Thời điểm hoàn hảo để bạn quan sát tỉ mỉ lại tất cả đồ đạc và tân trang chúng chính là lúc bạn thu dọn để chuyển nhà hay sửa sang lại nhà cửa.
Chỉ cần cẩn thận chú ý những đồ bạn định vứt bỏ, có thể bạn sẽ thấy vui biết nhường nào từ những món đồ này.
1. Đồ gia bảo
Jodie Watson, một chuyên gia tổ chức và là chủ sở hữu của “Tổ chức Supreme” (đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp tổ chức sắp xếp văn phòng, nhà cửa...) nói rằng: “Hãy đánh giá những gì bạn có và tự hỏi liệu bây giờ những đồ vật này có ý nghĩa gì với bạn và gia đình. Đây là những thứ bạn nên giữ và mang theo tới ngôi nhà mới của bạn.”
2. Đồ điện tử lưu trữ thông tin cá nhân
3. Các bức hình
Barbara Reich - một người dọn dẹp chuyên nghiệp (nghề lên kế hoạch giúp nhà cửa và văn phòng của khách hàng gọn gàng, sạch sẽ) nói rằng: "Bạn hoàn toàn có thể có thể kĩ thuật số hóa các tấm hình nhưng bạn không nên để thất lạc chúng.”
4. Giấy tờ quan trọng
Reich nói rằng khi dọn dẹp nhà cửa hay thu dọn đồ đạc, bạn nên vứt bỏ càng nhiều giấy tờ càng tốt. Nhưng bạn nên chú ý tới những giấy tờ quan trọng như giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn, thẻ bảo hiểm xã hội, giấy chứng nhận về hưu, sổ theo dõi khám bệnh, các hợp đồng bảo hiểm và nhiều giấy tờ khác có thể bị lẫn lộn trong đống giấy vụn mà bạn đang định đem tái chế.
5. Điện thoại cố định
Bạn không bao giờ biết khi nào điện thoại di động hết pin hoặc các dịch vụ có thể bị mất kết nối. Thomas khuyên bạn nên có ít nhất một điện thoại cố định trong ngôi nhà mới.
6. Các bộ sưu tập
“Bạn thực sự yêu thích việc sưu tầm các đồ này, vì thế hãy lựa chọn những món đồ có gía trị hơn hẳn những cái khác”- trích lời của Thomas. Cho dù là búp bê hay các đồ trang trí bằng thủy tinh, bạn chỉ nên trưng bày một vài món đồ thay vì trưng bày tất cả bộ sưu tập trong tủ kính.
7. Đồ trang sức giá trị và hộp đựng chúng ban đầu
Thomas khẳng định: “Các món đồ trang sức được bảo quản trong hộp đựng ban đầu của nó sẽ tăng thêm giá trị khi bán lại và giúp bảo quản chúng tốt dù trong điều kiện ẩm ướt”.
8. Vật dụng nhà bếp và nhà tắm
Chỉ giữ lại những gì bạn cần sử dụng trong nhà bếp chẳng hạn như chảo và nồi để nấu nướng, một con dao làm bếp chất lượng tốt, một con dao bay, một thìa gỗ hay các vật dụng bạn dùng nhiều như những tấm khăn trải bàn đa màu sắc. Reich khuyên: “Nếu như bạn có những đồ dùng giống nhau, bạn có thể quyên góp chúng, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã có những đồ dùng thiết yếu”. Và nhà tắm thì sao? Cô ấy nói rằng “Bạn nên có hai chiếc ga cho mỗi giường ngủ (một để trải trên giường và một để thay đổi) và bốn khăn tắm cho mỗi người”.
9. Những món đồ trang trí và đồ vật có nhiều kỉ niệm
Reich chia sẻ, bạn nên giữ lại những thứ như mớ tóc bạn cắt lần đầu trong đời hay tấm huy chương cho lần đoạt giải cuộc thi chạy đường dài. Watson nói thêm “Những đồ vật này là những thứ mà bạn sẽ không có khả năng thay thế”.
10. Đồ dùng trong những tình huống khẩn cấp
Reich đưa ra một lời khuyên “Một chiếc radio, pin , đèn pin hay hộp sơ cứu là những thứ bạn nên có khi chuyển vào một ngôi nhà mới”. “Và nếu bạn không có những đồ dùng cho những tình huống khẩn cấp thì đã đến lúc bạn mua chúng”.
11. Mác của những chiếc túi đắt tiền
Thomas giải thích “Nếu bạn đang muốn bán lại chúng, những chiếc mác sẽ giúp bạn chứng tỏ giá trị thực của chúng và bán lại chúng với một mức giá cao hơn”.
12.Thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm (dầu gội, sữa tắm…) vẫn chưa hết hạn
Reich cảnh báo rằng việc thay thế chúng có thể rất tốn kém. “Bạn nên giữ những loại thuốc dùng hàng ngày trong khi chuyển nhà”.
Chỉ cần cẩn thận chú ý những đồ bạn định vứt bỏ, có thể bạn sẽ thấy vui biết nhường nào từ những món đồ này.
1. Đồ gia bảo
2. Đồ điện tử lưu trữ thông tin cá nhân
Cần đảm bảo bạn đã xóa hết dữ liệu cá nhân trước khi vứt bỏ những đồ đạc loại này
Giữ lại tất cả những đồ đạc này cho tới khi bạn đã xóa hết những thông tin cá nhân. Geralin Thomas, một nhà tổ chức chuyên nghiệp khuyên bạn nên giữ lại tất cả những đồ đạc này cho tới khi xóa hết thông tin cá nhân.3. Các bức hình
Barbara Reich - một người dọn dẹp chuyên nghiệp (nghề lên kế hoạch giúp nhà cửa và văn phòng của khách hàng gọn gàng, sạch sẽ) nói rằng: "Bạn hoàn toàn có thể có thể kĩ thuật số hóa các tấm hình nhưng bạn không nên để thất lạc chúng.”
4. Giấy tờ quan trọng
5. Điện thoại cố định
Bạn không bao giờ biết khi nào điện thoại di động hết pin hoặc các dịch vụ có thể bị mất kết nối. Thomas khuyên bạn nên có ít nhất một điện thoại cố định trong ngôi nhà mới.
6. Các bộ sưu tập
“Bạn thực sự yêu thích việc sưu tầm các đồ này, vì thế hãy lựa chọn những món đồ có gía trị hơn hẳn những cái khác”- trích lời của Thomas. Cho dù là búp bê hay các đồ trang trí bằng thủy tinh, bạn chỉ nên trưng bày một vài món đồ thay vì trưng bày tất cả bộ sưu tập trong tủ kính.
7. Đồ trang sức giá trị và hộp đựng chúng ban đầu
8. Vật dụng nhà bếp và nhà tắm
9. Những món đồ trang trí và đồ vật có nhiều kỉ niệm
Reich chia sẻ, bạn nên giữ lại những thứ như mớ tóc bạn cắt lần đầu trong đời hay tấm huy chương cho lần đoạt giải cuộc thi chạy đường dài. Watson nói thêm “Những đồ vật này là những thứ mà bạn sẽ không có khả năng thay thế”.
10. Đồ dùng trong những tình huống khẩn cấp
Reich đưa ra một lời khuyên “Một chiếc radio, pin , đèn pin hay hộp sơ cứu là những thứ bạn nên có khi chuyển vào một ngôi nhà mới”. “Và nếu bạn không có những đồ dùng cho những tình huống khẩn cấp thì đã đến lúc bạn mua chúng”.
11. Mác của những chiếc túi đắt tiền
Thomas giải thích “Nếu bạn đang muốn bán lại chúng, những chiếc mác sẽ giúp bạn chứng tỏ giá trị thực của chúng và bán lại chúng với một mức giá cao hơn”.
12.Thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm (dầu gội, sữa tắm…) vẫn chưa hết hạn
Reich cảnh báo rằng việc thay thế chúng có thể rất tốn kém. “Bạn nên giữ những loại thuốc dùng hàng ngày trong khi chuyển nhà”.
Làm thế nào bạn có thể biết thứ gì thật sự có nghĩa?
Watson nói rằng đây là một "mánh" của cô ấy: “Với bất cứ loại đồ nào được đưa ra, hãy đưa ra câu hỏi này, “Nếu tôi chỉ có thể chọn 3 món đồ, đâu là 3 thứ tôi nên chọn?”. Nếu đó là những cuốn sách, câu hỏi có thể là “Nếu tôi chỉ có thể lấy 20 cuốn, tôi nên lấy những cuốn nào?” Điều này sẽ giúp bạn khám phá ra những món đồ mà bạn thấy quan trọng nhất với mình, những thứ còn lại bạn có thể cân nhắc sau.” |
Theo Lê Phương Anh (Khám Phá)
Không có nhận xét nào: