Tác dụng chữa bệnh của cơm cháy

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày nay, việc sử dụng nồi cơm điện khiến món cơm cháy không còn phổ biến và có thể không ít người sẽ bất ngờ khi biết món ăn này là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Trong y học cổ truyền, cơm cháy được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi như: Hoàng kim phấn, Oa tiêu, Oa ba, Phạn tiêu...
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)

Các y thư cổ như Bản thảo cương mục thập di, Bất dược lương phương, Chu ích sinh gia bảo phương, Hành khiếp kiểm bí... đều đã dùng cơm cháy để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo.
Theo cổ nhân, cơm cháy vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược...
Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, người ta thường phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho có độ nóng thích hợp, cơm cháy không quá già hoặc quá non.
Ở một số địa phương như Ninh Bình, Thanh Hóa... cơm cháy còn được chế biến thành một loại đặc sản rất hấp dẫn và độc đáo.
BÀI LIÊN QUAN
Bất ngờ bài thuốc đơn giản từ hoa chuối chữa khỏi bệnh đau dạ dày
Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết
Công dụng tuyệt vời của rau mồng tơi không phải ai cũng biết
Công dụng cực quý, bất ngờ của chuối chưa chín
Một số bài thuốc cần dùng đến cơm cháy
Chữa tiêu hóa kém, kém ăn, đầy bụng đi ngoài:
Cơm cháy 150g; thần khúc sao 12g; sa nhân sao 6g; sơn trà 12g; hạt sen bỏ tâm sao 12g; kê nội kim sao 3g; gạo tẻ 300g sao thơm.
Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.
Chữa tiêu chảy kéo dài:
Cơm cháy 120g; hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g, tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
Đi lỏng kéo dài ở người già:
Bạch truật sao 6g; trần bì 4,5g; hạt sen bỏ tâm 12g; ý dĩ sao 12g; gạo nếp sao 600g; đậu xanh sao 600g; cơm cháy 600g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 7-10g với nước đường trắng.
Dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa:
Cơm cháy 150g; sơn trà 10 lát; quất bì 10g; đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc là được, chế thêm đường.
Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư:
Cơm cháy 100g; hạt sen 50g; đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm sen, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường chia ăn vài lần trong ngày.
Dùng cho người bị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ:
Cơm cháy 150g; hạt sen 100g; sa nhân 10g; hoài sơn 120g. Tất cả sao thơm tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g, hòa với nước sôi và ít đường trắng.
Trẻ em đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột, hoặc sữa không tiêu:
Cơm cháy nướng cháy già 50g; sơn trà 15g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.
BS.ThS Hoàng Khánh Toàn

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -

Không có nhận xét nào:

Bộ Y Tế Việt Nam