Bộ Y tế - Tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) vừa thông báo về chương trình phẫu thuật miễn phí tại Hà Nội và TP.HCM cho trẻ dị tật sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 3-2015. Dự kiến ở mỗi nơi, chương trình sẽ phẫu thuật cho khoảng 60 bệnh nhân.
Trẻ phẫu thuật sứt môi cần được ít nhất 6 tháng tuổi, nặng từ 8 kg trở lên. Trẻ bị khe hở hàm ếch phải được ít nhất 18 tháng tuổi, nặng từ 10-12 kg trở lên. Tất cả các trẻ không có bệnh bẩm sinh như bệnh tim, động kinh, thần kinh... và không bị ốm, sốt hoặc viêm nhiễm trong thời điểm đi khám.
Tất cả các ca phẫu thuật sẽ được thực hiện miễn phí. Bệnh nhi còn được hỗ trợ đi lại, ăn uống. Tại TP.HCM, chương trình sẽ được thực hiện ở Bệnh viện ĐH Y dược từ ngày 14 đến 20-3, và ở Bệnh viện Hữu nghị VN - Cuba từ ngày 23 đến 27-3 tại Hà Nội.


Mọi đăng ký có thể liên lạc Operation Smile theo số 090 488 5555 hoặc 04 3936 5426 (Hà Nội) hoặc 08 2222 1008 (TP.HCM).
Bộ Y tế - Trả lời báo chí, Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) khẳng định từ ngày 1-1-2013 đến nay Cục chưa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định ATTP cho bốn loại thực phẩm có chứa phẩm màu không được phép sử dụng Dimethyl Yellow.

Trước đó, Cục ATTP có nhận được cảnh báo từ Trung tâm ATTP Hong Kong về việc dừng tiêu thụ bốn loại thực phẩm của Công ty Mia Chung Co., Ltd (Đài Loan) do có chứa phẩm màu Dimethyl Yellow. Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết thì Dimethyl Yellow là một loại thuốc thử phẩm màu chỉ được dùng trong phòng thí nghiệm hóa học, cấm sử dụng trong thực phẩm. “Dimethyl Yellow tiếp xúc với da tay sẽ gây lở loét, nổi mẩn đỏ. Thí nghiệm trên chuột cho thấy có nguy cơ gây ung thư gan” - TS Đồng cho biết.
Bốn sản phẩm được đề cập ở trên gồm: Mai Jien Bean Cake - Black Pepper Flavobags; S.F Vegetarian Mushroom & Fried Minced Pork; S.F Vegetarian Mushroom with Dried Turnip và S.F Vegerarian Mushroom & Bamboo Shoot Paste.
Bộ Y tế - Đợt hiến máu thứ 2 trong mùa Tết Nguyên đán do chương trình “Ước mơ của Thúy” - báo Tuổi Trẻ và Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đã được tổ chức vào sáng 1-3-2015. 

Tại đợt vận động hiến máu lần này, đã có 116 người hiến máu với hơn 160 đơn vị cho bệnh nhi ung thư. Theo đó, gần 300 đơn vị máu đã được tiếp nhận.

Song song, hoạt động tặng quà ước nguyện cho bệnh nhi ung thư bệnh nặng của chương trình “Ước mơ của Thúy” cũng đã tiếp nhận hơn 90 triệu đồng từ chương trình Tết quê nhà 2015 do bà Dương Mỹ Huệ tổ chức (70 triệu đồng) và bà Uyển Nguyện - Việt kiều Mỹ (1.000 USD).


Toàn bộ số tiền này được chương trình “Ước mơ của Thúy” thực hiện thành quà trao cho bệnh nhi ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu và Nhi Đồng 2. Mỗi phần quà trị giá khoảng 1 triệu đồng theo ước muốn của bệnh nhi.
Bộ Y tế - Ngày 2-3, trả lời báo chí, TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế cho biết, bản thân ông rất bất bình khi đọc được một số tin cho rằng trứng gà Trung Quốc bị tiêm máu có chứa HIV, có thể là nguồn lây nhiễm.
trứng gà
Cụ thể, gần đây, trên một số trang mạng xã hội loan tuyền thông tin trứng gà Trung Quốc bị tiêm máu có chứa HIV, được bày bán tại Việt Nam, khiến dư luận hết sức hoang mang. Nghiêm trọng hơn khi một số thông tin trên trang mạng xã hội còn đưa cả hình ảnh những quả trứng đã luộc chín có chấm đỏ và những quả trứng sống đập ra có chấm màu hồng, từ đó suy luận những quả trứng có chấm đỏ là do bị tiêm máu chứa HIV.
Theo TS Hoàng Đình Cảnh thì đây là dạng thông tin khêu gợi trí tò mò của dư luận nên lan truyền rất nhanh, khiến nhiều người dân hồ nghi, lo lắng. “Dù vậy, tôi khẳng định đó chỉ là những tin đồn thất thiệt, không có cơ sở khoa học. Người dân phải hết sức bình tĩnh, nếu hiểu biết đầy đủ về HIV thì chúng ta không có gì phải hoang mang và lo sợ về những thông tin như thế này.
Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV phân tích, HIV là một loại virus không sống độc lập được bên ngoài tế bào sống của cơ thể người lâu. Chúng phải sống “ký sinh” vào một số loại tế bào thích hợp với HIV trên cơ thể người. Khi ra ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường thì HIV sẽ dễ bị bất hoạt và chết. 
Mặt khác, HIV chỉ lây truyền theo một số đường lây nhất định, các nhà khoa học đến nay chưa phát hiện ra HIV có thể lây truyền qua đường tiêu hóa hay ăn uống, trong khi nếu có tiêm vào trứng gà thì khi luộc, chiên, rán thì HIV cũng chết.
Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” và “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020”. Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là một trong nhiều nhiệm vụ của Kế hoạch hành động trên.
Tài liệu gồm có 11 Chương và 55 bài, bao gồm đại cương về kháng sinh và vi khuẩn, sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp (nhiễm khuẩn hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thận - tiết niệu,…). 
Tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh sẽ được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh sẽ xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Theo GS-TS Trần Quỵ, Ban biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh, cho biết thì kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và lạm dụng, chưa hợp lý, an toàn nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, …) ngày một gia tăng. “Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng”. Vì vậy, ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” là việc cần thiết.
Bộ Y tế: Lợi ích của ăn chay? Ăn chay là một trong cách ăn uống khoa học và lành mạnh. Ăn chay có nhiều lợi ích sức khỏe mà có thể bạn không nghĩ tới.

7 lợi ích không ngờ của ăn chay
Dưới đây là 7 lợi ích ăn chay mà bạn không ngờ tới:
1. Ăn chay giúp giảm cân
 Ăn chay cho phép cơ thể đốt cháy các tế bào chất béo một cách nhanh chóng. Bởi ăn chay tức là cơ thể chỉ được cung cấp nước, caffein và các loại trà thảo dược giúp giữ cơ thể ngậm nước và thải chất độc, chất thải và trọng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Khi cơ thể đói, cơ thể sẽ dùng tới chất béo được lưu trữ trong cơ thể để tăng cường sinh lực giúp các cơ quan trong cơ thể duy trì hoạt động.
2. Ăn chay cải thiện mức độ insulin
 Mức độ insulin có thể ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe con người. Ăn chay có thể giúp làm giảm sự nhạy cảm insulin và giúp cơ thể hấp thu glucose từ máu đúng cách. Nó cũng có thể cân bằng lượng insulin và ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường.
3. Ăn chay tăng cường quá trình trao đổi chất
 Khi quá trình trao đổi diễn ra chất chậm chạp và không hoạt động đúng cách khiến trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm bất thường, bạn có thể giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng cách sử dụng phương pháp nhịn ăn. Bằng cách này, sau quá trình nhịn ăn, hệ thống trao đổi chất có thể hoạt động tốt và giúp sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể để tái tạo năng lượng có hiệu quả, khiến chúng không bị tích trữ trong cơ thể gây tăng hoặc giảm cân không kiểm soát
4. Ăn chay ngăn chặn béo phì
 Nếu bạn cảm thấy đói ngay sau khi ăn, điều này có thể là tín hiệu sai, bởi vì các yếu tố kích thích hoạt động không đúng, tạo ra mô hình ăn uống quá mức. Ăn chay có thể giúp cân bằng các hormone và cải thiện tình trạng "đói giả", do đó bạn chỉ cảm thấy đói khi cơ thể của bạn thực sự cần được nuôi dưỡng. Ăn khi không đói, không có nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
5. Ăn chay cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch
 Nhịn ăn để tăng cường hệ thống miễn dịch hoạt động, vì ăn ít làm giảm số lượng tế bào gốc tự do trong cơ thể có thể gây ra sự hình thành tế bào ung thư và các bệnh viêm nhiễm.
6. Ăn chay cải thiện chức năng não
 Đôi khi các chức năng não hoạt động kém bởi bị nhiễm chất độc từ thực phẩm. Ăn chay có thể giúp làm sạch cơ thể bằng cách loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng não, giúp tư duy tốt hơn và tâm trạng tốt hơn.
7. Ăn chay chữa lành da tự nhiên
 Đôi khi da bị mụn trứng cá, mụn và các rối loạn khác vì những thực phẩm chúng ta ăn. Ăn chay có thể giúp cải thiện da, giúp da sáng và tươi trẻ hơn.

Vân Anh / Suckhoegiadinh.com.vn
Bộ Y tế: Hạt hướng dương được rất nhiều người ưa chuộng và có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại hạt này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Theo tờ tvr-life.ru của Nga, một hạt hướng dương chứa rất nhiều chất hữu dụng và cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, loại hạt này giàu vitamin A,B, C, D, E hỗ trợ hoạt động của con người, bổ sung các thành phần máu và thúc đẩy hấp thụ canxi cho cơ thể.
Các loại vitamin A, C và E trong hạt hướng dương còn giúp hạ cholesterol, cải thiện và làm đẹp làn da, tăng cường sức sống cho tóc, và ngăn ngừa lão hóa.
Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như natri, phốt pho, i-ốt, silic, magiê, canxi, sắt, selen, kẽm. Các khoáng chất này mang đến nhiều tác dụng có lợi cho các cơ quan trong cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm, kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng gan.
Trong hạt hướng dương cũng chứa nhiều magie rất cần thiết cho hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Các axit béo chứa trong loại hạt này cũng là một phần thiết yếu của màng tế bào và cấu trúc não.
Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt ưu điểm, tờ báo này cũng đưa ra rất nhiều tác hại không ngờ từ loại hạt thông dụng được rất nhiều người ưa chuộng.
Với hàm lượng chất béo lớn, hạt hướng dương cung cấp lượng calo đáng kể. Cụ thể, 100 gr hướng dương chứa 520 kilo calo, tương đương với vài miếng thịt lợn nướng, hay một chiếc bánh mì hoặc thanh sô cô la. Vì vậy loại hạt này đặc biệt ảnh hưởng đến những người muốn giảm cân và đang áp dụng chế độ ăn kiêng giảm béo.
Với loại vỏ cứng, cắn hạt hướng dương còn có thể gây phá huỷ men, tạo thành cao răng, làm cho bộ nhai yếu và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nha chu.
Hạt hướng dương còn chứa nhiều thành phần độc hại như cadmium. Theo thời gian, các chất dinh dưỡng trong hạt sẽ bị phá hủy, chuyển hóa và tích lũy thành chất độc hại. Vì thế khi ăn nhiều hạt hướng dương cũ, bạn có nguy cơ gia tăng chất cadmium trong cơ thể, gây ra các bệnh nghiêm trọng về thận và hệ thần kinh.
Còn theo tờ ladyeve.ru, người ăn nhiều hạt hướng dương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thanh âm, cổ họng bám bụi dẫn đến làm khản giọng, mất tiếng, gây khó khăn trong giao tiếp. Loại hạt này còn gây ra các hiện tượng ợ nóng, tăng cường nguy cơ viêm ruột và rất có hại cho hệ thần kinh.
Minh Châu / News.zing.vn
Bộ Y tế: Đông y đã đúc kết, không nên ăn thịt trâu với củ kiệu, hẹ vì dễ phát sinh nhiệt bệnh, cũng không nên ăn với gừng vì làm hư răng.

Ngày tết nhiều gia đình có thói quen ăn thịt trâu gác bếp. Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng thịt trâu giàu chất dinh dưỡng nhưng cần có sự lựa chọn cho từng đối tượng.
Ai không được ăn thịt trâu?
Ảnh minh họa
Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng khám và chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội cho biết: Con trâu ở nước ta được nuôi phổ biến nhất cách đây khoảng 3000 năm. Trâu thích ăn các loại cỏ, rau, củ. Thịt trâu, sừng trâu, sữa trâu, răng trâu, nhiều bộ phận khác như da trâu, nội tạng gan, lá lách, dạ dày trâu đều được dùng như thịt bò. Các bộ phận của con trâu đều có thể ăn và làm thuốc chữa bệnh được.
Theo Đông y, thịt trâu có tính mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt. Nỏ sừng trâu có vị đắng tính ấm có tác dụng chỉ huyết, chỉ li. Keo da trâu có vị ngọt tính bình, không độc, có tá dụng tư âm nhuận táo, chỉ huyết tiêu thũng (ứ nước trong cơ thể). Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận tràng.
Theo nghiên cứu, trong thịt trâu chứa 74,2 % nước, 21,9 % protit, 3 % lipit. Ngoài ra thịt trâu còn giàu các khoáng chất như phốt pho, can xi. Thịt trâu lành hơn thịt bò, có tác dụng chữa phong tê thấp, bớt đau lưng. Thịt trâu còn có ưu điểm ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 - 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 - 22%. Hơn nữa, lượng sắt có trong thịt trâu lại hơn hẳn thịt bò.
Từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều viết thịt trâu bổ thận, bổ gân cốt, chữa phong, thủy lũng nên phải ăn.
Tuy nhiên, các danh y cũng đúc kết không nên ăn thịt trâu với củ kiệu, hẹ vì dễ phát sinh nhiệt bệnh; cũng không nên ăn với gừng vì làm hư răng. Nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân.
Tuy nhiên, do đặc tính giàu đạm nên thịt trâu chống chỉ định cho riêng với một số bệnh nhân. Những người bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, các bệnh về chuyển hóa tuyệt đối không nên ăn thịt trâu.Trong thịt trâu chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh này.
Những người bị bệnh sỏi thận hạn chế thịt trâu. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng, hình thành các loại sỏi.
Những người bị bệnh u xơ cổ tử cung tuyệt đối không nên ăn thịt trâu. Trong thịt trâu bò có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Theo Khánh Ngọc / Infonet.vn
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra những hướng dẫn về cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Theo đó, chiếc tủ lạnh đã trở thành vật dụng quen thuộc trong hầu hết các gia đình với chức năng làm lạnh và bảo quản thức ăn. Trong những ngày Tết chiếc tủ lạnh lại càng phát huy chức năng sử dụng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ thức ăn trong tủ lạnh sao cho an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn.
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.


Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.
Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.




Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...
Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.
Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.


Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi tạm trú của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là "địa phương" phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

Không để thực phẩm quá lâu: Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
Phú Đình
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Lá gan khi phải làm việc quá tải sẽ dẫn đến nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư.
Đừng ỷ lại vào thuốc giải độc gan
Liệu các sản phẩm giải độc gan có thể ngăn ngừa gan khỏi những tổn thương do bia, rượu? Câu trả lời là: Có. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta sử dụng sản phẩm chất lượng kết hợp với một lối sống có chừng mực thì sản phẩm mới phát huy hết tác dụng của nó.
Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng (Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) một trong những yếu tố dẫn đến bệnh gan là do tâm lý ỷ lại vào các giải pháp giã rượu, thanh lọc gan mà liên tục sử dụng các chất có cồn trong thời gian dài.
Những cách giải độc gan đơn giản, hiệu quả
Nước lọc
Bạn nên uống khoảng 7-8 cốc nước mỗi ngày để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời có tác dụng thanh lọc, giải độc gan. Uống đủ nước sẽ giúp làn da bớt mụn nhọt, thô ráp, giải nhiệt cơ thể, giảm dần tình trạng nóng trong người. Tuy vậy, bạn không nên uống nhiều quá sẽ dẫn tới thừa nước, ảnh hưởng đến thận, tim và các cơ quan nội tiết.

 
Cách giải nhiệt cho lá gan hiệu quả.
Cách giải nhiệt cho lá gan hiệu quả.
Nước chanh
Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn uống một cốc nước ấm pha nước cốt chanh là cách giải độc cho gan rất tốt, nhất là sau những hôm bạn quá chén. Nước chanh chứa axit có tác dụng kích thích gan tiết ra mật để cơ thể bài tiết các độc tố, từ đó giải độc gan và làm sạch gan. Với những người bệnh dạ dày thì không nên uống nước chanh vào lúc đói sẽ dễ bị cảm giác buồn nôn, cồn cào.
Nước mướp đắng
Mướp đắng có nhiều nước giúp giải nhiệt, tạo điều kiện cho cơ thể tăng bài tiết chất độc và làm mát cơ thể. Thêm vào đó, mướp đắng còn giúp giảm men gan, bổ gan và rất an toàn cho gan của bạn. Bạn có thể nấu nước mướp đắng uống hàng ngày để hạ nhiệt cơ thể, thích hợp cho những người bị chứng nóng gan.
Theo Gia đình Việt Nam
“Các ông đồ đều phải nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ chứ không phải khách hàng muốn chữ nào, cho chữ ấy”.

Xin chữ cầu may

Từ ngày 28 Tết Ất Mùi, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ là nơi các ông đồ đã qua sát hạch “tập kết” cho chữ.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Giảng viên Khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, sau năm 1995, không gian Văn Miếu phát triển và hình thành "chợ" thư pháp.

Sự xuất hiện của “chợ” thư pháp kéo theo sự thay đổi của tục xin chữ, đáp ứng đời sống mới của xã hội về tính tiện lợi và thủ tục.

Chẳng hạn: Ngày nay, thay vì đến nhà thầy đồ, chỉ cần đến phố ông đồ, chọn một trong số các ki ốt trong “phố ông đồ” để xin chữ. Không chỉ cho được chữ Hán, các ông đồ có thể cho chữ quốc ngữ (chữ viết theo lối thư pháp)…

 
Bộ Trưởng Bộ Y tế -Nguyễn Thị Kim Tiến
Ông đồ cho chữ ở phố ông đồ tại TP.HCM. Ảnh Dương Thanh

Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng cho rằng, có yếu tố thương mại trong tục xin chữ – cho chữ ngày nay, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ.

Ông đồ Lê Quang Thảng (Hà Nội) chia sẻ, phần đông người xin chữ hiện nay, coi việc chơi thư pháp cho vui, nay thích thì chơi, mai không thích thì bỏ.

Trong khi đó, ông đồ Vũ Ngọc Kỳ, (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mùa xuân, người dân thường tìm đến ông đồ có đức, có tâm, văn hay chữ tốt, có uy tín để được xin chữ treo trong nhà, cầu, bình an, hạnh phúc.

Ông Vũ Ngọc Kỳ cho biết, ngay cả những nơi cho chữ bình dân nhất như thầy đồ làng, người xin chữ bao giờ cũng mong được trò chuyện về quá khứ tương lai, những lời khuyên cho một năm mới.

Còn ông đồ Đỗ Văn Tụ (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, tục xin chữ xưa kia có ý nghĩa thiêng liêng với cả người xin và người cho chữ.

Ông Tụ phải thức dậy từ 4h sáng mài mực giúp cha. Khi trời sáng, tất cả đã chuẩn bị xong. Trong khi đó, người xin chữ tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật có thể là chai rượu, quả cau... đến lễ ông đồ.
Khi viết chữ, thầy vừa viết vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng, trước đây, người dân rất quan tâm đến hình thể của con chữ và nội dung của câu chữ. Hiện nay, người xin chữ chủ yếu để cầu may mắn, ít khi thưởng thức về thư pháp.

Nhìn thần sắc cho chữ

Ông Phạm Hải (Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, khách hàng chỉ xin chữ quanh 4 chữ kinh điển gồm: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.

Tuy nhiên, tục cho chữ không phải người muốn chữ nào cho chữ ấy mà hầu hết, các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ.

Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm An.

 Năm mới, xin “ông đồ” chữ gì cho may mắn? - 2

Các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ. Ảnh Dương Thanh

Nhiều người thích xin chữ Nhẫn (nhẫn nại, nhẫn chịu...) nhưng không phải chữ này hợp với mọi người bởi mỗi người lại có cái lý riêng để xin chữ Nhẫn.

Chẳng hạn, một người mới lớn đừng nên vội vàng nhận vào mình chữ Nhẫn, bởi nó là con dao hai lưỡi sẽ giết chết cá tính và khiến con người trở nên ù lì.

Theo ông đồ Nguyễn Học (Ba Đình, Hà Nội), người thành đạt xin chữ Nhẫn để cầu tỉnh táo. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.

Ông đồ Nguyễn Học cũng cho biết, đầu năm xin chữ Thọ để mừng các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới. Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.

Ngoài ra, nếu ông đồ thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; hoặc sau một hồi trò chuyện, ông đồ nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu.
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim TiếnSáng 8-2, bác sĩ chuyên khoa 2, Đại tá Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 105 cho biết: “Sau 8 giờ làm việc liên tục, kíp phẫu thuật của Bệnh viện Quân y 105 đã tiến hành xong việc kết xương cánh tay, khâu nối mạch máu, dây thần kinh và cơ cho bệnh nhân nữ bị đứt lìa cánh tay. Đến nay là đúng 10 ngày, vết mổ đang liền sẹo, cánh tay đứt rời đã hồng ấm, mạch quay rõ. Bệnh nhân và gia đình rất vui”.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Trước đó, vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 29-1, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 105 tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Lành (51 tuổi, quê ở thôn Quang Ngọc, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) cùng với một cánh tay đứt rời gói riêng trong túi nilon. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bà Trần Thị Lành bị tai nạn giao thông do chiếc công nông lùi, kẹp cánh tay phải của bà giữa thùng xe và cạnh sắc của chiếc cột điện. Kết quả chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương sọ não, tụ máu dưới màng cứng thái dương phải; đứt toàn bộ 1/3 giữa cánh tay phải, mép da bầm dập; da xanh, niêm mạc nhạt, vã mồ hôi, mạch 90 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg, sốc chấn thương…

Với tinh thần tất cả vì người bệnh, cố gắng cao nhất để giữ gìn sức khỏe cho bệnh nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình đã triển khai phẫu thuật ngay. Kíp mổ gồm 3 người, do bác sĩ chuyên khoa 1, Đại úy Trần Khánh Toàn làm Kíp trưởng. Dưới sự chỉ đạo của Chủ nhiệm khoa, bác sĩ chuyên khoa 2, Thượng tá Nguyễn Văn Quang, kíp mổ đã tiến hành làm việc liên tục trong 8 giờ để kết xương cánh tay, khâu nối mạch máu thần kinh, cơ cho bệnh nhân. Những ngày qua, việc chăm sóc vị trí phẫu thuật nối tay và điều trị các chấn thương khác cho bệnh nhân cũng được tiến hành tích cực, nên sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt.

Thời gian vừa qua, Bệnh viện Quân y 105 đã tiến hành thành công nhiều ca nối chi thể đứt rời, trồng ngón chân lên ngón tay... Việc ghép thành công cánh tay bị đứt rời một lần nữa khẳng định bước phát triển mới trong phẫu thuật vi phẫu và gây mê hồi sức của Bệnh viện Quân y 105./.

Báo Sống Mới
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến: Cục Y tế dự phòng vừa có khuyến cáo về bệnh thủy đậu và bệnh sởi, đều hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài, và rất dễ lây lan. Tuy nhiên đều có thể phòng tránh nếu tiêm chủng phòng ngừa và vệ sinh đúng cách.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau: Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi rút Sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài.

Bệnh sởi rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Trẻ em không được tiêm vắc xin sởi và những người không có miễn dịch với vi rút sởi đều có thể bị mắc sởi.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các bà mẹ: Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa  tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin Sởi –Rubella đầy đủ và đúng lịch.

Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Vân Kim - Báo đại đoàn kết
 Bộ Y tế - Quỹ tài trợ của Liên hợp quốc vừa cử một đoàn báo chí gồm nhiều phóng viên làm việc tại các tờ báo lớn của Mỹ, Anh, Canada... sang Việt Nam để đánh giá hệ thống y tế và kết quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã đạt được.

Trạm y tế xã khó khăn của tỉnh Điện Biên

Tại buổi chia sẻ thông tin với báo giới và Bộ Y tế Việt Nam vào ngày 16/01, tại Hà Nội, các nhà báo quốc tế bày tỏ sự khâm phục các thầy thuốc Việt Nam khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, bệnh viện tuyến trên quá tải bệnh nhân, còn tuyến dưới (nhất là ở vùng sâu vùng xa) trang thiết bị y tế thiếu thốn nhiều. Đánh giá cao hệ thống y tế cơ sở gắn với cộng đồng ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và phát triển, các nhà báo quốc tế đặc biệt ghi nhận mô hình cô đỡ thôn bản ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các nhà báo cho biết, y tế Việt Nam có nhiều phương pháp đổi mới trong việc xây dựng đội ngũ y tế cơ sở, nhất là sử dụng các cô đỡ thôn bản để đồng bào miền núi vượt qua rào cản tâm lý.

 Đại diện Quỹ tài trợ Liên Hợp Quốc khẳng định, với một nước có mức thu nhập như Việt Nam, hệ thống y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong chăm sóc sức khỏe người dân; và là mô hình hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam cần được truyền thông để các nước học tập.
Nguồn: VTV.vn
Bộ Y tếTrà là loại thức uống lâu đời giúp giải khát, thư giãn, ngoài ra còn có thể giúp bạn giảm cân. Vài loại trà giúp bạn bớt ăn vặt và vài loại giúp bạn đốt cháy được nhiều calo hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những loại trà dưới đây còn có tác dụng giúp tan mỡ.
1. Trà trắng
Trà trắng có 4 cách giúp tan mỡ. Theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa, loại trà này ngăn chặn sự sản sinh các tế bào mỡ mới, đồng thời thúc đẩy lipolysis, quá trình cơ thể phá vỡ các chất béo được lưu trữ.
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà trắng có khả năng đẩy nhanh hoạt động của gan để chuyển chất béo thành năng lượng. Hình minh họa
Các nhà khoa học còn thấy rằng trà rất giàu catechins, chất chống oxy hóa tạo nên sự giải phóng chất béo từ tế bào và đẩy nhanh hoạt động của gan để chuyển chất béo thành năng lượng.
2. Trà dã nhân sâm Barberry
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà dã nhân sâm thúc đẩy tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể hạn chế hấp thu mỡ. Hình minh họa
Loại trà này được chiết xuất từ quả và vỏ rễ của loài cây dã nhân sâm barberry, có chứa berberine – một loại chất tự nhiên chuyển hóa chất béo mạnh mẽ. Một nghiên cứu cho thấy rằng berberine có thể phòng chống tăng cân và sự phát triển kháng insulin ở chuột thí nghiệm có chế độ ăn nhiều chất béo.
Loài cây này còn có thể thúc đẩy tiêu hao năng lượng và giúp làm giảm số lượng các thụ thể trên bề mặt của các tế bào mỡ, làm cho chúng ít hấp thu vào hơn.
3. Trà Rooibos
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà rooibos có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa chất béo. Hình minh họa
Loại trà này làm từ lá của cây Rooibos của Nam Phi. Theo nghiên cứu, polyphenol và flavonoid được tìm thấy trong loài cây này ức chế adipogenesis – hình thành nên các tế bào mỡ mới – khoảng 22%. Chất này còn giúp hỗ trợ chuyển hóa chất béo.
4. Trà Shan tuyết
Loại trà đen được làm từ cây Shan Tuyết ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam này có khả năng làm tan mỡ. Trong một thí nghiệm, chuột được chia thành 5 nhóm nhỏ có các chế độ ăn khác nhau trong 2 tháng.
4 loại trà giúp tan mỡ
Trà shan tuyết có khả năng làm tan mỡ. Hình minh họa
Các nhóm được ăn nhiều chất béo và dùng chiết xuất từ trà Phổ Nhĩ với lượng càng cao càng có sự giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong máu (chất béo nguy hiểm trong máu) và ít bị   mỡ bụng hơn các nhóm khác.
LAN THẢO (Theo eatthis)
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Cà rốt có thành phần dinh dưỡng phong phú, giàu đường cùng các loại vitamin cũng như năng lượng. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường ...


Tuy nhiên, lạm dụng hoặc thường xuyên ăn nhiều cà rốt trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. Dưới đây là những tác dụng phụ do việc ăn quá nhiều cà rốt gây ra mà không nhiều người biết đến.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

 Vàng da

Cà rốt là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng beta-carotene cao. Đây là tiền chất của vitamin A giàu chất chống ô xy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm đẹp da, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn nhiều cà rốt, khiến lượng carotene tăng cao, cơ thể không kịp chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi. Hiện tượng vàng da nhanh chóng được nhìn thấy ở những vùng da hở như tay, lòng bàn tay, chân, mặt và cổ.

Xì hơi

Một bát cà rốt nguyên chất chứa khoảng 12g carbohydrat (đường, tinh bột, chất xơ) trong đó có 4g là chất xơ. Khi ăn quá nhiều cà rốt, carbohydrat không được tiêu hóa hết, gây hiện tượng lên men trong ruột già và dẫn tới việc “xì hơi”.
Nhiều người cho rằng xì hơi là hiện tượng tự nhiên, không đáng lo ngại nhưng theo các bác sĩ, nếu hiện tượng xảy ra bất thường, liên tục trong thời gian dài, rất có thể là dấu hiệu của sức khỏe yếu kém, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư ruôt.

Không hấp thụ chất dinh dưỡng

Nạp nhiều chất xơ sẽ làm gián đoạn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, magie, canxi. Như vậy, nó sẽ khiến cơ thể bạn mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, làm mất cân bằng và thiếu hụt dưỡng chất.
Ngoài ra, cà rốt cũng không chứa protein và chất béo. Trong khi đó, protein cần thiết cho cơ thể phát triển, tăng cường hệ miễn dịch. Còn chất béo cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của xương, sự phát triển của trí não.

Ngộ độc

Nhiều trường hợp được ghi nhận là ngộ độc natri do ăn quá nhiều cà rốt, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, do là loại thực phẩm khó trồng, khó chăm sóc, bảo quản nên trong cà rốt có khá nhiều thuốc trừ sâu gây hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều cà rốt làm tăng khả năng nhiễm độc và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
Nội dung được thực hiện theo nguồn tin của trang Livestrong. Là trang web của quỹ tài trợ những người mắc bệnh ung thư toàn cầu hàng đầu nước Mỹ. Website là tập hợp của những bài viết giá trị về các vấn đề liên quan tới sức khỏe cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người.

Theo Thanh Nga (Infonet)
Món cua, ghẹ ngon bổ thường có mặt trong thực đơn đãi khách, bữa ăn tươi, tiệc sum vầy. Nhưng món khoái khẩu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu bảo quản, chế biến sai cách.

Cua nướng, mắm cua dễ nhiễm sán lá phổi

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cua, ghẹ bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin nhóm B2, B5, B6, B12 Selen, đồng, magiê, phốt pho, magie… cần thiết cho cơ thể.

Th.s Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ từng cho biết, cua sống, gỏi, đặc biệt là món cua suối nướng than hoa, mắm cua sống rất dễ có nang sán lá phổi. Nếu chưa nấu chín sẽ nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cả ấu trùng sán lá phổi và sán lá phổi trưởng thành tồn tại ở ngoại cảnh rất kém, nhưng người hoặc động vật ăn phải cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín chúng sẽ vào dạ dày, ruột và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản làm tổ.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
Cua nướng chưa kỹ có nhiều ấu trùng sán lá phổi. Hình minh họa


Sau 5-6 tuần ăn phải ấu trùng sán, cơ thể sẽ có sán lá phổi trưởng thành. Do chúng ít đẻ trứng nên bác sĩ khó phát hiện. Sán lá phổi sẽ ăn rỗng phổi, khiến phổi bị tổn thương, sốt, ho ra máu…
Do đó hạn chế ăn cua chưa chín, gỏi... Các món ăn từ cua đều phải nấu chín.
Ngoài ra sán lá gan, sán dây… cũng rất dễ mắc phải khi ăn cua ghẹ (đặc biệt là cua đồng).

Dễ nhiễm độc, ngộ độc

Do ô nhiễm môi trường nên một số cua, ghẹ ngon bổ vô tình trở thành “kho chứa chất độc”. Nếu cua, ghẹ sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.


 Ai không nên ăn cua, ghẹ? - 2


Dễ dị ứng

Cua, ghẹ là loại thủy sản đứng đầu nguyên nhân gây dị ứng, do đó người mẫn cảm cần cẩn thận, nên ăn ít một, nếu dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, khó thở… cần tới bệnh viện ngay kẻo hôn mê, tụt huyết áp… có thể dẫn tới tử vong.

Dễ nhiễm khuẩn

Ăn cua, ghẹ chết, hoặc chế biến không đúng cách dễ “dính” các vi khuẩn gây ngộ độc như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy… Nguy hiểm nhất là khuẩn Listeria monocytogenes – có thể kháng nhiệt, kháng axit và muối cao và tồn tại, sinh trưởng được ở môi trường lạnh. Các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… trong vòng 3 - 30 ngày. Phụ nữ mang thai ăn phải loại cua ghẹ này dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.

Làm giảm hiệu quả của thuốc

Thịt cua giàu đồng, selen nên sẽ giảm hiệu quả cho người đang uống thuốc. Vì đồng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh. Selen làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần) vì nó làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
Nếu đang uống thuốc chống đông máu có thể làm tăng dược tính của thuốc và tăng nguy cơ bị xung huyết.

Ai không được ăn?

-Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mà mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.

-Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ (vì 100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày). Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.

-Người bị bệnh gout, viêm khớp (do tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp) ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.

-Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.


 Ai không nên ăn cua, ghẹ? - 3


Chế biến, bảo quản thế nào?

Chọn cua ghẹ ngon

Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.

Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).

Chế biến và sử dụng cua, ghẹ

-Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.

-Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.

-Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn - cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.

-Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).

-Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.

-Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.
Quá trình nấu, cua, ghẹ sẽ tiết nước ngọt làm cho nước lẩu rất ngon ngọt, không ngấy.


Không nên
-Không tận dụng nước luộc cua nấu ăn vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.
-Không nên ăn gỏi cua, hoặc cua chưa được nấu chín.
-Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cua ghẹ, vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn…
Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cua ghẹ 2 giờ.
-Khi ăn cua ghẹ không nên uống bia, vì sẽ tăng nặng.
-Không uống trà ngay sau khi ăn cua ghẹ vì lá trà có chất dễ kết hợp với canxi trong cua ghe thành canxi khó hòa tan.
Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ.
Theo Hà Dương (Giadinh.net)
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Theo quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nghị định quy định rõ việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

Theo quy định người cho tinh trùng, cho noãn phải được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

Người cho tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Không cung cấp thông tin cá nhân người nhận tinh trùng

Về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi, Nghị định quy định người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Còn người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp:

1- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

2- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;

3- Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau: Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên; Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân; Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn. Các cơ sở này phải bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định.



Phương Nhi - Baodientu.chinhphu.vn
Hãy cùng làm những điều dưới đây để mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn trở nên gắn bó hơn.

Mỗi một mối quan hệ có những thăng trầm của nó và chẳng thể nào có sự hoàn hảo, tuy nhiên luôn luôn có một chỗ cho sự cải thiện, đổi mới. Nếu bạn muốn bước sang năm mới ít phức tạp hơn, lãng mạn hơn, mạnh mẽ hơn, hãy thử vài thay đổi nhỏ.
Nói không với những tranh chấp nhỏ
Cuộc sống làm sao không có lúc tranh cãi nhưng quyết định ngừng cãi nhau về những điều nhỏ nhặt sẽ khiến hai bạn thoải mái hơn rất nhiều. Anh ấy quên trả tiền điện – hãy cười và quên nó đi. Anh ấy quên ngày sinh nhật của bạn – hãy lấy một cây chổi và đuổi yêu anh ấy, nói anh ấy không quà đừng hòng vào phòng ngủ. Đừng bực tức rồi lại làm hỏng một ngày đáng nhớ như vậy.
 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 1
Dừng việc chỉ trích và bắt lỗi nửa kia của bạn, thay vào đó hãy thường xuyên nhìn ra điểm tốt và khen ngợi họ (Ảnh minh họa)
Nấu ăn cùng nhau

Nấu ăn tối với nhau là một cách tuyệt vời để có một khoảng thời gian thú vị bên người bạn yêu. Bạn có thể tán dóc về những người hàng xóm, chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu đáng kinh ngạc hoặc chỉ đơn giản là có thể suy nghĩ và làm thế nào để làm cho món ăn bạn đang nấu ăn sáng tạo hơn. Ý tưởng là để tạo ra các bữa ăn và từ đó tạo ra các cuộc hội thoại đáng nhớ.

Cùng giữ gìn sức khỏe

Một cơ thể khỏe mạnh là một tâm trí lành mạnh, và một tâm trí lành mạnh có nghĩa là một tâm hồn hạnh phúc và điều đó có nghĩa là sẽ ít hơn những lần đối đầu và có nhiều năng lượng hơn để thân mật. Hãy cùng nhau đến các phòng tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và dáng hình cân đối.

Làm việc tốt với nhau

Làm giàu mối quan hệ của bạn bằng cách làm những điều tốt đẹp, những điều cao quý cùng nhau. Thăm một nhà dưỡng lão, làm một số công việc từ thiện cho trẻ mồ côi, hoặc chỉ đơn giản là tặng một số tiền hào phóng cho một tổ chức xã hội uy tín. Những hành động đẹp sẽ mang hai bạn đến gần nhau hơn về tinh thần và tình cảm.

Ít lời chỉ trích, nhiều lời khen ngợi

Dừng việc chỉ trích và bắt lỗi nửa kia của bạn, thay vào đó hãy thường xuyên nhìn ra điểm tốt và khen ngợi họ. Các cặp vợ chồng đã sống với nhau vài năm thường có xu hướng quên mất những lời khen dành cho nhau mà không biết rằng những lời khen thật lòng có thể thúc đẩy sự tự tin của người bạn đời. Khen nhau thực sự là một cách tốt để mang lại tia sáng cho cuộc sống hôn nhân của bạn.
 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 2


Để trái tim nói chuyện với trái tim

Rất nhiều mối quan hệ đổ vỡ vì không có sự đồng điệu của trái tim để diễn tả cảm xúc. Cho dù đó là yêu thương, giận dữ, buồn bã, bất an… bạn cũng đừng ngần ngại khi nói về nó với nửa kia của mình, một lần một tháng, hãy ngồi xuống và tâm sự chân thành với nhau. Không quan trọng là tốt hay xấu, miễn là hai bạn hỗ trợ và hiểu được cảm xúc của nhau.

Nhiều hơn những nụ hôn, những chiếc ôm

Hãy thử không bao giờ rời khỏi nhà mà không có một nụ hôn hay một cái ôm từ phía tình yêu của bạn. Nó có thể là một điều nhỏ nhặt nhưng những cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày sẽ giúp hôn nhân của bạn đi một chặng đường dài.

Tổ chức ngày lãng mạn

Nhớ lại những điều lãng mạn mà hai người đã làm những ngày đầu khi yêu nhau. Khiêu vũ, làm thiệp, làm bánh, đặt một kỳ nghỉ, ăn tối dưới ánh nến… Giữ cho những điều lãng mạn sống là một trong những cách khiến cho mối quan hệ của bạn luôn luôn bền chặt.

 10 điều các cặp vợ chồng nên làm khi năm mới đến - 3


Cùng loại bỏ một thói quen xấu

Anh ấy hút thuốc lá rất nhiều, còn bạn cằn nhằn quá đà, anh ấy dành quá nhiều vào điện thoại di động, bạn chi tiêu quá nhiều vào quần áo hàng hiệu, anh ấy ghen không có lý do, bạn nghi ngờ mọi thứ... Hãy cùng thành thật thừa nhận thói quen tai hại của mình và lên kế hoạch để từ bỏ thói quen xấu xí đó trong năm mới, mối quan hệ của hai bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bỏ qua các gánh nặng quá khứ

Nhớ lại những điều gây tổn thương bạn đã nói đã phải chịu đựng không bao giờ giúp ích cho bất cứ việc gì. Chỉ cần chôn vùi sự bực bội và bước tiếp. Hãy đến các buổi tư vấn cho các cặp vợ chồng, nếu cần thiết. Hãy biết tha thứ và quên những điều làm ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của bạn và tích cực hướng đến những điều lạc quan, tươi sáng hơn trong năm 2015 này.
Theo Lê Nguyên (Dân Việt)
Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ

Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ

Bộ Y tế - Tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) vừa thông báo về chương trình phẫu thuật miễn phí tại Hà Nội và TP.HCM cho trẻ dị tật sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 3-2015. Dự kiến ở mỗi nơi, chương trình sẽ phẫu thuật cho khoảng ... Read more...
Cục An toàn thực phẩm khẳng định thực phẩm chứa phẩm màu gây ung thư không có ở VN

Cục An toàn thực phẩm khẳng định thực phẩm chứa phẩm màu gây ung thư không có ở VN

Bộ Y tế - Trả lời báo chí, Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) khẳng định từ ngày 1-1-2013 đến nay Cục chưa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định ATTP cho bốn ... Read more...
Gần 300 đơn vị máu bổ sung nguồn máu cho bệnh nhi ung thư

Gần 300 đơn vị máu bổ sung nguồn máu cho bệnh nhi ung thư

Bộ Y tế - Đợt hiến máu thứ 2 trong mùa Tết Nguyên đán do chương trình “Ước mơ của Thúy” - báo Tuổi Trẻ và Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đã được tổ chức vào sáng 1-3-2015.  Tại đợt vận động hiến máu lần này, đã ... Read more...
Cục Phòng, chống HIV/AIDS- Bộ Y tế bác tin đồn thất thiệt “Trứng gà nhiễm HIV”

Cục Phòng, chống HIV/AIDS- Bộ Y tế bác tin đồn thất thiệt “Trứng gà nhiễm HIV”

Bộ Y tế - Ngày 2-3, trả lời báo chí, TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế cho biết, bản thân ông rất bất bình khi đọc được một số tin cho rằng trứng gà Trung Quốc bị tiêm máu ... Read more...
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

Bộ Y tế - Ngày 2-3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của ... Read more...
7 lợi ích của việc nên ăn chay

7 lợi ích của việc nên ăn chay

Bộ Y tế: Lợi ích của ăn chay? Ăn chay là một trong cách ăn uống khoa học và lành mạnh. Ăn chay có nhiều lợi ích sức khỏe mà có thể bạn không nghĩ tới. Dưới đây là 7 lợi ích ăn chay mà bạn không ngờ ... Read more...
Page (1/12) : 1 2 3 4 5 ... Last
Bộ Y Tế Việt Nam