Theo số liệu báo cáo từ phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh nhân đến khám ngoại trú trung bình 500 bệnh nhân/ngày, bệnh nhân điều trị nội trú điều trị tại Viện đã lên tới con số 1.000 bệnh nhân, tập trung ở các khoa như: Khoa bệnh máu trẻ em: 213 bệnh, Khoa điều trị Hóa chất: 184 bệnh nhân; Khoa Bệnh máu tổng hợp I: 156 bệnh nhân; Khoa bệnh máu tổng hợp II: 175 bệnh nhân…
ThS.BS. Nguyễn Hữu Chiến, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bệnh nhân tăng cao tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương sau dịp Tết Nguyên đán, trong đó phải nói đến một số nguyên nhân chính, như: thời gian nghỉ Tết nguyên đán kéo dài nên số lượng bệnh nhân cũ đến kỳ tái khám đông; Bệnh nhân nắm bắt được thông tin Viện vừa tổ chức thành công Lễ hội Xuân hồng 2015, lượng máu tiếp nhận được rất nhiều nên tâm lý bệnh nhân muốn vào viện để được truyền máu…
Bệnh nhân đến điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tăng cao sau dịp nghỉ Tết kéo dài
Bệnh nhân đến điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tăng cao sau dịp nghỉ Tết kéo dài
Theo BS. Mai Lan, Trưởng khoa Bệnh máu trẻ em (H6), thông thường trung bình khoa chỉ có khoảng 150 bệnh nhân điều trị nội trú. Tuy nhiên đầu năm 2015 số lượng bệnh nhân tại khoa đã vượt quá 200 người. Ngoài những nguyên nhân chính ở trên còn do Khoa đã và đang tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nặng, ca bệnh khó từ các bệnh viện tuyến tỉnh và một số viện Trung ương chuyển đến điều trị.
Các cháu bệnh nhân nhi điều trị tại Khoa bệnh máu trẻ em của Viện
Các cháu bệnh nhân nhi điều trị tại Khoa bệnh máu trẻ em của Viện

Một điều đáng chú ý nữa là trong những năm gần đây Viện đã khẳng định được vai trò của Viện chuyên khoa đầu ngành, chất lượng điều trị của Viện được nâng cao, Viện đã triển khai nhiều xét nghiệm chuyên khoa sâu trong chẩn đoán và theo dõi điều trị, áp dụng nhiều phác đồ hiện đại trong điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu… qua đó tạo niềm tin cho người bệnh và nhân dân khi đến khám và điều trị tại Viện.

Hội thảo Các xu hướng báo chí hiện đại, Tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin, Nhà báo và Doanh nghiệp… đã tổ chức thành công thu hút nhiều đại biều đến tham dự.

Về đề tài tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin trao đổi xung quanh những vấn đề mà các tạp chí đang đối mặt trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 800 cơ quan báo in với trên 1.000 ấn phẩm, 70 báo điện tử, gần 300 trang thông tin điện tử; trong đó, số lượng tạp chí chiếm khoảng 85% số ấn phẩm ở T.Ư và 50% số lượng báo chí ở địa phương. Hội thảo đã tập trung trao đổi về một số vấn đề của các ấn phẩm theo hình thức tạp chí hiện nay, đó là: Tạp chí đang ở đâu trong bối cảnh cạnh tranh thông tin đang diễn ra hết sức khốc liệt như hiện nay? Điểm tương đồng và khác biệt của tạp chí và báo trong hoạt động sản xuất thông tin? Những thay đổi của công chúng và những thách thức hiện tại, tương lai đối với tạp chí là gì? Cần làm gì để khai thác được tiềm năng và thế mạnh của tạp chí?...
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đã nhấn mạnh về việc cần có sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cơ hội, thách thức, triển vọng phát triển của tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, có nhiều phương thức truyền tải hiện đại đã và đang tạo ra cơ hội, triển vọng nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn, đe dọa sự phát triển. Hầu hết các tạp chí hiện nay lại đang gặp không ít khó khăn, chịu những áp lực về cạnh tranh thông tin với các báo mạng điện tử, trang mạng xã hội và ngay cả với báo in… Những thách thức này đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa các hoạt động và đòi hỏi các nhà báo không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp.
Theo các đại biểu, để có thể giữ vững được vị thế, nâng cao tính cạnh tranh, các tạp chí nên tập trung vào thế mạnh của mình là những bài viết có tính chuyên sâu, chuyên luận, khái quát, định hướng thông tin và mang hàm lượng nghiên cứu khoa học cao hơn. Để đảm bảo tính kịp thời của thông tin, các tạp chí hiện nay nên khai thác thêm thế mạnh từ các báo điện tử, trang tin điện tử của tạp chí. Đồng thời xây dựng, duy trì và củng cố đội ngũ cộng tác viên phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng nội dung của tạp chí.
Các ý kiến thảo luận tại buổi Tọa đàm đã thực sự đem đến cho các nhà báo, các nhà nghiên cứu một diễn đàn hữu hiệu để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để từ đó góp phần xây dựng và phát triển tạp chí theo kịp với xu thế báo chí truyền thông hiện đại, giúp cho hoạt động báo chí nói chung ngày càng phát triển.
Tọa đàm “Các xu hướng báo chí hiện đại”với sự tham dự của đông đảo người làm nghề, các chuyên gia và công chúng quan tâm.
Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt, với sự ra đời của các thiết bị di động, những màn hình tương tác trở thành phương tiện truyền thông thông minh để mỗi giây, cư dân mạng có thể tải và chia sẻ hàng tỉ thông tin.
Có thể thấy, truyền thông Internet ra đời tạo ra xu hướng hội tụ truyền thông và đa phương tiện, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại, góp phần vẽ lại bản đồ báo chí, truyền thông theo hướng tích hợp các loại hình báo chí, góp phần đưa tin tức đến với công chúng một cách nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách địa lý, đồng thời tạo áp lực to lớn đối với người làm báo. Vậy hoạt động của nhà báo cần có sự thay đổi như thế nào để thích nghi với xu hướng phát triển của truyền thông đa phương tiện?
Theo TS. Trần Bá Dung, Trưởng ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, sức mạnh truyền tin của các mạng xã hội khiến thông tin về những ngôi sao, doanh nhân hay các sản phẩm tiêu dùng… đến gần hơn với công chúng. Ngày nay, độc giả không còn là người thụ động tiếp nhận thông tin một chiều nữa, mà luôn có nhu cầu tương tác, phản hồi thông tin từ báo chí. Với các phương tiện cá nhân như máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại tích hợp chức năng chụp ảnh, ghi âm, internet, các tiện ích khác như e-mail, chat, blog …cũng đóng góp vai trò là người sản xuất, phổ biến thông tin.
TS. Trần Bá Dung cho rằng, báo chí – truyền thông hiện đại đang phát triển theo 5 xu hướng chính. Đó là: Thông tin cập nhật liên tục; Mạng xã hội vừa là đối tác, vừa là đối thủ; Quảng cáo là nội dung thông tin và tương tác; Mọi người đều có thể làm báo; Tiện ích hóa, cá nhân hóa với công chúng.
Với những xu hướng báo chí này, các báo đã buộc phải thay đổi hoạt động tác nghiệp, thay đổi cách tư duy quản lý, thay đổi về cách biên tập tin bài và thay đổi quan niệm về bạn đọc để tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn với từng nhóm công chúng. Đó là tiền đề xuất hiện các nhà báo đa năng, các tòa soạn tích hợp giữa báo in, truyền hình và báo điện tử.
Cho rằng trong môi trường truyền thông mới, ranh giới giữa nhà báo và công chúng dần bị xóa nhòa, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nhận định, công chúng ngày càng chủ động và tích cực hơn, mô hình truyền thông được chuyển từ (đơn nhất) một chiều sang truyền thông tương tác (đa chiều). Sự nhất thể hóa giữa người truyền thông và công chúng đã trở thành nét đặc trưng chủ yếu của mô hình truyền thông mới trong kỷ nguyên truyền thông hội tụ.
Hiện nay, với khoảng 1,3 tỷ người dùng, mạng xã hội Facebook trở thành đối thủ đáng gờm của báo chí. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa hai chủ thể này là Facebook chủ yếu là Information (thông tin), trong khi báo chí là tin tức chính thống đã được kiểm chứng.
Theo các đại biểu, sự xuất hiện các xu thế truyền thông mới không làm thay đổi bản chất của báo chí, mà báo chí vẫn cần sự phát hiện và sáng tạo của nhà báo chuyên nghiệp, vẫn cần sự gia công trong khâu biên tập và khâu xuất bản, vẫn phải thông qua phương tiện truyền thông để đưa sản phẩm báo chí tới công chúng. Công nghệ sẽ giúp cho nhà báo tiếp cận với chủ đề,sự kiện nhanh hơn nhưng sẽ làm thui chột khả năng tư duy nếu có tư tưởng ỷ lại vào kỹ thuật và công nghệ. Nắm vững các kỹ năng làm báo hiện đại vẫn là yêu cầu quan trọng nhất của người làm báo trong môi trường truyền thông hiện nay.
Chương trình nhận được sự tài trợ của Tổng Công ty Cổ phần Bia -Rượu – Nước Giải khát Sài Gòn (SABECO).
Bộ Y Tế Việt Nam