Quốc Dũng (Thời sự - thoisu@vtv.vn)Cập nhật 14:31 ngày 06/02/2015
Người dân Mỹ vẫn không tiêm phòng sởi đầy đủ do không ý thức hết được các nguy cơ tới từ căn bệnh nguy hiểm này.
Dịch sởi, dịch bệnh được cho là đã bị xóa sổ từ những năm 2000 tại Mỹ, nay lại quay trở lại với hơn 100 ca nhiễm trên khắp 14 bang trên toàn quốc. Mới nhất tại bang Ilinoi của Mỹ đã ghi nhận thêm hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không ý thức hết được các nguy cơ tới từ căn bệnh nguy hiểm này, cộng với nhận thức sai lệch về mối liên hệ giữa vaccine phòng sởi và bệnh tự kỷ.
Ngoài hai trường hợp trên còn có thêm ba trường hợp nữa đang được cách ly và chờ xét nghiệm. Tất cả 5 em đều dưới 1 tuổi và học chung một trường mẫu giáo nên khả năng lây nhiễm đối với nhiều em khác rất cao. Việc thêm hai trường hợp trẻ bị mắc bệnh sởi xuất hiện càng cho thấy người dân Mỹ vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng bệnh.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama cũng khẳng định các nhà khoa học đã loại trừ bất cứ sự liên hệ nào giữa vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella với bệnh tâm thần. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, mọi trường hợp tiêm phòng đều có lý do, tuy nhiên không có lý do nào để từ chối tiêm phòng, đồng thời kêu gọi các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi tiêm phòng vaccine sởi.
WHO cho biết, số ca mắc Ebola tại Tây Phi đã tăng trở lại lần đầu tiên trong năm nay.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 5/2 cho biết, số ca mắc Ebola tại Tây Phi đã tăng trở lại lần đầu tiên trong năm nay, với 124 ca mắc mới trong tuần vừa qua, tăng 25 ca so với tuần trước đó.
Theo WHO, khoảng một nửa số ca mắc mới tại Guinea từng tiếp xúc với các bệnh nhân mắc Ebola. Trong khi đó, các lực lượng hỗ trợ y tế quốc tế không thể tiếp cận được 10/34 tỉnh tại nước này do các vấn đề về an ninh, hoặc bị chính quyền tỉnh từ chối hợp tác.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề Ebola khẳng định, chỉ có những nỗ lực nhằm phát hiện các bệnh nhân và theo dõi các tiếp xúc của họ mới có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.
Tính đến thời điểm này, bệnh do virus Ebola đã giết chết gần 9.000 người, tỷ lệ tử vong do Ebola đã lên đến 50 - 60% tại khu vực Tây Phi.

Lần đầu tiên kể từ khi căn bệnh Ebola bùng nổ ở Tây Phi hơn một năm trước, một loại thuốc thử nghiệm điều trị căn bệnh này đã cho những kết quả "khả quan."
Viện nghiên cứu y khoa Inserm của Pháp ngày 5/2 thông báo khoảng 80 bệnh nhân ở Guinea được dùng thử nghiệm loại thuốc do Nhật Bản cung cấp, đã phục hồi nhanh hơn và số bệnh nhân tử vong cũng giảm.
Thuốc Favipiravir, còn được gọi là Avigan, do hãng dược phẩm Toyama thuộc Tập đoàn Fujifilm, điều chế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dù chưa có bất báo cáo khoa học nào được công bố, nhưng kết quả trên thắp lên hy vọng mới cho nỗ lực đối phó với loại virus nguy hiểm đã lây nhiễm cho gần 22.500 người và cướp đi sinh mạng của gần 9.000 người trong hơn một năm qua này.
Inserm đã bắt đầu thử nghiệm thuốc Favipiravir cho các bệnh nhân tại trung tâm điều trị ở Gueckedou, miền Đông Guinea, từ ngày 17/12/2014, với sự hỗ trợ của giới chức và các nhà nghiên cứu Guinea, các tổ chức phi chính phủ, Tổ chức Chữ Thập đỏ Pháp và Tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới. Đây cũng là đợt thử nghiệm lâm sàng lớn nhất từng được tiến hành với một loại thuốc thử nghiệm chống Ebola.
Dự kiến, Inserm sẽ công bố chính thức kết quả cuộc thử nghiệm này vào cuối tháng Hai này.
Trong một nỗ lực hỗ trợ các quốc gia "ổ dịch" chống chọi với Ebola, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thông báo giảm nợ khoảng gần 100 triệu USD cho ba nước Liberia, Sierra Leone và Guinea.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết tổ chức này cũng sẽ cung cấp các khoản vay lên tới 160 triệu USD cho các nước này sau khi đưa ra gói hỗ trợ tài chính trị giá 130 triệu USD cho việc dập dịch hồi tháng 9/2014.
Bà Lagarde cũng cam kết sẽ hối thúc các thể chế cho vay khác giảm nợ cho ba nước trên.
Các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và WHO ngày 6/2 kêu gọi thêm tiền viện trợ cho các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Ebola bùng phát trở lại ở Tây Phi khi tuần qua, số ca nhiễm mới Ebola đã lần đầu tiên tăng trong năm 2015.
Theo WHO, số ca nhiễm mới ghi nhận được trong tuần kết thúc ngày 1/2 là 124 trường hợp, tăng 25 trường hợp so với tuần trước đó.
Đặc phái viên Liên hợp quốc David Nabarro cho biết từ tháng 10 đến 12/2014, cuộc chiến chống Ebola đã tiêu tốn hơn 850 triệu USD. Ước tính, cuộc chiến này sẽ cần 1,5 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2015./.

Tết đến xuân về, ai cũng nô nức đón chờ và chuẩn bị cho Tết thật rộn ràng, vui vẻ, trong mọi vật chất để dùng cho ngày Tết thì nên chuẩn bị một số thuốc để dự phòng.

Nên chuẩn bị loại thuốc
gì?
Nên chuẩn bị loại thuốc gì?
Mọi người đều biết, trong những ngày vui xuân đón Tết không ai muốn làm phiền hàng xóm và càng không muốn gõ cửa phòng khám, cửa hàng bán dược phẩm. Để yên tâm, mỗi gia đình nên lưu ý một số điều để những ngày vui xuân đón Tết được vui vẻ, yên tâm. Với những người mắc bệnh mạn tính đã được xác định cần chuẩn bị đủ các loại thuốc cần thiết, nếu để thiếu thuốc bệnh sẽ tăng lên, đôi khi còn gây nguy hiểm.
Thuốc dùng cho bệnh mạn tính là thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đã được dùng hằng ngày, ví dụ bệnh tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh xương khớp, bệnh gút...
Trong những ngày Tết, với các bệnh mạn tính có liên quan đến chế độ ăn uống, càng cần có thuốc để uống một cách đều đặn, tuyệt đối không được bỏ hoặc dùng không thường xuyên do thiếu thuốc.
Ví dụ, bệnh đái tháo đường, trong những ngày Tết, do chế độ ăn uống không được kiểm soát nghiêm túc có thể làm cho đường huyết tăng cao và nguy cơ gây hôn mê rất có thể xảy ra. Hơn nữa, những ngày Tết, mấy ai lại nhắc nhở người có bệnh là ăn nhiều hay ăn ít, uống nhiều hay đừng uống, bởi vì thường có câu "no 3 ngày Tết".
Những ngày Tết thường làm đảo lộn nhịp sống thường ngày, ngoài ăn uống không điều độ, ăn nhiều bữa, không kiêng khem được, nhất là bánh ngọt, nước ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lại quên uống thuốc hoặc hết thuốc càng làm cho đường huyết tăng cao đột biến.
Với người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì trong những ngày Tết cũng nên chuẩn bị thuốc giảm huyết áp một cách đầy đủ, nếu thiếu thuốc sẽ làm cho huyết áp tăng đột biến, thậm chí xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp tính có thể đưa đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Điều đáng lưu ý là thuốc làm giảm huyết áp cần chuẩn bị đủ các thuốc đã được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và đang dùng hằng ngày, không nên quá lo lắng cho những ngày Tết mà tự mua thêm các loại khác khi không có trong đơn của bác sĩ. Bởi lẽ là thuốc làm giảm huyết áp, gần như loại nào cũng có tác dụng phụ, vì vậy đang dùng một loại nào đó không có tác dụng phụ và duy trì được huyết áp ổn định thì không nên mua dự phòng thêm một loại khác.
Ngày Tết, chắc chắn việc ăn uống sẽ có nhiều thay đổi (cả về lượng, cả về chất và cả về số lần ăn, uống trong ngày), vì vậy, nếu người mắc bệnh về đường tiêu hóa mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mà thiếu thuốc thì rất có thể bệnh sẽ tái phát.
Một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tâm phế mạn (người lớn), viêm phế quản co thắt (trẻ em) không nên để thiếu thuốc làm giãn cơ trơn (thuốc chống khó thở) vì nếu thiếu sẽ rất nguy hiểm khi cơn hen kịch phát xuất hiện.
Do đó, cần chuẩn bị đủ thuốc các loại mà bác sĩ đã kê đơn điều trị. Nói như vậy có nghĩa là với các bệnh mạn tính, đã có đơn thuốc của bác sĩ thì cần chuẩn bị các loại thuốc đầy đủ cho các ngày Tết, tránh hiện tượng do thiếu thuốc để uống (tiêm) làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.
Thuốc thông thường: Trong mỗi gia đình cần có một số loại thuốc cấp cứu thường ngày để khi có sự cố xảy ra chưa đến mức phải đi bệnh viện ngay thì có thuốc để sử dụng như thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol, efferalgan...), thuốc chống mất nước khi bị nôn (do say rượu), tiêu chảy thường do rối loạn tiêu hóa (oresol, smecta), thuốc chống say tàu xe (nếu phải đi tàu, xe) như một số cao dán.
Cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (cloramphenicol 0,4%, sunfarin, nước muối sinh lý) để dùng khi bị đau mắt đỏ, sổ mũi hoặc ngạt mũi (nước muối sinh lý vệ sinh mũi, mắt sau khi đi ra đường trở về, nhất là các trẻ nhỏ).
Trong dịp Tết cũng nên chuẩn bị một số thuốc sát trùng như betadin, cồn 70 độ, băng dính... Riêng đối với thuốc kháng sinh thì không được mua dự phòng khi không có đơn của bác sĩ bởi vì thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị khi có bệnh nhiễm khuẩn và cũng tùy theo mức độ của bệnh cũng như bệnh thuộc cơ quan nào thì dùng loại kháng sinh gì chứ không thể dùng tự do được.
Nếu tự ý mua kháng sinh không rõ loại gì, thuộc nhóm kháng sinh nào để dự phòng là rất nguy hiểm bởi vì khi tự mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh được gọi là dùng kháng sinh bừa bãi.
Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không những không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp bệnh nặng thêm, đôi khi gây nguy hiểm, đó là chưa kể đến dị ứng thuốc kháng sinh hoặc làm gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Một vài lời khuyên của thầy thuốc
Để cho những ngày Tết đúng nghĩa, những người bệnh đang dùng thuốc, nhất là bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, hen suyễn... ngoài việc có thuốc dùng đủ thì nên tự nhắc nhở mình là đang mang bệnh cho nên cần ăn, uống kiêng khem đúng mực (không lạm dụng và cũng không nên kiêng khem quá mức).
Ăn điều độ, đúng bữa, không nên uống quá nhiều rượu, bia, cà phê hoặc hút nhiều thuốc lá, bởi vì ngày Tết người thân trong gia đình hoặc bạn bè, do tế nhị nên rất khó nhắc nhở.
Các loại thuốc dự phòng khác không phải cho bệnh mạn tính cũng chỉ chuẩn bị vừa đủ trong các ngày Tết, không nên mua với số lượng nhiều, bởi vì khi thuốc đã quá hạn sử dụng thì phải bỏ đi, nếu tiếp tục dùng sẽ lợi bất cập hại.
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu
Dịch sởi bùng phát ở Mỹ đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Tổ chức y tế thế giới WHO cho biết hơn 100 quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ em cao hơn Mỹ, bao gồm Bangladesh, Zimbabwe ..


Theo tin mới nhất từ Reuters, thêm 5 trường hợp trẻ được chuẩn đoán nhiễm bệnh sởi ở bang Chicago, làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát dịch sởi trên diện rộng.

 Dịch sởi bùng phát ở Mỹ, ít nhất 14 bang lao đao đối phó - 1

Ảnh minh họa.
Được coi là đã xóa sổ ở Mỹ từ năm 2000, từ tháng 12/2014 bệnh sởi bùng phát trở lại khiến dư luận lo ngại. Bắt đầu từ bang California, đến nay dịch đã lan sang 14 bang khác và chưa dừng lại. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ cho biết từ đầu năm 2015, đã có 102 ca nhiễm bệnh trên 14 bang. 
Vấn đề này được cho có liên quan đến việc tiêm phòng sởi cho trẻ.
Tờ Time (Mỹ) đưa tin, tỷ lệ tiêm phòng bệnh sởi ở trẻ khoảng 1 tuổi tại Mỹ là 91%, chỉ ngang bằng với đất nước Angola ở châu Phi. Ngoài ra, vẫn có hơn 100 quốc gia khác tỷ lệ trẻ em được phòng chống khỏi loại virus này là cao hơn, trong đó có Bangladesh, Nga, Iran và Libya.
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em phải được tiêm phòng sởi ít nhất 1 liều trước khi lên 1 tuổi.
Từ năm 2012 đến 2013, tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ có sự suy giảm nhẹ khoảng 1%. Theo WHO, một số lý do giải thích cho sự tụt lùi của Mỹ có bao gồm sự tranh cãi về phong trào bài vắc xin.
Rất nhiều đất nước có tỷ lệ trẻ được tiêm phòng sởi cao hơn Mỹ. Từ những đất nước phát triển ở Châu Âu hay đang phát triển ở Nam Mỹ như Brazil, Uruguay, đến các nước Châu Á như Iran, thậm chí là các nước nghèo ở Châu Phi như Zimbabwe.
“Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não, tuy ít xảy ra”.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thông tin.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

 Mắc thủy đậu có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, viêm não - 1

Ảnh minh họa

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong các tuần vừa qua, mỗi tuần TP có khoảng 10 ca mắc thủy đậu. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh- BV Nhi đồng 1, cho biết thông thường bệnh xuất hiện vào tháng 3 nhưng năm nay ca bệnh xuất hiện sớm và nhiều. Điều này cho thấy bệnh thủy đậu vào mùa sớm và có khả năng tăng sau tết. Ngoài ra đã  xuất hiện một ổ bệnh thủy đậu ở một trường học chuyên biệt tại quận Bình Thạnh khiến bốn học sinh và bốn thầy cô giáo mắc.
Bộ Y tế - Năm 2015, Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em đặt ra mục tiêu 98% trẻ em 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A trong chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng” (ngày 1 và 2.6) và chiến dịch uống vitamin A bổ sung (tổ chức cuối năm 2015).

Bên cạnh đó, trên 95% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống vitamin A; trẻ có nguy cơ cao được uống vitamin A đúng phác đồ quy định. Cũng trong khuôn khổ của Dự án, ngành Y tế sẽ tổ chức hoạt động điều tra, đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 xã theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.

Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Cho trẻ uống vitamin A tại Trạm Y tế


Theo đánh giá của ngành Y tế, điểm đáng chú ý của Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2014 là tổ chức tốt hoạt động cho trẻ uống vitamin trong tình hình dịch sởi bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Các địa phương có kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ điểm uống, lập và chốt danh sách, cho trẻ uống vét đầy đủ. Các điểm uống được tổ chức gọn gàng, sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho trẻ uống vitamin A. Nhờ đó, tỉ lệ trẻ được uống vitamin A đạt tới 99,9%.
Nguồn: Báo Bảo vệ pháp luật
Cầm gần chục triệu tiền thưởng, chị Chuyên ( Hà Nội) nhẩm tính mua sắm cho Tết đã thấy hết vèo. Đi lại về quê: 2 triệu, quà bánh, biếu tết hai bên nội ngoại: 6 triệu, tiền lì xì các cháu: 2 triệu...

Chị Chuyên cho hay, từ ngày làm dâu, 3 năm nay cứ gần Tết là chị lại bộn bề lo toan đủ thứ như ngân sách chi tiêu, mua sắm món quà biếu nào cho phù hợp... Quê đều ở Nghệ An, nhà đông anh em, hai vợ chồng chị cả năm chỉ về 2-3 lần nên muốn dịp Tết về phải tươm tất, đủ đầy.
"Chuyến về quê cuối năm nào cũng lỉnh kỉnh, nào bánh kẹo, đồ trưng Tết, rượu, chè, quần áo mới cho ông bà, các cháu... tiền chục triệu đi tong rất nhanh", chị Chuyên kể.
Năm nay đã có con, nhiều khoản phải lo hơn, vợ chồng chị Chuyên chủ tâm cắt bớt các khoản. Tiền đi lại chấp nhận tốn hơn vì có con nhỏ không thể đi xe khách, còn các khoản khác đều cần tiết kiệm. Thay vì đi siêu thị thích gì nhặt nấy như trước, chị ghi ra những thứ cần thiết và không thể mua ở quê.Tiền lì xì thay vì 50.000 đồng mỗi lần và gặp em bé nào cũng cho, sẽ giảm còn 20.000 đồng và để sẵn vào bao, chỉ mừng em, cháu trong gia đình, bạn bè. Khoản sắm quần áo làm quà cũng hạn chế. "Khoản này ngốn khá nhiều tiền mà đôi khi không vừa ý người nhận. Mình chỉ gửi ông bà một khoản tiền nho nhỏ để các cụ sắm Tết, biếu mỗi bên ít chè, cà phê ngon để các cụ đãi khách", chị Chuyên nói.
mua-dao-JPG-6564-1423015419.jpg

Giáp Tết là dịp nhiều gia đình đau đầu với đủ khoản chi tiêu. Nhiều cặp vợ chồng còn cảm thấy sợ vì phải cáng đáng nhiều việc, lo đối nội, đối ngoại... Bài toán "vung tay thế nào cho hợp lý mà không quá tốn kém" luôn khó giải, nhất là với khoản ngân sách eo hẹp.
Trên các diễn đàn trên mạng, chủ đề chia sẻ kinh nghiệm chi tiêu dịp này cũng khá rôm rả. Thường với mỗi mức thu nhập sẽ có kiểu chi tiêu khác nhau. Có những gia đình chỉ dành ra 5 triệu đồng cho Tết nhưng với nhiều người, con số này có thể gấp 5, gấp 10 hoặc hơn nữa.
Một thành viên trên trang web của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ chia sẻ kinh nghiệm mua sắm hợp lý là không mua những món có khả năng mình sẽ được tặng (quà tết từ đối tác, công ty) như bánh kẹo, rượu... Hạn chế mua nước ngọt vì khách đến chơi Tết thường rất ngán, thích các đồ thanh mát như trái cây, nước ép, nước lọc. Cân nhắc khi mua quần áo mới vì vài ngày Tết cũng không cần quá cầu kỳ, thậm chí không hợp thời tiết (vì có năm rất lạnh nhưng cũng có khi trời nóng). Hạn chế chi tiền cho các món ít có khả năng tận dụng lại sau Tết như hoa giả, vật trang trí. Ngoài ra, quan trọng nhất là tùy vào thu nhập mà mỗi người căn ke tiền biếu quà, mừng tuổi... 
Để không bị lạm chi vào dịp cuối năm, chị Thanh ( Long Biên, Hà Nội) cho hay, từ tuần trước, chị đã liệt kê ra một bảng những thứ cần chi, sau đó hai vợ chồng cân nhắc xem cái nào có thể bỏ được thì gạch đi. Anh chị cũng ấn định từng khoản tiền cố định cho mỗi khâu như trang trí nhà cửa, đồ ăn uống, quà biếu bố mẹ hai bên, tiền lì xì các cháu, con bạn bè...
"Nhà mình những năm trước hay tốn tiền chi cho khoản sắm thực phẩm và trang trí nhà cửa. Năm nay rút kinh nghiệm, chỉ mua đồ ăn vừa đủ đến mùng 3, bánh kẹo chỉ cần vài loại ngon, đồ trang trí dùng lại vì vẫn tốt. Nhà cửa chỉ cần dọn dẹp lại cho sạch sẽ, mua thêm một cây quất, hai bình hoa tươi là đủ", chị Thanh chia sẻ. 
Theo chị, khi lên danh sách đồ cần mua và số tiền tương ứng, chị sẽ chủ động hơn, đồng thời không mua theo cảm tính hay vì ham rẻ, khuyến mại, vừa tốn kém mà đôi khi không hữu ích. 
Để không quá phóng tay cho Tết, khi hai vợ chồng vừa nhận được khoản tiền thưởng tổng cộng khoảng 30 triệu, chị Hà (Tây Mỗ, Hà Nội) gửi luôn một nửa vào tài khoản tiết kiệm, còn lại, chị dự định chi 10 triệu cho Tết, 5 triệu để dành tiêu tới lúc có tháng lương tiếp theo. 
Kế hoạch của chị là:
- Biếu nội ngoại mỗi bên: 1,5 triệu. 
- Đổi tiền lẻ lì xì: 1,5 triệu.
- Mâm ngũ quả, rượu, chè, cà phê: 1 triệu.
- Mua đồ ăn mấy ngày Tết khoảng 3 triệu, gồm: Tôm biển: 400 nghìn, gà ta: 500 nghìn, 1kg thịt bò: 300 nghìn, 1kg thịt lợn: 100 nghìn, một cân giò: 150kg, rau, đồ lặt vặt: 500 nghìn, bưởi + táo ta: 500 nghìn, bánh kẹo: 500 nghìn...
- Hoa trang trí: 500 nghìn.
- Khoản tiền còn lại: Tiền xăng xe đi chơi...
Chị Hà cho biết, cuối tuần vừa rồi vợ chồng chị và hai con đã đi siêu thị mua đủ hết các thứ đồ khô, gia vị.... Dự kiến bánh kẹo tuần sau sẽ ra đại lý tạp hóa gần nhà mua. 
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cho biết, người Việt Nam rất coi trọng Tết cổ truyền và nhiều gia đình có tâm lý sắm đồ mới, chuẩn bị cho dịp này thật đủ đầy sau một năm vất vả làm ăn. Điều này đôi khi cũng tạo áp lực, nhất là với các gia đình có thu nhập trung bình, thấp.
Để chi tiêu hợp lý, theo nhà tâm lý, quan trọng nhất là bạn phải dự trù một khoản cố định cho Tết, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình mình. Sau đó, vạch ra những thứ phải chuẩn bị, ngân sách cho từng việc.
Với thực phẩm, không nên mua nhiều vì các siêu thị, chợ hầu như đến mùng 2-3 là đã mở, cũng không nên mua theo số đông (chẳng hạn thấy mọi nhà đều mua giò, măng, gà... mình cũng theo) mà căn cứ vào sở thích, số thành viên gia đình, lượng khách sẽ mời. Tốt nhất, nên lên thực đơn trước cho các món ăn dịp Tết. 
Với các gia đình phải di chuyển xa, về quê càng cần lên lịch trước Tết lâu để chủ động và không bị tăng giá khi thuê xe, mua vé... Có thể rủ một số gia đình quen để cùng hùn nhau đi chung cho tiết kiệm chi phí.
Nếu điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng vẫn cần quà biếu khi về đoàn tụ với đại gia đình đông người, bạn có thể chọn những món đồ dễ chia như bánh kẹo, đặc sản vùng miền giá vừa phải. 
Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tự làm một số món đơn giản cho Tết như muối dưa, hành, mứt... 
Dịp Tết, nhiều nơi thường đẩy giá các mặt hàng lên cao nên trước khi mua đồ, nhất là với cây, hoa trang trí... bạn có thể tham khảo nhiều nguồn, kinh nghiệm từ người khác, để chọn được nơi có giá cả phù hợp với chất lượng
Theo thống kê từ Bộ Y tế ngày 5/2 Năm 2014 phía Nam có 24.788 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, mức thấp nhất kể từ năm 2005. Tuy nhiên dự báo của Viện Pasteur, năm 2015 bệnh có khả năng tăng lại.
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Ảnh minh họa


So với năm 2013, bệnh sốt xuất huyết trong năm 2014 của khu vực phía Nam giảm 25,7%. Không có đỉnh dịch vào mùa mưa như mọi năm nhưng số mắc tăng liên tục vào các tháng cuối năm. Sự gia tăng ca mắc vào các tháng cuối năm chủ yếu tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM. 
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết năm nay nhiều khả năng miền Nam sẽ gia tăng số mắc sốt xuất huyết Dengue trên toàn khu vực do số ca mắc bệnh tăng dần trong những tháng cuối năm 2014 và trong tháng đầu năm 2015 số mắc cũng đã cao hơn cùng kỳ.
Những tháng cuối năm trước và đầu năm nay, khu vực liên tục phát hiện được virus Dengue tỷ lệ cao. Điều này chứng tỏ tỷ lệ lưu hành virus Dengue trong cộng đồng cao ngay trong thời điểm "yên lặng" của diễn tiến sốt xuất huyết hàng năm. Tuýp DNEV-3 dự báo sẽ tiếp tục lan rộng toàn bộ miền Nam. Đa số cộng đồng chưa miễn nhiễm với tuýp này kể từ vụ sau vụ dịch năm 1988 (16 năm) nên sẽ góp phần làm tăng số mắc trong năm nay ở khu vực. Mưa thất thường trong những tháng cuối năm 2014 và đầu năm nay cũng có thể góp phần gia tăng dịch.
Tổng kết hoạt động phòng chống dịch 2014 và kế hoạch 2015 phía Nam vào ngày 4/2, hiện ngành y ghi nhận 8/27 bệnh có số người mắc tăng so với năm 2013; trong đó sởi tăng 10,2 lần, rubella tăng 3,4 lần, thủy đậu tăng 2,1 lần, ho gà tăng 20%, xoắn khuẩn vàng da tăng 6,5 lần, tay chân miệng tăng 16,1%.
Hầu hết bệnh truyền nhiễm lưu hành tại khu vực phía Nam trong 4 năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể. Những bệnh có tỷ lệ giảm mạnh là bệnh do virus Adeno giảm 93,6%, uốn ván sơ sinh giảm 77,8%, bệnh dại giảm 50%, viêm gan virus giảm 48,9%.
Sáng ngày 5/2/2015, tại Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch và đảm bảo hoạt động Y tế Tết Ất Mùi 2015.
 
Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế. Tham dự hội nghị có: Vụ Khoa giáo Văn xã – Văn phòng chính phủ, Ban Tuyên giáo TW, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Giáo dục – Đào tạo, Công thương, Công An; lãnh đạo các Vụ/ Cục/Tổng cục đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và 651 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thị xã. 
IMG_0522.JPG

 
 
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến  cho biết, hiện nay nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao trên toàn quốc trong mùa đông xuân, biên giới đã xuất hiện các trường hợp mắc cúm A (H7N9, H5N1…..) Bộ trưởng đề nghị các cơ sở điều trị đặc biệt là các khoa nhi, hô hấp cần phải có các biện pháp chủ động điều trị đặc biệt là các bệnh về hô hấp….và nghiêm túc rút kinh nghiệm từ bài học của BV Nhi TW trong công tác phân loại bệnh nhân phòng chống nhiễm khuẩn trong công tác điều trị
Về vấn đề an toàn thực phẩm Bộ trưởng cho biết thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều mặt hàng gian lận thương mại, kém chất lượng đã xuất hiện nhiều tuy nhiên các ban ngành chức năng đã giám sát kiểm tra chặt chẽ phát hiện nhiều mặt hàng kém chất lượng và có những biện pháp xử lý, phân tích tỷ lệ mặt hàng kém chất lượng giảm 30% so với năm 2013
Để đảm bảo công tác y tế dịp Tết Ất Mùi, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo bố trí đủ  các kíp  cấp cứu, đảm bảo đủ thuốc, máu, dịch truyền đáp ứng đủ công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc; các cơ sở điều trị không được để quá tải ùn tắc tại các bệnh viện. Chẩn đoán sớm, cách ly tránh nhiễm trùng chéo là nhiệm vụ kiên quyết  đối với các cơ sở điều trị.
 
Đối với vấn đề tiêm chủng, Bộ trưởng đề nghị tăng cường công tác tuyên tuyền để người dân chủ động đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch, tránh tình trạng nhiều trẻ không được tiêm phòng sởi trong dịch sởi đầu năm 2014. Bộ trưởng nhấn mạnh, những cán bộ chưa được tập huấn tiêm chủng kiên quyết không được thực hiện tiêm chủng, kể cả Trạm trưởng, trạm .
Bộ trưởng cũng đề nghị toàn ngành chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông để cùng đồng hành giữa báo chí, người nhà để giải quyết các sự việc tránh kiện tụng làm giảm uy tín của ngành y.
IMG_0540.JPG

 
Hội nghị đã nghe 3 báo cáo của: PGS.TS.Trần Đắc Phu báo cáo triển khai công tác công tác phòng chống dịch trong mùa đông xuân và tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An thực phẩm báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015;PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp tết
IMG_0543.JPG
PGS.TS.Trần Đắc Phu báo cáo triển khai công tác công tác phòng chống dịch trong mùa đông xuân và tết Nguyên đán Ất Mùi 2015;
IMG_0550.JPG
TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An thực phẩm báo cáo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015;
IMG_0571.JPG


PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh báo cáo về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp tết

 Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật..
Ngày 4/02, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã tiếp thân mật ngài Christophe Gautier - Tổng Giám đốc Trung tâm Viện - Trường Strasbourg (CHU Strasbourg), Cộng hòa Pháp.

TT tiep khach.jpg
Thứ trưởng Lê Quang Cường tiếp ngài Christophe Gautier
Trao đổi với Thứ trưởng, ngài Christophe Gautier đã giới thiệu mô hình Viện – Trường mà CHU Strasbourg đang hoạt động rất tốt trong lĩnh vực y học. Với mô hình này thì Viện và Trường luôn phối hợp với nhau chặt chẽ, hỗ trợ nhau tối đa trong công tác khám chữa bệnh. Ngài Christophe Gautier cũng cho biết CHU Strasbourg sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong triển khai mô hình Viện – Trường, hiện tại CHU Strasbourg đang làm việc với Đại học Y Hà Nội trong khuôn khổ dự án dự án hỗ trợ hình thành Trung tâm Viện-Trường Đại học Y Hà Nội.
TT tang qua.jpg

 
Thứ trưởng Lê Quang Cường tặng quà lưu niệm cho ngài Christophe Gautier
Thứ trưởng Lê Quang Cường đánh giá cao mô hình Viện – Trường mà CHU Strasbourg đang vận hành. Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế Việt Nam mong muốn triển khai mô hình này trên toàn quốc chứ không chỉ dừng lại ở Trường Đại học Y Hà Nội. Thứ trưởng hy vọng CHU Strasbourg sẽ hỗ trợ triển khai Trung tâm Viện – Trường Đại học Y Hà Nội, tiến tới thành lập nhiều trung tâm Viện – Trường trên toàn quốc.
 
Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Sáng nay, ngày 4- 2 tại Vặn Miếu Quốc Tử giám, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho 664 giáo sư, phó giáo sư ( GS – PGS) năm 2014.
IMG_0283.jpg
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Giấy chứng nhận GS cho GS. Nguyễn Viết Tiến Thứ Trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế
Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, GSTrần Văn Nhung cho biết, năm 2014, có 822 nhà giáo nộp hồ sơ đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã bỏ phiếu công nhận 59 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS (đạt 93,65%) và 585 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS (đạt 99,83%).
Người trẻ nhất được công nhận chức danh GS là ông Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, ĐH Quốc gia TPHCM; người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Lê Ngọc Canh, 81 tuổi, nguyên  giảng viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
IMG_0455.jpg
GS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ y tế đón nhận chức danh giáo sư nhà nước
Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Giấy chứng nhận giáo sư nhà nước cho GS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; GS. Nguyễn Viết Tiến là người có nhiều cống hiến cho khoa học cũng như các hoạt động y tế và đã nhận nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước như: Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhân tài đất Việt, Công dân ưu tú thủ đô Hà Nội./.
Một số hình ảnh GS.Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế tại buổi lễ
 IMG_0313.jpg
IMG_0375.jpg
IMG_0421.jpg
 
Nguồn: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
Đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Lysozym
Thuốc chứa Lysozym


Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ thuốc chứa hóa chất Lysozyme.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị xuất, nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu các thuốc chứa hoạt chất Lysozyme thông báo thu hồi đến tất cả cơ sở phân phối bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc chứa Lysozyme và tiến hành thu hồi các thuốc này trên toàn quốc. Đồng thời, các bệnh viện có giường bệnh cũng phải dừng ngay việc kê đơn và sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Lysozyme. 
Sở Y tế các tỉnh, thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc ngừng sử dụng và thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất Lysozym, kiểm tra, giám sát các đơn vị trả lại thuốc cho cơ sở cung ứng, xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Hiện nay, trên cả nước có 38 loại thuốc chứa hoạt chất Lysozyme đang được cấp đăng ký lưu hành.
Thuốc chứa hoạt chất Lysozyme thường được chỉ định cho những trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, phù nề, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu…
Theo Cục Quản lý Dược, nguyên nhân rút các loại thuốc này bởi dược chất Lysozyme có lợi ích trong điều trị không cao hơn so với nguy cơ do thuốc gây ra.
Trước đó, Công văn số 1570/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty cổ phẩn Armephaco về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc viên nén Panlife (Pantoprazole tablets 40mg), SĐK: VN-12863-11, số lô: PNV003, ngày SX: 05/11/2013; HD: 04/11/2015 do Công ty Công ty Eurolife Healthcare Pvt. Ltd., India sản xuất, Công ty cổ phẩn Armephaco nhập khẩu do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (trong môi trường acid và trong môi trường đệm).
Công văn số 1571/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội - Hapharco về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc viên nén bao tan trong ruột Pantocid (Pantoprazole tablets 40mg), SĐK: VN-17790-14, số lô: SKN0496A, ngày SX: 23/04/2014; HD: 23/04/2017 do Công ty Sun Pharmaceuticals Ind. Ltd., India sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội - Hapharco  nhập khẩu do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (trong môi trường acid và trong môi trường đệm).
Công văn số 1572/QLD-CL ngày 29/01/2015 của Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế TP Hà Nội; Sở Y tế Bắc Kạn; Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 về việc thông báo đình chỉ lưu hành thuốc Pantopep-Dol (Pantoprazol 40mg), SĐK: VN-12241-11, số lô: FK76M201, NSX: 08/12/2012, HD: 07/12/2015 do Công ty Zim Laboratories Ltd., India sản xuất, Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 nhập khẩu do thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan./.
Sáng ngày 3/2 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo không tiêm vắc xin phòng bệnh đúng kế hoạch sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Cần tiêm chủng đúng kế hoạch

Theo đó ở nước ta đang là mùa đông – xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các mầm bệnh  phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp

Từ đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rải rác, lẻ tẻ tại một số tỉnh, thành phố như ho gà, bệnh sởi, rubella... Phần lớn các trường hợp này đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh, có trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9 tháng -12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ cần được đưa đi tiêm chủng phòng bệnh theo lịch đầy đủ nhưng chưa được tiêm chủng. 

Lý do các bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ là: Các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Cũng do tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin tiêm cho trẻ. Một số nguyên nhân khác khiến cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm, mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm.

Để phòng chống bệnh hiệu quả, các bà mẹ khi sinh con cần phải biết các bệnh được dự phòng hiệu quả bằng vắc xin, cũng như lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi. 

Cục Y tế dự phòng lưu ý, các bà mẹ tuyệt đối không nên để trẻ mắc bệnh do không được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, nguy cơ rất lớn trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sớm do không tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt trong thời điểm mùa đông – xuân này. Lịch tiêm chủng cho trẻ có thể tham khảo tải website của Cục Y tế dự phòng. 

Hiện nay Bộ Y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên toàn quốc.
Bộ Y tếTrà là loại thức uống lâu đời giúp giải khát, thư giãn, ngoài ra còn có thể giúp bạn giảm cân. Vài loại trà giúp bạn bớt ăn vặt và vài loại giúp bạn đốt cháy được nhiều calo hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những loại trà dưới đây còn có tác dụng giúp tan mỡ.
1. Trà trắng
Trà trắng có 4 cách giúp tan mỡ. Theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa, loại trà này ngăn chặn sự sản sinh các tế bào mỡ mới, đồng thời thúc đẩy lipolysis, quá trình cơ thể phá vỡ các chất béo được lưu trữ.
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà trắng có khả năng đẩy nhanh hoạt động của gan để chuyển chất béo thành năng lượng. Hình minh họa
Các nhà khoa học còn thấy rằng trà rất giàu catechins, chất chống oxy hóa tạo nên sự giải phóng chất béo từ tế bào và đẩy nhanh hoạt động của gan để chuyển chất béo thành năng lượng.
2. Trà dã nhân sâm Barberry
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà dã nhân sâm thúc đẩy tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể hạn chế hấp thu mỡ. Hình minh họa
Loại trà này được chiết xuất từ quả và vỏ rễ của loài cây dã nhân sâm barberry, có chứa berberine – một loại chất tự nhiên chuyển hóa chất béo mạnh mẽ. Một nghiên cứu cho thấy rằng berberine có thể phòng chống tăng cân và sự phát triển kháng insulin ở chuột thí nghiệm có chế độ ăn nhiều chất béo.
Loài cây này còn có thể thúc đẩy tiêu hao năng lượng và giúp làm giảm số lượng các thụ thể trên bề mặt của các tế bào mỡ, làm cho chúng ít hấp thu vào hơn.
3. Trà Rooibos
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà rooibos có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa chất béo. Hình minh họa
Loại trà này làm từ lá của cây Rooibos của Nam Phi. Theo nghiên cứu, polyphenol và flavonoid được tìm thấy trong loài cây này ức chế adipogenesis – hình thành nên các tế bào mỡ mới – khoảng 22%. Chất này còn giúp hỗ trợ chuyển hóa chất béo.
4. Trà Shan tuyết
Loại trà đen được làm từ cây Shan Tuyết ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam này có khả năng làm tan mỡ. Trong một thí nghiệm, chuột được chia thành 5 nhóm nhỏ có các chế độ ăn khác nhau trong 2 tháng.
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà shan tuyết có khả năng làm tan mỡ. Hình minh họa
Các nhóm được ăn nhiều chất béo và dùng chiết xuất từ trà Phổ Nhĩ với lượng càng cao càng có sự giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong máu (chất béo nguy hiểm trong máu) và ít bị   mỡ bụng hơn các nhóm khác.
LAN THẢO (Theo eatthis)

Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị  Kim Tiến: Một cặp vợ chồng đều là nhà khoa học Anh đã hỏi cô con gái 8 tuổi của họ về cách chữa trị ung thư và thật bất ngờ cô bé đã có câu trả lời chính xác

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị  Kim Tiến


2 vợ chông giáo sư đang bàn luận về việc nghiên cứu của họ trong lúc ăn tối, thì đột nhiên quay sang hỏi ý kiến cô con gái Camilla Lisanti, 8 tuổi.
Giáo sư Lisanti kể: "Camilla đã nghe chúng tôi nói rất nhiều về ung thư và chúng tôi nghĩ, sẽ rất hay ho nếu hỏi về suy nghĩ của con bé đối với liệu pháp chữa trị ung thư. Chúng tôi hỏi xem Camilla sẽ chữa trị ung thư như thế nào thì con bé đáp: “Bố mẹ ơi, con sẽ sử dụng một loại kháng sinh, giống như khi con bị viêm họng””.
Thay vì bác bỏ hoàn toàn câu trả lời của con trẻ, vị giáo sư đã tiến hành một thử nghiệm đối với chính bản thân mình. Ông thoa một loại kem kháng sinh lên khối u nhỏ trên mặt mình và kinh ngạc nhận thấy khối u sau đó đã biến mất.
Ông Lisanti và vợ sau đó đã tiến hành kiểm nghiệm ý kiến của cô con gái tại phòng thí nghiệm của họ ở Đại học Manchester . Họ khám phá ra rằng, nhiều loại kháng sinh rẻ tiền và phổ biến đã tiêu diệt được hầu hết các tế bào ung thư nguy hiểm nhất, kể cả ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư não.
Bố mẹ của em nhận thấy, các tế bào gốc ung thư - những "tế bào mẹ" nguy hiểm, sản sinh ra các khối u, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho chúng phát tán khắp cơ thể - đặc biệt có số lượng ty thể rất lớn. Tuy nhiên, 4 loại kháng sinh phổ biến đã tiêu diệt những tế bào gốc này ở các mẫu trích lấy từ các khối u vú, tuyến tiền liệt, phổi, buồng trứng, tuyến tụy, da và não. Điều quan trọng là, các tế bào khỏe mạnh không bị tổn hại gì.
Các thử nghiệm với các tế bào trong phòng thí nghiệm ám chỉ, thuốc kháng sinh có thể được dùng để ngăn cản ung thư phát triển cũng như phát tán khắp cơ thể - cách chủ yếu khiến chúng cướp đi sinh mạng của người. Theo giáo sư Lisanti, thuốc kháng sinh do đó có thể trở thành một cách chữa trị rẻ tiền và an toàn cho các căn bệnh ung thư quái ác.
Một loại kháng sinh có tên gọi doxycycline, vốn được dùng phổ biến để chữa trị mụn trứng cá, được cho là đặc biệt triển vọng. Nếu dùng loại thuốc này để chữa trị, các bệnh nhân ung thư có thể chỉ tiêu tốn 0,09 USD/ngày, trong khi một số loại biệt dược mới nhất có chi phí lên tới vài trăm USD/ngày.
Các quỹ từ thiện chống ung thư tuyên bố, nghiên cứu của vợ chồng giáo sư Lisanti cho thấy, đáp án cho một số câu hỏi hóc nhất ở ngay trước mắt chúng ta. Giáo sư Lisanti hiện cần có nguồn tài trợ để kiểm chứng phát hiện của mình trên người, kể cả các phụ nữ bị ung thư vú.
Bộ Y Tế Việt Nam