- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng.
Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Thành phần trong quả đu đủ
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Phát hiện hay về đu đủ ít được nói đến
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI.
Phát hiện hay về đu đủ bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến

BÀI LIÊN QUAN
Hạt đu đủ và công năng chữa bệnh thần kỳ ít ai biết
Tác dụng và tác hại của đu đủ
Công dụng cực quý của rau bắp cải rất ít người biết
Tác hại ít người biết của rau răm
Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain.
Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng - Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt.
Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bộ trưởng Bộ Y tế - Ăn gì để có nhiều tinh trùng?

(SKCĐ)- Khả năng sinh sản của người đàn ông chính là tinh trùng khỏe mạnh, và muốn tinh trùng khỏe mạnh thì người đàn ông ngoài chế độ sinh hoạt thì cũng cần bổ sung chế độ dinh dưỡng.
Phát hiện mới về khả năng sex của đàn ông
Bí mật về khả năng sinh sản của phụ nữ
5 sản phẩm và ứng dụng cải thiện khả năng sinh sản
Tinh trùng là những tế bào dễ bị tổn thương, và cần 7 tuần để hình thành và có thể bị hư hỏng do những yếu tố bên ngoài tác động trong suốt quá trình phát triển của nó. Vì vậy người đàn ông có thể có những mẫu tinh trùng khác nhau cả về số lượng cũng như chất lượng nếu như chúng được lấy vào những thời điểm khác nhau.

Nam giới lên Ăn gì để có nhiều tinh trùng?
Ăn gì để có nhiều tinh trùng?
Số lượng tinh trùng của người đàn ông thấp không có nghĩa là vô sinh, rất nhiều người tinh trùng thấp nhưng vẫn có thể làm cha, nhưng cần phải có nhiều thời gian và xác xuất thụ thai không cao.
Số lượng tinh trùng của người đàn ông thấp không có nghĩa là vô sinh, rất nhiều người tinh trùng thấp nhưng vẫn có thể làm cha, nhưng cần phải có nhiều thời gian và xác xuất thụ thai không cao. Vậy để cải thiện vấn đề này thì ngoài chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học hợp lý thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần giúp nâng cao chất lượng tinh trùng .
Dưới đây là vài loại thực phẩm giúp cho tăng số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng:

1. Cá hồi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cá hồi có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, hơn nữa hàm lượng omega-3 rất dồi dào và lượng protein lớn nên không những giúp tinh trùng mạnh mẽ, tăng cả về số lượng cũng như chất lượng và khả năng boi sẽ nhanh hơn, giảm tỷ lệ kỳ hình. Vậy nên có thể nói cá hồi là một siêu phẩm cho mỗi quý ông.

2. Dưa hấu
Dưa hấu có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp, có hàm lượng lycopene hoạt động như một chất oxy hóa để chống lại chất gấy ung thư. Bên cạnh đó dưa hấu cũng giúp tinh trùng bơi nhanh hơn.

3. Cà chua
Cũng giống như dưa hấu, cà chua cũng chứa nhiều chất lycopene, giúp cải thiện tuyến tiền liệt, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lycopene có tác dụng giảm ung thư tuyến tiền liệt. Nếu như tuyến tiền liệt của bạn khỏe mạnh thì có nghĩa là tinh trùng được sản xuất mạnh mẽ.

4. Sữa ít chất béo và sữa chua

Sữa và sữa chua rất giàu canxi và kali làm cho máu lưu thông tốt hơn, và theo các nhà khoa học nếu huyết áp thấp, tinh trùng sẽ không khỏe mạnh. Vậy nên việc bổ sung sữa và sữa chua cũng góp phần tăng sức mạnh của tinh trùng.

5. Các loại hạt

Các loại quả giàu chất khoáng, ngăn chặn sự gia tăng lượng đường huyết, giảm lượng cholesterol xuống mức thấp nhất. Nếu ăn nửa chén đậu trắng có thể làm giảm tỷ lệ bị huyết áp 8-10%

6. Cháo bột yến mạch

Cũng giống như các loại hạt, thực phẩm có chứa lúa mì cũng rất tốt cho cơ thể vì nó có thể làm giảm mức cholesterol. Chất xơ trong bột yến mạch mà làm cho thực phẩm có thể làm giảm lượng cholesterol xấu.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì nam giới cũng cần bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống hằng ngày cũng như cũng cấp đủ kẽm và selen, axit pholic, giảm stress và có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, kiểm soát trọng lượng của cơ thể, vì lượng mỡ của cơ thể quá nhiều hay quá ít có thể làm cho sự sản xuất ra các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường. Để có thể sản xuất ra tinh trùng có chất lượng cao, nên giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng 20 – 25./.
website Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Fanpage Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến 
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2014 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2014 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
Một trong các giải pháp của Đề án là tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế, trong đó, đối với các nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% thì tiếp tục duy trì tỷ lệ bao phủ và các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đối với một số nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp, cùng với giải pháp chung (như tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, vận động tham gia, tăng cường tính hấp dẫn của bảo hiểm y tế), kết hợp với những giải pháp cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Cụ thể, với nhóm người lao động trong các doanh nghiệp, sẽ thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế ở các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm; đồng thời xây dựng cơ chế thu đóng bảo hiểm y tế về thời gian (chu kỳ đóng), hình thức thu phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp...
Đối với người thuộc hộ cận nghèo, trình Chính phủ hỗ trợ 100% mức đóng đối với người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại 62 huyện nghèo nhất trong cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và các xã đặc biệt khó khăn theo quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Chính phủ; người thuộc hộ gia đình đã thoát nghèo 5 năm đầu.
Đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước lên tối thiểu 50% mức đóng.
Hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, áp dụng với tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình và thực hiện giảm mức đóng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.
Cùng với việc tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, Đề án cũng đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế ở cả hệ thống cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân.
Với các bệnh viện tuyến trung ương và thành phố lớn, tiếp tục thực hiện đầu tư, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe và chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là y tế cơ sở thông qua thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện; tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác y tế, đa dạng các hình thức tổ chức khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu và chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng cao của nhân dân.
Nâng cấp, mở rộng và xây mới để tăng nhanh số giường bệnh cho các bệnh viện hiện đang quá tải trầm trọng tại tuyến trung ương và hai thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, hình thành mạng lưới bệnh viện vệ tinh của một số bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thuộc 5 nhóm chuyên khoa: Ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng giường bệnh cho các bệnh viện nhận làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện thuộc nhóm chuyên khoa trên.
Bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới cũng như đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu; đổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế...




Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 92.2013/QĐ – TTg​ ngày 09/01/2013 phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020.



Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 92.2013/QĐ – TTg​ ngày 09/01/2013 phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020, đề nghị Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú, phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập trung giảm quá tải ở các chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Đề án đưa ra mục tiêu giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng gường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xuống dưới 100%; cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện.
Cụ thể, đầu tư cho y tế cơ sở, nâng công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện có công suất sử dụng bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Trong đó, đầu tư xây mới, nâng cấp các bệnh viện thuộc Đề án, đến năm 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh. Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện, hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao ở tuyến trung ương và tuyến cuối của hai TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở tuyến tỉnh cho năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
Ngoài ra, thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên.
Bên cạnh đó, đề án đề ra giải pháp thí điểm xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình lồng ghép với các cơ sở y tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân; tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã; đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng…


Đặc biệt, đề án đề ra đến năm 2015 bảo đảm mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 50 người bệnh/ngày làm việc và đến năm 2020, mỗi bác sĩ trung bình mỗi ngày chỉ khám 35 người bệnh/ngày làm việc.
Ngày 11/3/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020.



Ngày 11/3/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020. Đây là hành động cụ thể hóa việc thực hiện Đề án Giảm tải bệnh viện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án nhằm nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh, thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao ngay tại bệnh viện vệ tinh, không phải lên tuyến trên.

Trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, ngành Y tế ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới 48 bệnh viện vệ tinh của 14 bệnh viện hạt nhân (8 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh) thuộc 5 chuyên khoa hiện đang quá tải trầm trọng gồm: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Chuyên khoa ung bướu do 4 bệnh viện hạt nhân đảm trách với 22 bệnh viện vệ tinh; chuyên khoa ngoại chấn thương: 4 bệnh viện hạt nhân và 20 bệnh viện vệ tinh; chuyên khoa tim mạch: 5 bệnh viện hạt nhân và 19 bệnh viện vệ tinh; chuyên khoa sản: 2 bệnh viện hạt nhân và 10 bệnh viện vệ tinh; chuyên khoa nhi: 3 bệnh viện hạt nhân và 10 bệnh viện vệ tinh.

Mạng lưới bệnh viện vệ tinh trải dài 36 tỉnh/thành phố. Tổng kinh phí ước tính là hơn 1.700 tỷ đồng.

Kế hoạch sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn: từ 2012 đến 2015 xây dựng bệnh viện vệ tinh tại tuyến tỉnh; từ 2016 đến 2020 xây dựng bệnh viện vệ tinh ở tuyến quận huyện.



Bộ Y tế yêu cầu cơ sở làm bệnh viện vệ tinh phải được đào tạo, có trang thiết bị, có phòng ốc, phải thực hiện được kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao. Bệnh viện tuyến trên (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) sau khi chuyển giao kỹ thuật không nhận bệnh nhân để thực hiện kỹ thuật đó nữa, giành thời gian để thực hiện kỹ thuật cao, nghiên cứu khoa học.
Phát hiện hay về đu đủ

Phát hiện hay về đu đủ

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema... Theo Đông y, đu đủ ... Read more...
Nam giới lên Ăn gì để có nhiều tinh trùng?

Nam giới lên Ăn gì để có nhiều tinh trùng?

Bộ trưởng Bộ Y tế - Ăn gì để có nhiều tinh trùng? (SKCĐ)- Khả năng sinh sản của người đàn ông chính là tinh trùng khỏe mạnh, và muốn tinh trùng khỏe mạnh thì người đàn ông ngoài chế độ sinh hoạt thì cũng cần bổ sung ... Read more...
Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020

Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2014 phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2014 phê duyệt Đề án thực ... Read more...
Thủ tướng phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020

Thủ tướng phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 92.2013/QĐ – TTg​ ngày 09/01/2013 phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 92.2013/QĐ – TTg​ ngày 09/01/2013 phê duyệt đề án giảm quá ... Read more...
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

Ngày 11/3/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020. Ngày 11/3/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký Quyết định số 774/QĐ-BYT về ... Read more...
Bộ Y Tế Việt Nam