Chết lâm sàng 15 giờ, tim ngừng đập, bác sỹ khuyên gia đình đưa chị về nhà, nhưng bố mẹ chị kiên quyết không chịu bởi “không thể mất con, não nó vẫn còn hoạt động?”, chị Nguyễn Thị Thu Huyền, bệnh nhân đang điều trị ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, kể về 42 tháng đấu tranh với tử thần bằng máu của người khác.

 

 
Bộ trưởng Bộ Y tế | Nguyễn thị kim tiến

Hai mẹ con cùng hồi sinh
Tháng 12/2011, Bệnh viện Việt Nhật tiếp nhận một thai phụ đặc biệt do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chuyển sang. Chị Nguyễn Thị Thu Huyền (giáo viên sinh 1985, ở Gia Lâm, Hà Nội) mắc bệnh bạch cầu cấp. Bệnh được phát hiện khi chị đang mang thai ở tháng thứ 6. Bác sỹ khuyên chị bỏ thai, khả năng điều trị thành công là 90%; nếu giữ thai thì không thể can thiệp.
Chị Huyền bảo: “Làm sao có thể bỏ lại con được”. Tháng thứ tám mổ sinh, trước giờ chị lâm bồn, tiểu cầu trong máu ở mức 27G/l, trong khi người bình thường 150-400G/l. Chị và con có nguy cơ đứt cuống rốn, xuất huyết não, các bác sỹ lắc đầu nhìn nhau.
Thời điểm đó lại giáp Tết, máu truyền vô cùng khan hiếm, nhất là tiểu cầu (bốn đơn vị máu mới được một đơn vị tiểu cầu). Nhưng ưu tiên cho thai phụ, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã gửi sang bảy đơn vị tiểu cầu.
Qua một đêm truyền liên tục, chị Huyền vượt cạn thành công. Diệp Bảo Vy, con chị, năm nay hơn ba tuổi, có đôi mắt tròn đen láy, gương mặt giống mẹ, nét nào ra nét đấy.
Ngày đầu chị Huyền phát bệnh, bác sỹ bảo tế bào ung thư đã lan rộng, chị có thể sống ba tháng. Nhưng đến giờ, như chị nói vui là “lay lắt” được hơn 42 tháng rồi, dù nếm đủ nỗi đau, những cơn đau quặn ruột, những ngày nằm liệt vì thiếu máu, rụng tóc, liệt ruột vì điều trị hóa chất, thậm chí chết lâm sàng.
Chị Huyền bảo: “Sống giờ này là nhờ bố mẹ, chồng con, bác sỹ và những người cho máu”. Lúc mới biết bệnh, cô Trưởng khoa Thalasime của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương khuyên: “Thuốc chỉ giúp được 30%, còn lại là quyết tâm của cháu, phải vui vẻ, lạc quan để mẹ khỏe, con khỏe”. Nhờ lời động viên ấy mà chị lúc nào cũng vui, cũng cười.
Chồng chị, anh Diệp Hữu Khang, từ ngày biết vợ mang bệnh đã nghỉ công việc ở công ty gia đình để chăm vợ. Thời điểm chị chết lâm sàng 15 tiếng, tim ngừng đập, bác sỹ khuyên gia đình đưa chị về nhà, bởi nếu có sống cũng chỉ là người thực vật. Thế nhưng bố mẹ chị kiên quyết không chịu bởi “không thể mất con, não nó vẫn còn hoạt động”. Khi chị mở mắt ra là lúc những người thân cùng khóc mừng.
“A lô, chị sẽ hiến máu cho em”
Thiếu bạch cầu, thiếu cả tiểu cầu, một năm 365 ngày thì 300 ngày chị Huyền nằm viện, tuần nào cũng phải truyền cả máu và tiểu cầu. Chị bảo: “Những người bệnh như chị sống được là nhờ hoàn toàn vào máu hiến của mọi người. 42 tháng cũng là thời điểm nhiều giọt máu của nhiều người cùng chảy trong trái tim chị”.
Cũng bởi duy trì sự sống bằng máu của mọi người nên giáp Tết là thời điểm những bệnh nhân như chị lo lắng nhất. Thiếu bạch cầu dẫn đến đau đầu, chân tay tím tái, người mệt mỏi. Thiếu tiểu cầu dễ xuất huyết não mà lúc thiếu máu thì chỉ có máu mới giải quyết được, thuốc giảm đau cũng không có ý nghĩa nhiều. Chị Huyền mang nhóm máu A nhóm máu thiếu nhiều nhất dịp Tết.
Những ngày giáp Tết này, đọc Facebook của chị Huyền thấm những mong mỏi của người mắc bệnh máu. Ngày 3/1: “Chờ đợi, chờ đợi. Mệt mỏi, mệt mỏi. Gần 23h ngóng một đơn vị tiểu cầu để rùi còn đi ngủ. Càng ngóng càng không thấy em í về với mình. Ước một ngày nào đó mình không phải truyền”.
Ngày 6/1: “Hiện nay, tủy em thì đã suy, hóa chất thì đã ngấm. Không thể sản sinh được máu & tiểu cầu. Mong ai đó có lòng quan tâm, cho em những giọt máu quý: Cần lắm, ai có O thì hiến O - có A thì hiến A”.
Sau những đợi chờ là những niềm vui. Ngày 4/1: “Đợi chờ là hạnh phúc. Cuối cùng em (máu) cũng về với chị”. Ngày 6/1: “Có những người lặng lẽ mang niềm vui cho ta mỗi ngày. Ta quen nhận như một lẽ hiển nhiên. “Cám ơn - Xin cám ơn nhau - Xin cám ơn những giọt máu quý giá của bạn”.
Chị Huyền kể, sau những chia sẻ trên Facebook, chị nhận được nhiều cuộc điện thoại của mọi người. Nhiều người chưa từng quen biết. “A lô, em là Huyền à, ngày mai chị sẽ hiến máu cho em”. Mỗi lần như thế lại thấy ấm lòng. Những con người như thế đã giúp chị vượt qua những lúc tưởng như phải buông xuôi. “Có lúc tưởng như đầu sắp vỡ, máu sắp trào ra và mình thì trôi đi, những lúc ấy thấy máu lại biết mình được hồi sinh rồi”, chị Huyền nói.

 

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến  Trong khi mỗi năm có hàng trăm sinh viên ngành y ra trường thất nghiệp thì tại Thanh Hóa, từ Bệnh viện tỉnh cho đến các bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế đều có nhân viên sử dụng bằng chuyên môn giả.

BV ĐK Thiện Hóa có 1 trường hợp dùng bằng giả
12 bệnh viện, Trung tâm y tế đều có nhân viên xài bằng giả
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1


Mới đây, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ y kiêm người phát ngôn báo chí, Sở Y tế Thanh Hóa xác nhận có 20 trường hợp nhân viên y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng bằng chuyên môn giả.

Cũng theo ông Uyển thì từ đầu năm 2014, Sở Y tế Thanh Hóa đã bắt đầu tiến hành rà soát bằng cấp của tất cả các cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Sau gần 1 năm thanh tra, mới đây Sở Y tế Thanh Hóa đã có kết luận có 20 trường hợp dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, KTV xét nghiệm ở 12 bệnh viện, Trung tâm y tế đều là bằng giả. Trong đó, riêng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn có 3 trường hợp.

Điều đáng nói là trong số 20 trường hợp dùng bằng giả trên, có những trường hợp thâm niên hành nghề cả chục năm nhưng không bị cơ quan chức năng phát hiện. Cụ thể, ông Lê Xuân Thướng (SN 1965)- BV Đa khoa Quan Sơn, bà Bùi Thị Xuân, TTYT Lương Nội- Bá Thước; bà Ngô Thị Tám (SN 1969)- Dược sĩ, ông Lê Văn Lệ (SN 1958) - Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn. Ông Lệ có thâm niên hơn 20 năm công tác trong đó có khoảng gần 20 năm giữ chức vụ trạm trưởng trạm y tế xã Đồng Thắng.

Ông Lê Hữu Uyển cho biết: “Sau khi có kết luận thanh tra, Sở đã yêu cầu các đơn vị buộc thôi việc đối với các trường hợp dùng bằng giả đồng thời thu toàn bộ quyết định thôi việc cùng với bằng giao cho công an tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật”.

Cho thôi việc lại ký hợp đồng 1 năm!

Tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa, với tấm bằng Dược sĩ trung học giả, Bà Lê Thị Thúy (SN 1986) đã có 8 năm hành nghề cấp phát thuốc tại đây.

Qua kết quả kiểm tra, rà soát hồ sơ của Sở Y tế Thanh Hóa đã phát hiện bà Lê Thị Thúy - Dược sỹ Trung học, cán bộ viên chức khoa Dược vật tư thiết bị y tế (Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa) sử dụng bằng giả.



Với tấm bằng dược sĩ giả, bà Lê Thị Thúy có 8 năm bán thuốc tại BV Nội tiết Thanh Hóa
Theo chỉ đạo, ngày 16/5/2014, ông Lê Minh Sứ - Nguyên Giám đốc BV Nội tiết đã ký Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động đối với bà Thúy, là cán bộ viên chức khoa Dược Vật tư thiết bị y tế thuộc BV Nội tiết Thanh Hóa do sử dụng bằng Dược sỹ trung học giả. Thời gian chấm dứt từ ngày 20/5/2014.

Nhưng không hiểu sao, việc chấm dứt hợp đồng chưa được bao lâu thì cũng chính ông Lê Minh Sứ lại ký tiếp hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với bà Lê Thị Thúy từ ngày 1/10/2014 với chức danh hộ lý.

Trước sự việc một cán bộ viên chức, được giao công việc cấp phát thuốc sử dụng bằng giả bị phát hiện, chấm dứt hợp đồng lao động nay lại tiếp tục được ký tiếp hợp đồng lao động khiến dư luận không khỏi xôn xao.





Sau khi bị thôi việc vì dùng bằng giả, bà Thúy tiếp tục được GĐ BV ký hợp đồng lao động với công việc Hộ lý 1 năm

Về vấn đề trên, ông Uyển cho hay: “Trường hợp cô Thúy sau khi bị phát hiện bằng giả đã được Giám đốc BV Nội tiết ký lại hợp đồng là không nằm trong hợp đồng của Sở. Nếu do đặc thù của đơn vị, lao động phổ thông thì Giám đốc của quyền ký hợp đồng. Tuy nhiên, ký hợp đồng 1 năm thì cũng không đúng quy định. Việc này, Sở sẽ yêu cầu BV Nội tiết xem xét lại hợp đồng này”. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh được đưa vào Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đà Nẵng, ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết ông Nguyễn Bá Thanh vẫn tỉnh táo. "Anh ấy nhận ra được người quen vào thăm. Hiện anh Thanh sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương và Bệnh viện Đà Nẵng", ông Trần Thọ cho hay.

Còn ông Thân Đức Nam, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người đưa ông Nguyễn Bá Thanh vào xe cứu thương kể rằng, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn tỉnh táo, nhận biết nhiều người và đùa rằng: "Tao khỏe mà có chi đâu".
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)


21h15, xe chở ông Nguyễn Bá Thanh đã vào thẳng Khoa Ung bướu bệnh viện Đà Nẵng. Người dân cũng đã di chuyển nhiều về bệnh viện này khiến các nút giao thông bị tắc cục bộ. Riêng đường Hải Phòng, Quang Trung, lực lượng công an đã rải đều từ đầu đến cuối đường để đảm bảo an toàn giao thông. Cổng chính và cổng phụ Bệnh viện Đà Nẵng được kiểm soát gắt gao.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 1

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 2

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 3

Xe cứu thương chở ông Nguyễn Bá Thanh về Bệnh viện Đà Nẵng an toàn (Ảnh: Kim Oanh)



21h10, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa về đến Bệnh viện Đà Nẵng trong sự chờ đợi của đông đảo người dân.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 4

Ngã tư đường Nguyễn Văn Linh giao Nguyễn Tri Phương bị tắc cục bộ


Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 5

Tại đường Hải Phòng, Quang Trung, lực lượng công an đã rải đều từ đầu đến cuối đường để đảm bảo an toàn giao thông

Khoảng 21h, chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh đã hạ cánh xuống sân bay quân sự và ông Thanh được đưa ra qua cổng quân sự của sân bay để về bệnh viện. Hàng ngàn người dân Đà Nẵng đợi ở sân bay rất hụt hẫng khi không được thấy ông Nguyễn Bá Thanh.

Người dân đứng dọc hai bên đường từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến Bệnh viện Đà Nẵng đón đoàn xe chở ông Nguyễn Bá Thanh và hô vang "Bá Thanh, Bá Thanh".

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 6

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 7

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 8

Đoàn xe đón ông Nguyễn Bá Thanh từ sân bay về Bệnh viện Đà Nẵng (Ảnh: Kim Oanh)

20h30, đoàn lãnh đạo TP. Đà Nẵng do ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã vào sân bay Đà Nẵng để chuẩn bị đón ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Trong khi đó người dân tiếp tục đổ về sân bay Đà Nẵng. Lúc này mọi ngả đường vào sân bay Đà Nẵng đều có người dân đứng chờ.


20h10: Chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa hạ cánh.

Lực lượng cảnh sát cùng nhân viên an ninh đang rất vất vả để ổn định an ninh trật tự tại sân bay Đà Nẵng khi người dân đã tập trung lên đến cả ngàn người. Có những người dẫn cả gia đình ra sân bay để đón ông Nguyễn Bá Thanh.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 9
Lực lượng công an cùng an ninh sân bay đã rải kín để đảm bảo an ninh

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 10

Anh Nguyễn Minh (quận Hải Châu, Đà Nẵng) dẫn cả vợ và hai con nhỏ ra sân bay để đón ông Thanh

Tuy nhiên đến thời điểm này, chuyên cơ của chở ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa hạ cánh.

Khoảng gần 20h, đoàn xe biển xanh 80A, 80B đã tiến vào cổng số 2 của sân bay Đà Nẵng. Hàng rào chắn đã được lực lượng công an Đà Nẵng lập thêm do quá đông người dân tập trung về đây.

Ngày 9.1, rất nhiều người dân Đà Nẵng đã tiếp tục đổ ra sân bay Đà Nẵng để đón ông Nguyễn Bá Thanh trở về khi có thông tin máy bay chở ông từ Mỹ sẽ về trong ngày hôm nay.

Theo đó, khoảng từ 19 giờ tại cổng 2 sân bay Đà Nẵng, rất nhiều người dân đã tập trung để chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 11

Hàng trăm người dân đã ra sân bay Đà Nẵng chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh

Đang dựa vào hàng rào sắt do lực lượng sân bay Đà Nẵng dựng lên ở cửa số 2, vợ chồng anh Cao Văn Hòa (trú phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ: "Nghe thông tin ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng vào tối nay, hai vợ chồng tôi tranh thủ ăn cơm sớm để ra đây đón bác ấy. Mong sao cho bác ấy thật khỏe".

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 12

Vợ chồng anh Hòa thấp thỏm chờ tin ông Nguyễn Bá Thanh tại sân bay Đà Nẵng

Anh Nguyễn Quang Tiến - giám đốc một công ty ở đường Dũng sĩ Thanh Khê, Đà Nẵng cho biết: "Là người dân Đà Nẵng, tôi luôn nghĩ và thấy được ông Nguyễn Bá Thanh là nguời giỏi trong quản lý, có tâm, có đức, vì dân. Đà Nẵng được như ngày hôm nay là có đóng góp rất lớn của ông. Nghe tin ông bệnh nặng, tôi thấy lo lắng rất nhiều. Hôm nay lại được nghe thông tin ông ấy về, từ sáng đến giờ tôi cứ ngóng tin và luôn cầu mong máy bay hạ cánh đưa ông ấy về trong bình an. Dù ông có làm việc được nữa hay không, nhưng có ông thì người dân Đà Nẵng rất vui mừng. Còn bản thân tôi giúp được gì cho ông trong lúc này thì tôi sẵn sàng. Tôi hy vọng mảnh đất nơi ông về có sinh khí nào đó giúp ông qua được bạo bệnh".

Trong khi đó, lực lượng Công an đặc nhiệm đã rải quân ở sân bay để đảm bảo an ninh trật tự.


Đứng lan can bệnh viện đợi đón ông Nguyễn Bá Thanh

Tối 9.1, đường vào Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đà Nẵng có rất đông bảo vệ và cảnh sát túc trực. Nhiều y bác sĩ đang ngồi ở phòng họp để chờ ông Nguyễn Bá Thanh. An ninh được thắt chặt, người dân không được đi lại tại hành lang từ cổng bệnh viện vào Khoa Ung bướu. Mọi thứ đã sẵn sàng.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 13

Tại các hành lang bệnh viện, rất đông y bác sĩ, người dân đang đứng chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh

Tại các hành lang bệnh viện, rất đông y bác sĩ, người dân đang đứng chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh. Cảnh sát cơ động được bố trí rất chặt chẽ. Không khí đang rất khẩn trương.

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu" - 14
Y bác sĩ họp trước khi ông Nguyễn Bá Thanh trở về

Ở đường Hải Phòng (Đà Nẵng), rất nhiều người dân đang tập trung trên đường và tầng cao ở khu nhà cao tầng để ngóng tin.

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Tại các khoa khám nhi, tỉ lệ trẻ đến khám vì tiêu chảy, nôn vọt chiếm đến gần nửa. Hàng loạt trẻ phải nhập viện vì nôn vọt quá nhiều khiến việc bù nước khó khăn, trẻ mệt lả vì mất nước. Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), 30% số trẻ phải nhập viện trong thời điểm này là vì nôn vọt, tiêu chảy nghi rota vi rút.
Nôn nhiều bất thường!

PGS.TS  Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, tại khoa hiện tại, số bệnh nhi nhập viện vì nôn vọt, tiêu chảy là phổ biến nhất, chiếm hơn 30% số bệnh nhi phải nhập viện. Khám ngày, khám đêm bệnh nhi tiêu chảy đều chiếm chủ yếu.

bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)

S
Trẻ đến khám, nhập viện thời điểm này chủ yếu là tiêu chảy, nôn vọt. Ảnh: H.Hải
Tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần nay và đến giờ vẫn chưa giảm đi. Đáng nói, các bệnh nhi vào khám đều trong tình trạng nôn rất nhiều khiến việc bù nước gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ định nhập viện tăng lên, do không thể bù nước cho trẻ bằng đường uống.

Sáng 8/1, thấy con gái 5 tuổi nôn, sốt và kêu đầy bụng, chị Nguyễn Mỹ Dung (Tôn Thất Tùng) đã đưa con đến khoa Nhi BV Bạch Mai khám được chẩn đoán tiêu chảy nghi rota vi rút. Bác sĩ cũng rất lưu ý tình trạng nôn của con. Chị Dung đã mua oresol bù nước cho con nhưng bé nôn vọt liên tục, cứ uống một ngụm lát sau lại nôn. Bé kêu đói, khát nước nhưng cứ uống vào lại nôn.

“Chiều 8/1 thấy con cứ nằm bẹp, mình đã cẩn thận gọi bác sĩ đến nhà khám, vẫn cố bù dịch cho con bằng đường uống. Thấy con không đứng dậy được vì chân bủn rủn, không dám chờ bác sĩ nữa, hai mẹ con vội cắp nhau đến BV Đại học Y ngay gần nhà. Bé phải truyền 3 chai nước, đến khoảng 2h sáng nay thì được về nhà, tỉnh táo hẳn, đỡ sốt cao”, chị Dung cho biết.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, các bác sĩ khi khám lâm sàng cũng nhận thấy trẻ có nôn vọt nhiều hơn so với bình thường, vì thế bù nước đường uống khó khăn hơn. Dù đã hướng dẫn bù nước từng chút một nhưng nhiều trường hợp vẫn thất bại vì trẻ nôn quá nhiều nên phải nhập viện truyền dịch.

Tại BV Nhi Trung ương, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV cũng cho biết, trẻ nhập viện vì các bệnh nôn vọt tiêu chảy, viêm đường hô hấp cũng là phổ biến nhất trong thời điểm này.

“Đáng nói, năm nay hầu hết trẻ đều có chung đặc điểm là sốt, nôn, ho rồi mới tiêu chảy nên nhiều trường hợp cha mẹ vẫn nhầm lẫn con bị nôn do viêm họng, ho nên không nghĩ đến nguy cơ mất nước để bù dịch cho con”, TS Dũng nói.

Trong khi đó, nôn gây mất nước không kém gì tiêu chảy. Vì thế, ngay từ khi con có dấu hiệu nôn là đã cần bắt đầu bù nước bằng oresol qua đường uống. Thông thường sau 1 - 2 ngày nôn trẻ mới bắt đầu bị đi ngoài và khi đã đi ngoài thì số lần nôn sẽ giảm xuống.

Chớ dại “cầm” tiêu chảy

Theo TS Dũng, người Việt có một quan điểm gần như mặc định, đi ngoài thì phải “cầm” tiêu chảy thì mới khỏi, mới đỡ bị mất nước. Vì thế, cứ thấy trẻ bị đi ngoài là một loạt các biện pháp lại được áp dụng, như cho trẻ uống các loại kháng sinh Becberin, Biseptol và các thuốc cầm tiêu chảy, kiêng khem không cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn cháo trắng, cho trẻ ăn, uống nước các loại lá và quả chát có nhiều chất Tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh... ngay lập tức sẽ có tác dụng cầm ỉa. Vì chất Tanin có tác dụng làm săn màng ruột, giảm số lần đi ngoài ngay tức khắc.

Nhưng với tiêu chảy do rota vi rút cũng như tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, hóa chất…  việc ngăn cơ chế đưa chất thải ra khỏi cơ thể theo các phương pháp này lại gây rất nhiều nguy cơ. Bởi thực chất, bệnh chỉ đỡ giả tạo, giảm số lần đi ngoài và thực tế thì các tác nhân gây tiêu chảy như vi rút, vi khuẩn, nấm, hoá chất... thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn.…

Chỉ riêng với tiêu chảy do vi rút, việc giảm số lần tiêu chảy sẽ khiến bụng trẻ càng chướng lên, không “thoát” ra ngoài được bằng đi ngoài, trẻ sẽ càng bị nôn vọt do đầy bụng. Trong khi đó, nôn gây mất nước không kém gì tiêu chảy.

 TS Dũng cho biết, tiêu chảy mùa đông do rota vi rút gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ bị tiêu chảy mùa đông thường có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy…Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải. Lúc này, việc làm đúng nhất là bù nước đúng cách cho trẻ bằng oresol, sau vài ba ngày vi rút được loại thải ra ngoài trẻ sẽ hết bệnh.

Nhưng phải bù nước như thế nào khi cứ uống vào là trẻ bị nôn? Về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, đặc biệt lưu ý cha mẹ không được nôn nóng, sốt ruột cho trẻ uống oresol liên tục vì như thế sẽ càng phản tác dụng: trẻ bị kích thích lại nôn.

Hãy bình tĩnh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, chỉ cho trẻ uống từng thìa nhỏ một, lúc lại một thìa sẽ giảm nguy cơ nôn. Với trẻ nôn ít, thì cứ 1 - 2 phút cho uống một ngụm (hoặc dùng thìa nếu trẻ nhỏ). Còn nếu trẻ bị nôn thì phải cho uống oresol chậm hơn, sau 2-3 phút lại uống một lần, một ngụm (thìa nhỏ). Nếu trẻ bị nôn ra ngay sau khi uống, cũng không vội uống lại ngay, bởi trẻ không phải bị nôn ra là nôn sạch mà đã có sự hấp thu vào cơ thể. Sau cơn nôn, để con bình tĩnh lại, lại từ từ, kiên nhẫn từng ngụm oresol.

Tuy nhiên bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý cha mẹ phải theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu đã bù oresol đường uống đúng cách mà trẻ vẫn nôn quá nhiều, có dấu hiệu mất nước (mệt, kêu khát nước, đái ít…) thì nên cho trẻ đến viện để bác sĩ khám, chỉ định bù nước bằng truyền dịch, phòng nguy cơ mất nước rất nguy hiểm.

Theo TS Dũng, với thời tiết miền Bắc như hiện nay, dịch tiêu chảy vẫn còn tiếp diễn. Trong khi đó chưa có thuốc đặc trị rota vi rút mà cơ thể phải tự kháng lại. Tiêu chảy rất dễ lây qua dịch nôn, phân… vì thế cần vệ sinh, rửa tay xà phòng sạch sẽ, lau sạch dịch nôn bằng dung dịch tiệt trùng để phòng nguy cơ lây tiêu chảy rota vi rút cho cả gia đình. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Theo bà Tống Thị Song Hương (ảnh), Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Y tế), cơ quan quản lý cũng đã lường trước được những vướng mắc này trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên những vướng mắc này sẽ dần được giải quyết khi người dân chấp nhận với những thay đổi này.

Thưa bà, sau gần 10 ngày triển k
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)
hai thực hiện luật BHYT sửa đổi, đã có những vướng mắc gì được người bệnh phản ánh? Ý kiến của bà về việc dư luận cũng cho rằng việc thực hiện Luật BHYT là quá vội vàng, khi mà nhiều người bệnh chưa biết những sửa đổi này?

So với Luật BHYT cũ, rõ ràng, Luật BHYT sửa đổi đã có sự chuẩn bị cẩn thận hơn. Chúng tôi cũng lường trước được những thắc mắc người dân trong giai đoạn chuyển tiếp này, chủ yếu là việc ngừng chi trả 30% khám ngoại tuyến như trước đó, thuốc ung thư bị cắt giảm. Tuy nhiên, sự thay đổi này không làm giảm quyền lợi của người bệnh.

Xin bà nói rõ về việc không giảm quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT?

Về thuốc điều trị ung thư, dư luận cho rằng quyền lợi người dân bị giảm vì 4 loại thuốc trước đây được BHYT thanh toán 100% nay giảm xuống thanh toán 50%.  Nói đúng ra việc giảm chi trả này không phải giảm quyền lợi người bệnh.  Bởi so với trước đây, đã tăng thêm 17 loại thuốc ung thư. Và theo hội đồng chuyên môn tư vấn, danh mục thuốc này cólà đầy đủ đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh.

Trong 74 thuốc chữa ung thư có trong danh mục có đến 59 thuốc thanh toán 100%; 11 thuốc bổ sung mới và chỉ có 4 thuốc giảm mức thanh toán. Nhưng cần lưu ý, 4 thuốc này là 4 thuốc công nghệ sinh học mới đánh trúng đích mà hầu hết các quốc gia trên thế giới không đưa vào danh mục được BHYT chi trả, bởi chi phí quá lớn.  

Trước đây BHYT đưa vào để tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận thuốc mới. Đến nay, tất cả những bệnh nhân đang điều trị ung thư theo phác đồ có các loại thuốc này vẫn tiếp tục được hưởng quyền lợi, BHYT chi trả 100%. Chỉ với những bệnh nhân mới phát hiện ung thư thì được hưởng 50%. Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại, có nhiều loại thuốc thay thế chứ không có nghĩa bác sĩ không chỉ định loại thuốc này là hết thuốc điều trị cho người bệnh. 4 loại thuốc này các nước trên thế giới là không đưa vào danh mục.

Mong muốn thì vô cùng nhưng trong điều kiện nước ta, như các nhà chuyên môn phân tích, nếu tiếp tục duy trì thì quỹ có nguy cơ “vỡ”, không có điều kiện dành cho các chuyên khoa khác. 

Về vấn đề không thanh toán khám bệnh ngoại trú khi bệnh nhân tự vượt tuyến lên tuyến tỉnh, trung ương đã được cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Tại kỳ họp Quốc hội, báo cáo về việc thực hiện Luật BHYT trong 4 năm cho thấy số tiền chi cho khám trái tuyến là rất lớn. Trong khi đó, tổng kết của Bộ Y tế cho thấy trong số đó đến 70% số bệnh không cần thiết phải vượt tuyến, gây quá tải kéo theo chi phí ăn ở, đi lại không cần thiết, khiến tuyến trên cũng không còn thời gian đầu tư phát triển chuyên môn sâu.

Việc làm này nhằm mục đích để người dân tuân thủ các quy định pháp luật về chuyển tuyến của Bộ Y tế, có như vậy mới quản lý được, giảm quá tải “ảo” ở BV tuyến Trung ương khi có đến 70% bệnh có thể chữa trị tại cơ sở y tế ban đầu.

Tại Việt Nam, người dân vẫn có thói quen được tham gia BHYT là được thanh toán hết. Nhưng nếu tiếp tục chi trả, rõ ràng phải nâng mức đóng thẻ BHYT. Ví dụ như tại Trung Quốc đã đạt 95% dân số có BHYT nhưng cùng chi trả lên đến 70% mới đảm khả năng chi trả của quỹ BHYT.

Thưa bà, nhiều người bệnh cho biết họ chấp nhận bỏ tiền túi để khám vượt tuyến vì không tin tưởng tay nghề, trình độ bác sĩ tuyến dưới. Như vậy phải chăng mục đích không thanh toán khám ngoại trú vượt tuyến để giảm tải bệnh viện sẽ không đạt được? Bộ Y tế sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Khám vượt tuyến ngoại trú không được quỹ BHYT chi trả và người dân sẽ không thể mãi bỏ tiền túi bởi Chính phủ cũng yêu cầu giá dịch vụ y tế dần đến tính đúng tính đủ.

Còn với tâm lý người bệnh không tin tưởng vào chất lượng y tế tuyến dưới Bộ Y tế đã nhìn thấy từ lâu và đang từng bước để nâng chất lượng điều trị ở cơ sở y tế tuyến dưới. Theo đó, Bộ Y tế ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế tuyến dưới thì đang tập trung đầu tư cho con người theo rất nhiều hình thức như Đề án 1816, bệnh viện vệ tinh… để chất lượng y tế tuyến dưới từng bước được nâng lên, tạo điều kiện để người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất.

Với những nhóm bệnh được quy định có thể xin chuyển tuyến 1 lần có giá trị cho cả năm, người dân có được quyền chuyển tuyến từ tuyến cơ sở lên trung ương không, thưa bà?

Về nguyên tắc, Bộ Y tế không cấm nhưng cũng khuyến khích với những bệnh mà tuyến cơ sở điều trị, quản lý tốt thì người bệnh nên điều trị tại cơ sở. Việc quyết định cho chuyển tuyến là phụ thuộc vào bệnh viện cơ sở. 

Tuy nhiên cũng cần lưu ý các bệnh viện, vấn đề của các viện này không phải là không cho bệnh nhân chuyển đi khi họ có nhu cầu, mà phải làm sao để bệnh nhân tin và ở lại. Các bệnh viện phải nghĩ ra giải pháp để bệnh nhân ở lại với mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng điều trị để người dân tin tưởng điều trị.

Xin cảm ơn bà!
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Đã đến lúc cần loại khỏi tâm trí những câu hỏi: “Hôm nay nấu bao nhiêu món? Mất bao nhiêu thời gian, 1 hay 2 tiếng? Có kịp tranh thủ chơi với con, trò chuyện với chồng không?”
Thay vào đó, bạn chỉ cần nghĩ “Tối nay mình sẽ đọc sách gì, bày trò chơi nào cho con?”.
Kết hợp giữa cái mới và truyền thống
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng chia sẻ: “Nhiều phụ nữ thành đạt ngày nay, thậm chí còn là trụ cột trong gia đình, nhưng vẫn đảm khéo việc nhà, việc bếp”.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te nguyen thi kim tien bộ trưởng bộ y tế, nguyễn thị kim tiến, bo truong bo y te, nguyen thi kim tien  (1)

Lý do là họ luôn biết cách tạo cho mình những niềm vui riêng, kết hợp giữa những cái mới với những giá trị truyền thống.
Top 3 Masterchef Vietnam 2013 - Phan Thắng Thái Hòa là một ví dụ điển hình cho mẫu phụ nữ hiện đại, khi chị biết tận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống nói chung và bếp núc nói riêng.
Sang Đức năm 12 tuổi, trở về Việt Nam năm 27 tuổi để làm việc, gây dựng sự nghiệp và tạo dựng một gia đình, Phan Thắng Thái Hòa sớm tiếp xúc với nền văn hóa Phương Tây.
BÀI LIÊN QUAN
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta chọn sai máy sưởi?
Thế nhưng, tiềm ẩn trong chị vẫn là cái chất rất riêng của người phụ nữ Á Đông, của người con đất Việt.
Là phụ nữ, Thái Hòa lại chọn cho mình con đường thiết kế nội thất để phát triển, để sống với cá tính của mình.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chị quên đi bổn phận và trách nhiệm của một người nội trợ. Căn bếp chính là nơi để Thái Hòa tâm đắc cho việc làm mới cuộc sống.
Vận dụng “công nghệ” để cách mạng gian bếp
Việc chuyển đổi từ bếp lửa (truyền thống) sang sử dụng bếp từ (hiện đại) là một trở ngại khá lớn đối với các bà nội trợ vì chưa quen với việc phải canh chỉnh nhiệt độ thay vì ngọn lửa.
Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm tích lũy được trong những năm sinh sống tại Đức, mà Thái Hoà hiểu rõ nhất những lợi ích của việc áp dụng công nghệ hiện đại và thông minh này vào gian bếp. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến

Để bạn đọc hiểu biết về bệnh rối loạn sinh tủy mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải, xin giới thiệu ý kiến của chuyên gia huyết học ThS. Nguyễn Lan Phương - Phó Trưởng Khoa Bệnh máu tổng hợp 2, Viện Huyết học - Truyền máu TW.
- Thông tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, có 2 người Việt Nam sẵn sàng hiến tủy cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Ngày 7/1, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã có buổi gặp gỡ cơ quan báo chí thông tin chính thức về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Thông tin sâu về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh
Thông tin sâu về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)

Gặp gỡ báo chí thông tin về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương khẳng định, đây không phải là cuộc họp báo mà chỉ là buổi thông tin đầy đủ về các vấn đề mà dư luận quan tâm những ngày qua; đảm bảo quyền được thông tin của người dân và cân đối với pháp luật hiện hành về quyền khám, chữa bệnh. Ông Nguyễn Quốc Triệu cũng cho biết, theo thông tin trao đổi với phía Mỹ, tính tới 7h28’ ngày 7/1, tại Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa có lịch lên đường về nước.
TS.BS.Trần Huy Dụng, Phó trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đã thông báo ngắn gọn về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Tháng 5/2014, kết quả xét nghiệm máu của ông Nguyễn Bá Thanh có sự bất thường:  hồng cầu và tiểu cầu giảm. Do tận tâm với công việc, cuối tháng 5, ông Nguyễn Bá Thanh đồng ý thì mới tiến hành hội chẩn. Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh nhập Bệnh viện 108, hội đồng giáo sư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ  Trung ương đã chẩn đoán, xác định ông Nguyễn Bá Thanh mắc hội chứng rối loạn sinh tủy. Bệnh nhân được đưa sang Singapore điều trị từ tháng 6 đến tháng 7/2014, sau đó về nước. Khoảng giữa tháng 8/2014, các chuyên gia y tế giới thiệu ông Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ điều trị. Ông Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước đồng ý cho phép sang Mỹ để chữa bệnh. Tại Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh được truyền hóa chất 3 đợt nhằm cải thiện sức khỏe tiến tới ghép tủy. Tuy nhiên, cho đến nay, điều kiện sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh chưa đảm bảo để ghép tủy nên phải dừng lại. Theo nguyện vọng của gia đình, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về nước và tiếp tục điều trị nâng cao thể trạng tại Việt Nam.
TS.BS. Trần Huy Dụng thẳng thắn bác bỏ thông tin trên một số trang mạng xã hội gần đây, việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc là hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ. Đồng thời khẳng định, những thông tin cụ thể hơn về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được làm rõ khi ông về nước điều trị.
Thông tin sâu về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh
Phẫu thuật ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất với căn bệnh  rối loạn sinh tủy.
Theo kế hoạch, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới, việc di chuyển từ Mỹ về Việt Nam do các giáo sư Mỹ đảm bảo. Tại Việt Nam, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương sẽ phối hợp với ngành y tế Đà Nẵng và các giáo sư đầu ngành để chăm sóc cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương: Việc ông Nguyễn Bá Thanh về điều trị tại Đà Nẵng là do nguyện vọng của ông và gia đình, đã có báo cáo Đảng, Nhà nước.
Về vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, ông  Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo: Mong muốn các cơ quan báo chí thông tin một cách trung thực, đúng mực về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đến đồng bào cả nước. Tránh những thông tin mang tính chất bất thường, không chính xác. Khi ông Nguyễn Bá Thanh về nước, các nhà báo, người dân cũng không nên kéo tới bệnh viện nơi ông Nguyễn Bá Thanh điều trị, vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của người bệnh và người thân trong gia đình. Khi là một bệnh nhân, ông Nguyễn Bá Thanh có quyền không tiếp và không trả lời các phóng viên báo chí. Với tình yêu mến ông Nguyễn Bá Thanh, mọi người hãy dành sự yên tĩnh cho ông dưỡng bệnh.
Về khả năng phẫu thuật ghép tủy cho ông Nguyễn Bá Thanh, thông tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết thêm, có hai người Việt Nam sẵn sàng hiến tủy cho ông Nguyễn Bá Thanh.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 6.1 ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội VN, cho biết theo quy định mới nhất, từ 1.1.2015, có 47 bệnh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch.


Nhóm bệnh bao gồm bệnh lao (các loại), bệnh phong, HIV/AIDS, di chứng viêm não, ung thư, đái tháo đường, suy tuyến giáp, bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vảy nến, luput ban đỏ, chạy thận nhân tạo chu kỳ, các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người; một số bệnh về nội tiết chuyển hóa, di truyền ở trẻ em...
Theo ông Sơn, những bệnh, nhóm bệnh nói trên chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch sau đó tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị và vẫn được hưởng chính sách BHYT.
Cũng theo ông Sơn, những trường hợp bệnh nhân khám BHYT vào viện cấp cứu dù đến BV tuyến nào cũng được thanh toán tối đa theo quy định. Do đó, các bác sĩ cần xác định chính xác tình trạng bệnh khi nhập viện và ghi rõ vào bệnh án để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh.
Nếu người bệnh cấp cứu nhưng không được hưởng 100% quyền lợi do quỹ BHYT chi trả có thể lập tức phản ánh tới giám định viên về BHYT của Bảo hiểm xã hội VN thường trực tại các bệnh viện (BV); phản ánh tới đường dây nóng của BV hoặc gửi phản ánh về cơ quan Bảo hiểm xã hội VN. Vừa qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã trực tiếp giải quyết đảm bảo 100% quyền lợi cho một số trường hợp vào điều trị tại BV Nhi T.Ư, BV Việt Đức trong tình trạng cấp cứu nhưng không được bác sĩ tiếp nhận ghi rõ trong bệnh án khiến bệnh nhân phải đóng tiền điều trị trái tuyến. Sau khi bệnh nhân khiếu nại, Bảo hiểm xã hội tìm hiểu và có ý kiến với BV, bệnh nhân đã được hoàn lại số tiền đã nộp. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại trong đó có chất chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, hậu quả để lại cho sức khỏe thật khôn lường.
Thực trạng rau muống được trồng tại những nguồn nước ô nhiễm làm cho rau bị nhiễm nhiều hóa chất và vi khuẩn độc hại là nỗi lo của nhiều bà nội trợ.
Đặc biệt, rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại trong đó có chất chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, hậu quả để lại cho sức khỏe thật khôn lường.
Thực phẩm giải độc chì
Nếu bạn lo ngại về việc mình đã ăn nhiều thực phẩm nhiễm chì, có thể tham khảo nhiều thực phẩm có tác dụng giải độc chì dưới đây:
Tôm khô
Cà rốt
Gan
Mộc nhĩ đen
Thịt bò
Thứ nhất, chất chì tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu máu...
Nhiễm chì còn khiến cơ thể bị loãng xương, canxi hóa sớm. Nếu nhiễm chì cấp có thể gây nôn mửa, co giật, hôn mê. Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh...
Bà bầu có thai mà bị nhiễm chì thì hậu quả gây ra cho thai nhi rất nhiều trọng, thậm chí gây dị dạng.
 Vì tính độc hại của thực phẩm nhiễm chì, người tiêu dùng nên thận trọng trong cách lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là rau muống. Có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để loại trừ rau muống nhiễm chì ra khỏi thực đơn gia đình. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Dù có vị hơi đắng, nhưng mướp đắng (hay khổ qua) lại rất hữu ích với sức khỏe. Để có được lợi ích đó, hãy tìm mua và nấu ăn nó thường xuyên.
10 lý do nên dùng mướp đắng 10 lý do nên dùng mướp đắng bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)

1. Bệnh tiểu đường loại II
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả.
Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.
2. Sỏi thận
Sỏi thận cực kỳ đau đớn. Mướp đắng có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này một cách tự nhiên. Mướp đắng làm giảm axit cao gây ra sỏi trong cơ thể.
Hòa bột mướp đắng với nước để tạo thành một loại trà hữu dụng cho sức khỏe. Loại trà này có hương vị hấp dẫn và bạn có thể sử dụng mà không cần thêm đường.
ng 15 phút
3. Giảm lượng cholesterol
Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
4. Ung thư tuyến tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy.
Nó cũng có thể ức chế tế bào ung thư khác trong gan, đại tràng, vú, hoặc tuyến tiền liệt.
5. Tốt cho da
Mướp đắng rất có lợi cho da. Uống nước ép mướp đắng thường xuyên có thể làm làn da trắng và mịn màng, giảm mụn trứng cá. Mướp đắng thậm chí còn giúp điều trị bệnh vẩy nến và eczema...
Hãy thử món canh mướp đắng để chữa các bệnh ngoài da hoặc cho làn da đẹp hơn.
6. Giảm cân
Mướp đắng rất ít calo và rất nhanh làm bạn cảm thấy no. Ăn mướp đắng thường xuyên giúp bạn giảm cân hoặc duy trì mức cân nặng lý tưởng. Loại quả này cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
7. Bổ gan
Mướp đắng là thực phẩm bổ gan, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, và làm giảm tích trữ chất lỏng. Xơ gan, viêm gan, táo bón có thể thuyên giảm bởi mướp đắng.
Bạn nên uống nước ép mướp đắng ít nhất một lần một ngày. Mướp đắng cũng hỗ trợ giảm cân và làm giảm triệu chứng ruột kích thích.
8. Chuyển hóa carbonhydrate
Đây là một lợi ích rất quan trọng đối với những người có bệnh tiểu đường loại II. Carbohydrate chuyển sang đường, và mướp đắng giúp chuyển hóa các loại đường.
Chuyển hóa carbohydrate nhanh hơn có nghĩa là ít chất béo được lưu trữ trong cơ thể hơn dẫn đến giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chuyển hóa carbohydrate nhanh cũng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cơ bắp.
9. Nguồn Vitamin K dồi dào
Vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của xương, chống đông máu, và là chất chống viêm. Vitamin K giúp cải thiện chứng viêm khớp, đau khớp. Việc bổ sung mướp đắng đáp ứng nhu cầu vitamin K hàng ngày cho cơ thể bạn.
Ngoài ra, nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
10. Tăng cường miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng cho việc chống nhiễm trùng và bệnh tật. Mướp đắng giúp ngăn ngừa cảm lạnh và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó còn giúp ngăn chặn hoặc hạn chế dị ứng thực phẩm, loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nấm men tự nhiên.
Một lợi ích khác là giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu. - Trên đầu
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 25/12, 3 em bé đầu tiên được ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.
Bác sĩ Trần Đình Vinh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết: “Đạt được điều này nhờ thành quả của những ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại bệnh viện vào tháng 3/2014. Đây là 3 cặp vợ chồng sau nhiều năm cưới nhau mà chưa thể có con”.
Ngày 25/12, 3 em bé đầu tiên được ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Bác sĩ Trần Đình Vinh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết: “Đạt được điều này nhờ thành quả của những ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại bệnh viện vào tháng 3/2014. Đây là 3 cặp vợ chồng sau nhiều năm cưới nhau mà chưa thể có con”. Anh Đoàn Việt Hà (SN 1979) và chị Phạm Thùy Trang (1981, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) là một trong những cặp vợ chồng trường hợp đầu tiên được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay tại Đà Nẵng. Anh Hà cho biết hai vợ chồng cưới nhau được 5 năm nhưng không thể có con, anh chị đã 4 lần vào TP.HCM thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng biện pháp bơm tinh trùng và đều không thành công. Anh Hà cho hay, khi biết tin Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng bắt đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, vợ chồng anh đã đến đăng ký và thành công ngay lần đầu tiên. Đà Nẵng: 3 em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm Em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ở Đà Nẵng Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Lê, Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đã có 51 ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công và đang lưu thai. Mỗi năm, khoa Hiếm muộn đón 8.000 trường hợp đến khám và điều trị vô sinh. Ba em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là niềm tự hào lớn của đội ngũ y bác sỹ khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và là niềm hy vọng của các cặp vợ chồng hiếm muộn tại địa phương này.
Anh Đoàn Việt Hà (SN 1979) và chị Phạm Thùy Trang (1981, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) là một trong những cặp vợ chồng trường hợp đầu tiên được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay tại Đà Nẵng. Anh Hà cho biết hai vợ chồng cưới nhau được 5 năm nhưng không thể có con, anh chị đã 4 lần vào TP.HCM thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng biện pháp bơm tinh trùng và đều không thành công.
Anh Hà cho hay, khi biết tin Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng bắt đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, vợ chồng anh đã đến đăng ký và thành công ngay lần đầu tiên.
Đà Nẵng: 3 em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm
Em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ
tinh trong ống nghiệm ở Đà Nẵng
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Lê, Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đã có 51 ca thụ tinh trong ống nghiệm thành công và đang lưu thai. Mỗi năm, khoa Hiếm muộn đón 8.000 trường hợp đến khám và điều trị vô sinh.
Ba em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là niềm tự hào lớn của đội ngũ y bác sỹ khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và là niềm hy vọng của các cặp vợ chồng hiếm muộn tại địa phương này. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bộ trưởng Bộ Y tế - Các bác sĩ khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân có bướu cổ to chèn ép khí quản, dẫn đến khó thở thường xuyên.
Cổ bệnh nhân lúc chưa phẫu thuật - Ảnh: T. Lũy

Bệnh nhân là bà Biêm Nia (58 tuổi, dân tộc Ê Đê, ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) đã phát hiện bị bướu cổ cách đây khoảng 30 năm nhưng do thấy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sinh hoạt nên không đi khám.
Đến một, hai năm trước, khối bướu bắt đầu phát triển to lên khá nhanh, gây khó thở càng tăng. Khi đó bệnh nhân đi khám, bác sĩ chỉ định mổ nhưng do không có tiền nên lại về nhà. Lúc này bà thường xuyên khó thở khi nằm, phải nằm nghiêng hoặc ngồi mới thở được...
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Phương, trưởng khoa ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết lúc nhập viện bà Biêm Nia có khối bướu cổ rất to, thăm khám cho thấy khối bướu to độ IV, kích thước 15x20cm, gây chèn ép khí quản làm bệnh nhân khó thở.
“Chúng tôi đã chỉ định phẫu thuật, bóc tách ra khối bướu nặng 1,5kg. Sau mổ, bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản để theo dõi, tránh tình trạng xẹp khí quản sau mổ” - bác sĩ Phương nói.
Hiện nay tình trạng bệnh nhân đã ổn và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới. Lần nhập viện này, bệnh nhân được sự hỗ trợ từ hội từ thiện ở địa phương mua thẻ bảo hiểm y tế và các chi phí khác. website Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến 
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế -  Khoa Nhi,BV Bạch Mai vừa cứu sống bé trai N.H (7 tuổi, quê Hoàng Mai, Hà Nội) bị viêm não do virus Herpes. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật liên tục, có thời điểm co giật đến cả chục lần.

Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?
Nhiễm herpes sinh dục nữ và dùng thuốc
Viêm não do virut herpes âm thầm mà nguy hiểm
Viêm da dạng Herpes có nguy hiểm?
Bộ Y Tế: Bé trai Suýt chết do mắc viêm não do virus Herpes
Thêm chú thích

Khác với các ca viêm não thông thường, viêm não do virus Herpes có những dấu hiệu đáng ngại như trẻ sốt cao, co giật liên hồi, trẻ kích thích vật vã…, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy kịch tính mạng.
Ca bệnh phức tạp
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, khoa Nhi vừa cứu sống bệnh nhi N.H (7 tuổi, quê Hoàng Mai, Hà Nội) bị viêm não do virus Herpes. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật liên tục, có thời điểm co giật đến cả chục lần.
Người nhà bệnh nhi cho hay, tiền sử bệnh nhi hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Cách thời điểm nhập viện khoảng 2 tháng, trẻ sốt cao đột ngột, gia đình đã đưa đi viện khám. Các bác sĩ điều trị sốt như bình thường, cho uống thuốc hạ sốt, đến ngày điều trị thứ 4 trẻ đỡ sốt nhưng sau đó lại sốt lại, tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Trẻ nhanh chóng rơi vào tình trạng kích thích, la hét, vật vã, nói nhảm…
Bệnh nhi được đưa đến khoa Nhi, BV Bạch Mai. Tại đây, với những dấu hiệu điển hình như sốt cao, co giật liên hồi… các bác sĩ đã nghĩ ngay đến việc trẻ bị viêm não. Các xét nghiệm dịch não tủy, cộng hưởng từ,… nhanh chóng đã được thực hiện chẩn đoán nhanh cho thấy, trẻ mắc viêm não do virus Herpes.
Chia sẻ về quá trình điều trị cho bệnh nhi, PGS.TS Dũng cho biết: “Bình thường, trẻ mắc viêm não điều trị khoảng 2 tuần là có biến chuyển bệnh rõ rệt, bệnh nhân hết sốt. Tuy nhiên, với bệnh nhi này, tình trạng vẫn nguy kịch ngay cả khi đã sang tuần thứ 3, trẻ vẫn sốt cao, diễn biến bất thường. Một mặt các bác sĩ vẫn tiếp tục điều trị viêm não, mặt khác chúng tôi nghi ngờ khả năng bệnh nhi đã mắc một chứng bệnh khác. Do đó đã tiến hành làm xác xét nghiệm chụp phổi, cấy máu, cấy nước tiểu, kiểm tra kỹ lưỡng từng bộ phận trên cơ thể bệnh nhân xem có dấu hiệu nhiễm trùng nào không, tuy nhiên vẫn không có gì bất thường ngoài việc nhiễm virus viêm não Herpes. Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định dùng kháng sinh điều trị chống bội nhiễm”.
Đáng lo, tình trạng bệnh nhân vẫn hết sức nguy cấp. Bệnh nhân đột ngột xuất hiện nhiều cơn tiêu chảy dữ dội. Các bác sĩ khoa Nhi đã tìm hiểu cặn kẽ đồ ăn thức uống hàng ngày của trẻ, thậm chí cả từng hộp sữa uống hàng ngày để tìm nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài. Sau đó, các bác sĩ quyết định cắt hết khẩu phần ăn từ bên ngoài vào, quyết định cho trẻ ăn theo chế độ ăn nghiêm ngặt của khoa. Nhờ vậy, 2 tuần sau trẻ hết tiêu chảy, nhưng tình trạng sốt cao vẫn còn.
“Chúng tôi đã tiến hành hội chẩn với 2 chuyên gia nhi khoa của Nhật Bản. Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm rằng, tại Nhật Bản, trẻ mắc viêm não do virus Herpes khá phổ biến tại quốc gia này. Các trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kéo dài, co giật… cũng khá nhiều và những dấu hiệu này của căn bệnh viêm não do virus Herpes không có gì bất thường, do đó, chỉ cần tập trung chữa viêm não do virus Herpes”- PGS.TS Dũng nói.
Đáng mừng, một tuần sau, bệnh nhân hết sốt. Đến nay, sau 2 tháng điều trị, kết quả khám toàn diện của bệnh nhân khá ổn định, trẻ khỏe mạnh và ra viện trong chiều 23/12/2014.
  website Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến 
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế - :
Cứ 6 người chết đột tử ở Đức thì có một người được cứu sống bằng phương pháp trên. Số người được cứu sống hiện là trên 600.
Nhờ phương pháp làm lạnh, những người chết ngất vì tim mạchsẽ được cứu sống
Nhờ phương pháp làm lạnh, những người chết ngất vì tim mạch sẽ được cứu sống
Các nhà khoa học Đức vừa thành công trong việc làm lạnh cơ thể bệnh nhân đã chết ngất hay cơ thể bị khiếm khuyết những bộ phận quan trọng ở nhiệt độ thấp trong tình trạng nguy kịch.
Thực tế, liệu pháp làm giảm nhiệt từng được biết tới thời kỳ đầu của Napoleon cầm quân xâm chiếm châu Âu, khi ấy, những người bị thương được vùi trong tuyết sau đó mới mang gần tới lửa, trong những năm 50 của thế kỷ trước, các bác sĩ phẫu thuật tim thường gói bệnh nhân vào băng cho tới khi tim ngừng đập, sau đó phẫu thuật mà không cần máy trợ giúp tim phổi. Sau quá trình đó, họ sưởi ấm bệnh nhân để tim đập trở lại.
Các bác sĩ dưỡng thương ở Siberia (Nga) hiện vẫn dùng cách này, và tỷ lệ tử vong cũng rất thấp, nhưng phương Tây sau khi phát hiện ra máy trợ giúp tim phổi thì bỏ cách trên. Máy tim phổi được ứng dụng nhiều và phổ biến nhiều nơi, nó cũng được ứng dụng đại trà cho những đứa trẻ khi sinh ra hệ tuần hoàn thiếu oxy, hay những bệnh nhân đột quỵ, bị thương ở đầu. Công nghệ trên đang thịnh hành ở những khoa nhi.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến Lam-song-nguoi-da-chet-bang-phuong-phap-lanh-0-1419315676 Làm sống người đã chết bằng phương pháp lạnh

Cũng có ý kiến cho rằng, để nhiệt độ cơ thể thấp là nguy hiểm. Cụ thể thân nhiệt dưới 30 độ C gây ảnh hưởng tới tim, làm tim đập bất thường, mạch máu khó hoạt động, nó nguy hại tới mao mạch, phá vỡ các ven cho tới khi cơ thể trở lên sưng phồng. Chuyên gia phẫu thuật tim Schmitt và các đồng nghiệp ở Đức cho rằng, nhiệt độ thấp còn ảnh hưởng tới các tế bào, phá vỡ mao mạch. Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học hiện nay là làm lạnh cơ thể trong bao lâu cho ấm trở lại, họ cũng đã phát hiện ra 2 loại thuốc có thể ngăn chặn triệu chứng phá vỡ mao mạch.
Lechleuthner, người đứng đầu Trung tâm Khẩn cấp ở bệnh viện Cologne cho rằng, bình thường người bị thương chỉ cần dùng 2 lít nước đá làm lạnh được 1độ C trên đường tới bệnh viện là ổn, cần có thiết bị đường thông tiểu đặc biệt đưa vào tĩnh mạch tựa như bộ phận đo độ trong tủ lạnh. Hơn nữa, cần làm lạnh bệnh nhân trong tình trạng ngất xỉu khoảng 33 độ C trong khoảng 24h, sau đó được làm ấm trở lại. Kiểu này đã thành công với trên 500 người ở Đức.
Cách làm lạnh này đang được phát triển các nước EU, đã có 1/6 người gặp cái chết bất thường được cứu sống kiểu này. Mới đây, một người đàn ông 37 tuổi ở Bonn đã bị chết ngất vì bệnh tim mạch trong siêu thị, bác sĩ Markus Födisch đã gói anh vào túi và đóng băng khô trong tình trạng chết ngất, bệnh nhân được cứu sống trong tình trạng mao mạch ngưng tụ mà không bị phá hủy thần kinh. Đối với trẻ em dưới 7 tuổi quá trình làm lạnh ở nhiệt độ 33.5 độ C là hợp lý, thời gian kéo dài trong 3 ngày, bác sĩ tin tưởng, tình trạng sức khỏe sẽ cải thiện được đáng kể. Quá trình làm lạnh còn cứu được cả những người bị bệnh xương sống gây liệt hai chân, đây là câu chuyện thành công ngoài mong đợi, trường hợp này đã từng thấy ở cầu thủ bóng đá Kevin Everett của Mỹ khi đang chơi bóng.
Chữa trị bệnh nhân đột quỵ và tim mạch bằng phương pháp làm lạnh là phương pháp hứa hẹn của tương lai.


website Dịch Vụ Treo Băng Rôn Cờ Phướn Tại Hà Nội Quảng Cáo Cổ Động Tuyển Sinh chuyên nghiệp giá rẻ tại hà nội 
 
Fanpage Dịch Vụ Treo Băng Rôn Cờ Phướn Tại Hà Nội Quảng Cáo Cổ Động Tuyển Sinh chuyên nghiệp giá rẻ tại hà nội
Bé trai Nguyễn Chí Thành ra đời hôm 16-12, con của vợ chồng anh Nguyễn Văn Hạnh (45 tuổi) và chị Đặng Thị Nhan (44 tuổi) ở Hải Phòng, là em bé đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh trong ống nghiệm tại đơn vị hỗ trợ sinh sản, khoa sản Bệnh viện Bạch Mai.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn htij kim tiếnthu-tinh-trong-ong-nghiem

Theo chị Nhan, chị đã điều trị vô sinh từ 18 năm nay và đã hai lần đi thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công. Rất may mắn lần này bé Thành trở thành trường hợp thành công đầu tiên tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế thứ 20 ở VN có đơn vị hỗ trợ sinh sản. Trong 10 tháng kể từ khi triển khai kỹ thuật đến nay, đã có trên 20 cặp vợ chồng hiếm muộn đậu thai nhờ hỗ trợ của các bác sĩ tại đây.
Trong đó, có một gia đình mà người vợ đã 45 tuổi và đã làm thụ tinh trong ống nghiệm sáu lần, một phụ nữ người nước ngoài đã đi thụ tinh trong ống nghiệm ở cả châu Âu và châu Á nhưng chưa thành công...
Tỉ lệ vô sinh ở VN vào khoảng 7,7%, tỉ lệ thành công nhờ hỗ trợ sinh sản tại các cơ sở y tế đầu ngành khoảng 35-50%.

  Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Hồi sinh sau 15 giờ chết lâm sàng

Hồi sinh sau 15 giờ chết lâm sàng

Chết lâm sàng 15 giờ, tim ngừng đập, bác sỹ khuyên gia đình đưa chị về nhà, nhưng bố mẹ chị kiên quyết không chịu bởi “không thể mất con, não nó vẫn còn hoạt động?”, chị Nguyễn Thị Thu Huyền, bệnh nhân đang điều trị ở Viện ... Read more...
Hàng CHỤC nhân viên y tế sử dụng bằng giả

Hàng CHỤC nhân viên y tế sử dụng bằng giả

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến  Trong khi mỗi năm có hàng trăm sinh viên ngành y ra trường thất nghiệp thì tại Thanh Hóa, từ Bệnh viện tỉnh cho đến các bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế đều có nhân viên ... Read more...
Ông Bá Thanh:

Ông Bá Thanh: "Tao khỏe mà, có chi đâu"

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh được đưa vào Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đà Nẵng, ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết ông Nguyễn Bá Thanh vẫn tỉnh táo. "Anh ấy ... Read more...
Vì sao không nên “cầm” tiêu chảy ở trẻ?

Vì sao không nên “cầm” tiêu chảy ở trẻ?

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Tại các khoa khám nhi, tỉ lệ trẻ đến khám vì tiêu chảy, nôn vọt chiếm đến gần nửa. Hàng loạt trẻ phải nhập viện vì nôn vọt quá nhiều khiến việc bù nước khó khăn, trẻ mệt ... Read more...
“Gỡ” vướng mắc thực hiện Luật BHYT như thế nào?

“Gỡ” vướng mắc thực hiện Luật BHYT như thế nào?

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Theo bà Tống Thị Song Hương (ảnh), Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Y tế), cơ quan quản lý cũng đã lường trước được những vướng mắc này trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên những vướng mắc ... Read more...
mạnh dạn thực hiện một cuộc cách mạng cho gian bếp

mạnh dạn thực hiện một cuộc cách mạng cho gian bếp

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Đã đến lúc cần loại khỏi tâm trí những câu hỏi: “Hôm nay nấu bao nhiêu món? Mất bao nhiêu thời gian, 1 hay 2 tiếng? Có kịp tranh thủ chơi với con, trò chuyện với chồng không?” ... Read more...
Page (1/4) 1 2 3 4
Bộ Y Tế Việt Nam