nướng vội nướng vàng rồi tranh nhau xé ăn. Họ vật vờ ở bờ bụi đào củ dong, ráy, củ chuối, băm ra cho vào nồi đất, đun sôi bốc ăn ngon lành. Nhà nào có cây chuối, đu đủ thì đêm canh như canh miếu thờ vì sợ bị trộm. Trong làng, có đám đánh nhau mẻ đầu vì tranh giành củ chuối. Khi củ chuối hết là bắt đầu có người chết", ông Thuyết kể.

Vì đói, ở Tồn Thành (Giao Thủy, Nam Định), người ta cắt cỏ vực đốt lấy hạt, giã vỏ lấy nhân nấu cháo ăn. Được ít ngày, cỏ vực không còn một ngọn, dân đào khoai ngứa, thứ chỉ dành cho lợn. "Ăn xong ngứa như rách cả cổ, nhưng không ăn thì chết. Ngẫm lại, con người khi đó còn không được như con lợn, con gà bây giờ", ông Vũ Viết Bật (82 tuổi) nhớ lại.

Dải đất bắc miền Trung ít ruộng, dân cư chỉ sản xuất một vụ lúa, sống chủ yếu bằng hoa màu và đánh bắt cá. Thôn Thủ Phú thuộc làng Phú Xá xưa (nay là xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa) từ xưa chỉ có làm nghề đánh bắt cá biển, đổi nông sản với các vùng khác. Tết Ất Dậu là thời điểm mở màn cho những cái chết trong thôn. Trong trí nhớ của ông Nguyễn Xuân Tài thì bà Sến, người xóm trên là nạn nhân đầu tiên. "Bà này chết rục bên gốc chuối sau nhà, thân hình khô quắp chỉ còn lại nắm xương. Những tháng sau đó, người dân Thủ Phú chết như ngả rạ. Trong làng ngoài ngõ, bên gốc đa, sân đình, bờ đồng, xó chợ... đâu cũng thấy thây ma nằm ngổn ngang", cụ ông 92 tuổi cho hay.

Người bị choáng đâm đầu xuống sông, người nằm bên bờ ruộng khi miệng còn ngậm cỏ, người chết trong nhà không ai biết. Ban đầu, dân làng bó chiếu, chăn đem chôn. Về sau những tấm mành lưới, cánh buồm để ra khơi trở thành "quan tài" tạm, xác chết được kéo ra bãi tha ma phía bờ biển. Nghĩa địa Cồn Mả Quán chi chít nấm mồ lấp vội.

5-3340-1420799025.jpg
Cụ Trình Thị Chự (102 tuổi) là người duy nhất trong gia đình 9 người sống sót qua nạn đói năm 1945 ở làng Thủ Phú, xã Quảng Đại, (Quảng Xương, Thanh Hóa)

Thôn Thủ Phú có khoảng 40 hộ chết gần hết cả nhà, như nhà ông Minh Hinh, hai vợ chồng với 7 con trai đều ra đi. Gia đình ông Biện Bang, Bút Lợi, Sệnh Cày... cũng vậy. Thôn này trở thành nơi có nhiều người chết đói nhất xứ Thanh. "Một buổi chiều, có người ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc, chạy sang thì cả 7-8 người nhà ông Minh Hinh nằm chết co mỗi người một xó, chuột bọ, côn trùng bò lổn nhổn. Dân làng phải kéo sập mái nhà châm lửa đốt rồi lấp đất vùi xác tại chỗ", cụ Tài kể lại.

Người già nhất thôn Thủ Phú từng chứng kiến nạn đói Ất Dậu là cụ Trình Thị Chự (102 tuổi). Gia đình cụ Chự có 9 người thì mất 8 (gồm cha mẹ và 6 người con, 3 gái, 3 trai). "Trong ba ngày, tôi phải chứng kiến 8 người thân qua đời. Tự tay tôi lần lượt kéo xác cha mẹ và những người anh em ra đồng. Không có cuốc thuổng, tôi dùng tay bới đất. Ướm chừng như đã lút thân người, tôi chôn vội họ rồi lại tất tả chạy về lê xác người khác", cụ Chự rưng rưng.

Sống gần trọn kiếp người, cái chết vì đói của những người thân luôn ám ảnh cụ bà Nguyễn Thị Sót (87 tuổi, người xã Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình). "Nhà tôi có 8 người thì 5 người chết. Vợ chồng anh cả chết còng queo ở xó nhà, đứa cháu lớn đói quá nằm vạ vật ở góc bếp. Tôi lay nó tỉnh dậy, nhích mi mắt không thấy gì ăn rồi lại nhắm mắt, từ sáng đến trưa thì chết. Bố tôi chết ở dưới thuyền nhiều ngày, khi phát hiện ra thì đã đầy ruồi bọ, anh trai thứ chết ở đâu không tìm thấy xác", bà Sót kể, nước mắt chực trào ra.

Lời kể của bà Nguyễn Thị Sót


"Năm ấy tôi mới 17 tuổi, đương thanh xuân, thế mà chỉ còn da bọc xương. Nhiều người đói rạc cả thân xác, không phân biệt nổi đàn bà hay đàn ông. Người ta cướp cả manh quần áo vá chằng vá đụp trên thi thể người đàn bà có chửa sắp sinh để đổi lấy miếng bánh đúc ăn", bà cụ kể tiếp.

Dân gian có câu "Thái Bình chết bảy còn ba" để hình dung về thảm cảnh của quê lúa năm 1945. Xóm Trại của xã Tây Lương gần như bị xóa sổ, 130 nhân khẩu thì có 103 người chết. Gia đình ông Tô Nuôi có 4 người, mình ông được cứu sống vì đi làm con nuôi. Cả dòng họ ông 35 người thì chết đói 31. Nhà cụ Hoàng Phác có bốn thế hệ sống với nhau 31 người thì chết đói 26 người, 2 người đến nay không biết tung tích.

Nhà khá giả cũng không thoát nổi. Ở thôn Hiên, xã Tây Lương, người dân còn kể lại câu chuyện gia đình ông Nguyễn Văn Tư chết đói đặc biệt. Khi nhiều người mang đồ thờ, bát đĩa quý trong nhà đi bán giá rẻ, ông đem thóc đổi lấy đồ, sau hết thóc xoay không kịp rồi cũng chết. Hay gia đình ông Nguyễn Văn Lý làm tuần đinh, nhà có 2 trâu, 3 mẫu ruộng, 16 nhân khẩu thì chết mất 15 bởi mua sắm đồ đạc nhiều, không có dự phòng.

Trong trí nhớ của bà Sót khi đó, khắp làng xã người chết đói nằm co, người sống thì lê lết kiếm miếng ăn. Người không đi nổi thì ngồi vật vờ nhìn nhau. Không khí tĩnh lặng đến dị thường, không ánh lửa, không tiếng chó sủa mèo kêu, chỉ có tiếng chuột gù. Những con chuột vì ăn thịt người chết mà to béo bằng cả bắp chân. Người đói nhìn thấy không còn sức mà bắt ăn.

IMG-5923-4686-1420799025.jpg
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngô (102 tuổi) và bà Nguyễn Thị Sót (87 tuổi) là những người sống sót qua nạn đói ở làng Trung Tiến, xã Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình). Ảnh: Hoàng Phương.
Tạm qua cơn đói, khi có lúa mới, nhiều người lại chết vì một bữa no. "Khi được mùa, họ ăn như chưa từng được ăn. Thế rồi nhiều người lăn ra chết với tấm bụng căng tròn", cụ Nguyễn Xuân Trang (97 tuổi, thôn Thủ Phú) cho hay, có đến vài chục người trong làng chết vì một bữa no.

"Giữa trưa hè nắng oi ả. Người làng bất thần nghe tiếng khóc ré bên nhà lão Thử. Bà con chạy tới thì lão đang đánh trần nằm giãy đành đạch giữa sân với cái bụng căng lè, bên cạnh là rổ khoai lang mới luộc chưa kịp chín hết", cụ Trang thở dài.

70 năm qua, xã Tây Lương khi xưa chết đói 2/3 thì nay đã thành một vùng giàu có, thanh bình bên sông Trà Lý. Gia đình bà Sót con cháu đuề huề. Sống qua cơn tăm tối của đất trời, bà được dân làng Trung Tiến gọi là người "sống dai nhất làng" vì không ăn gì nhiều ngày mà vẫn sống.

Còn ông Thuyết đã chẳng thể nhớ nổi hương vị củ chuối, cháo cám năm xưa, nhưng mỗi độ tháng tư về, nhìn con cháu quây quần bên mâm cơm đủ đầy ngày giỗ là lại khóc. "Trải qua năm ấy, gia đình nào cũng sứt mẻ, chẳng nhà nào còn vẹn nguyên", ông nói. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến

rong tỏi chứa rất nhiều allicin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng tỏi đúng.

Tác dụng của tỏi

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh. Trong các giống tỏi thì tỏi tía nổi bật hơn cả về hoạt chất và công dụng.

Tỏi tía có tên khoa học là Allium sativum, củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng.

bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)


Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh

Tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi.

Tỏi diệt vi rút mạnh và không bị kháng, nhất là vi rút cúm, vi rút gây viêm họng, ho dai dẳng. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu thì nhanh khỏi hơn và hồi phục tốt hơn.

Làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp, giảm béo bụng, kích thích hệ tiêu hoá.

Chống lão hoá cơ thể và chống ung thư.

Nấu chín tỏi

Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin.

Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

BÀI LIÊN QUAN

Ăn tỏi gây ... tử vong

Những cách ăn tỏi rất hại sức khỏe

Lợi và hại khi ăn tỏi - những điều bà nội trợ nhất định phải biết

5 "tác dụng phụ" nguy hiểm không ngờ của tỏi

Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.

Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.

Dùng tỏi bột thay tỏi tươi

Chúng ta đều biết bóc và đập tỏi chẳng phải vui thú gì, nhưng hãy tập làm cho quen. Sự khác biệt giữa bột tỏi và tỏi tươi sẽ thay đổi hoàn toàn mùi vị món ăn mà bạn nấu đấy.

Không nấu ăn với tỏi ngay sau khi làm dập

Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút.

Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi.

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Hải sản là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng thế nào mới đúng cách và không hại sức khỏe thì không phải ai cũng biết...
Những kết hợp "chết người" phải loại bỏ khi ăn hải sản
Hải sản: Tuyệt đối không ăn theo 8 cách gây nguy hiểm sau
7 cách ăn hải sản gây hại cho sức khỏe hầu như ai cũng mắc phải
Người mang những bệnh sau tuyệt đối kiêng không ăn hải sản
Bảo quản lạnh đồ hải sản khi muốn lưu trữ
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)

Hải sản còn thừa muốn lưu trữ lại cần được bảo quản trong tủ đá. Khi sử dụng trong bữa ăn kế tiếp thì làm tan băng, sau đó làm nóng kỹ lưỡng trước khi ăn.
Hạn chế ăn gỏi sống từ hải sản
Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt…
Không ăn hải sản chưa được chín kỹ
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.
Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Không nên hải sản chết
Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người, khi ăn vào càng dễ bị ngộ độc.

Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp.
Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Không ăn cá đã bị nhiễm độc
Các loại cá bị cho là nhiễm độc bao gồm cá được nuôi ở vùng nước ô nhiễm, cá có chứa nhiều thủy ngân. Một số loại cá như cá thu, cá kiếm, cá kình… có lượng thủy ngân khá cao và được khuyến cáo là không nên ăn nhiều. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Gần 300 đơn vị máu bổ sung nguồn máu cho bệnh nhi ung thư

Gần 300 đơn vị máu bổ sung nguồn máu cho bệnh nhi ung thư

Bộ Y tế - Đợt hiến máu thứ 2 trong mùa Tết Nguyên đán do chương trình “Ước mơ của Thúy” - báo Tuổi Trẻ và Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đã được tổ chức vào sáng 1-3-2015.  Tại đợt vận động hiến máu lần này, đã ... Read more...
Khánh thành bệnh viện tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Khánh thành bệnh viện tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa sau hơn 5 năm xây dựng. Bệnh viện Bà Rịa được khởi công vào ngày 19-8-2009, với tổng diện tích hơn 73.000m2 ở phường Long Tâm, TP ... Read more...
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của ... Read more...
Bộ Trưởng bộ y tế tham dự:

Bộ Trưởng bộ y tế tham dự: "Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân" ở Singapore

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Trong 2 ngày 10 và 11/2/2015, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tổ chức tại Singapore. Được sự đồng ý của ... Read more...
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra những hướng dẫn về cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Theo đó, chiếc tủ lạnh đã trở thành vật dụng quen thuộc trong hầu ... Read more...
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch, an toàn thực phẩm và đảm bảo hoạt động Y tế Tết Ất Mùi

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch, an toàn thực phẩm và đảm bảo hoạt động Y tế Tết Ất Mùi

Sáng ngày 5/2/2015, tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch và đảm bảo hoạt động Y tế Tết Ất Mùi 2015.   Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có PGS. TS. Nguyễn Thị Kim ... Read more...
Page (1/14) : 1 2 3 4 5 ... Last
Bộ Y Tế Việt Nam