Bệnh tay chân miệng tái xuất

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 8-1-2015, ông Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng Khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện mỗi ngày Khoa tiếp nhận 1-2 ca mắc tay chân miệng đến khám. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều ở mức độ nhẹ và điều trị ngoại trú.
Theo ông Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian này bệnh viện đã ghi nhận rải rác các ca bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, số lượng chưa nhiều và mức độ chưa nghiêm trọng.
Được biết theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến nay đã có một trường hợp trẻ ở Hậu Giang tử vong do tay chân miệng. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do mắc bệnh tay chân miệng trong năm 2015.
Trước diễn biến của dịch bệnh, ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho hay thời điểm này, tuy chưa vào đỉnh điểm của bệnh nhưng người dân không nên chủ quan. “Thông thường theo chu kỳ, bệnh bùng phát mạnh sau 3-5 năm. Năm 2015 chưa rơi vào chu kỳ đỉnh nhưng cũng không loại trừ bệnh sẽ diễn biến bất thường”, ông Phu nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phu, hiện khó khăn lớn nhất đối với việc phòng chống bệnh này là hiện nay là chưa có vắc xin phòng ngừa và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cách phòng bệnh duy nhất là vệ sinh bàn tay cho trẻ, khử khuẩn các đồ chơi, dụng cụ, nhà cửa.
Với các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi- nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc và lây lan, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -

Không có nhận xét nào:

Bộ Y Tế Việt Nam