- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Con tôi 4 tuổi, cháu hay bị đau đầu. Theo con kể thì cháu đau ở vùng trán, vùng thái dương. Cháu hay bị nóng và lúc nào nóng là cháu kêu đau đầu.
Tôi đang lo lắng không biết phải làm sao. Xin bác sĩ hướng dẫn cho tôi nên làm như thế nào. (Trân Lê)
Trả lời
Chào bạn,
Đau đầu là một triệu chứng của rất nhiều bệnh. Do bạn cung cấp rất ít thông tin nên tôi không thể đưa ra một lời khuyên cụ thể dành cho bạn.
90% các trường hợp đau đầu không tìm ra nguyên nhân và bệnh thường tự khỏi sau vài ngày. Nhưng đau đầu cũng là một trong những triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như u não, viêm não, viêm màng não. Nếu bạn thấy con đau đầu, kèm theo nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, bạn nên cho bé đi khám để có thể được chụp CT scanner sọ não hoặc chụp MRI sọ não nhằm phát hiện một số bệnh nguy hiểm kể trên.
Chúc bé luôn mạnh khỏe và sớm khắc phục được tình trạng đau đầu.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Bé nhà tôi được 1,5 tháng tuổi. Khi sờ dưới gáy cháu, tôi phát hiện có một cục hạch nhỏ tại phần có tóc mọc ra. Xin hỏi bác sĩ bé có bị bệnh không? (Như Bình)
Trả lời:
Chào bạn,
Hạch là nơi chứa các tế bào lympho để bảo vệ cơ thể. Hạch có ở khắp nơi trên cơ thể nhưng chúng ta thường sờ thấy hạch khi nó nằm ở những nơi chỉ có da và xương như da đầu, bẹn, nách, cổ...
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến
-
Trả lời:
Chào bạn,
Hạch là nơi chứa các tế bào lympho để bảo vệ cơ thể. Hạch có ở khắp nơi trên cơ thể nhưng chúng ta thường sờ thấy hạch khi nó nằm ở những nơi chỉ có da và xương như da đầu, bẹn, nách, cổ...
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Con trai tôi 2 tuổi, hay kêu mỏi chân. Xin hỏi cháu bị làm sao, hay thiếu chất gì, đi khám ở đâu? (Nguyệt)
Trả lời:
Chào bạn,
Ở trẻ em, như lứa tuổi con bạn đang là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh, do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, và các khoáng chất đặc điệt là canxi rất cao. Vì lý do này, các bé tăng trưởng nhanh thường có biểu hiện đau các xương dài như (đau xương đùi, đau xương ống chân…).
Tuy nhiên, đau mỏi chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ em (như ung thư xương, viêm khớp…). Vì vậy, bạn có thể đưa bé tới khám tại Bệnh viện nhi Trung ương, chuyên khoa miễn dịch, dị ứng, khớp để bác sĩ xác định chính xác tình trạng của cháu và tư vấn cách điều trị, khắc phục phù hợp.
Chúc bé luôn vui khỏe và phát triển toàn diện. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trả lời:
Chào bạn,
Ở trẻ em, như lứa tuổi con bạn đang là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh, do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, và các khoáng chất đặc điệt là canxi rất cao. Vì lý do này, các bé tăng trưởng nhanh thường có biểu hiện đau các xương dài như (đau xương đùi, đau xương ống chân…).
Tuy nhiên, đau mỏi chân cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ em (như ung thư xương, viêm khớp…). Vì vậy, bạn có thể đưa bé tới khám tại Bệnh viện nhi Trung ương, chuyên khoa miễn dịch, dị ứng, khớp để bác sĩ xác định chính xác tình trạng của cháu và tư vấn cách điều trị, khắc phục phù hợp.
Chúc bé luôn vui khỏe và phát triển toàn diện. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Con tôi 3 tháng tuổi, lúc mới sinh nặng 3 kg, nay được 4,6 kg. Theo bác sĩ thì cháu đang bị còi xương. Bé hầu như ngày nào cũng nôn trớ, ít nhất một lần.
Tôi đang bổ sung canxi dạng ống và vitamin D3 cho bé, mỗi lần cho uống bé cũng bị trớ ra cả dịch màu vàng - tôi nghĩ nó như mật vàng. Làm thế nào để cháu ít bị nôn trớ như vậy nữa?
Ngoài ra, con tôi thỉnh thoảng húng hắng ho khan, mũi sụt sịt. Hằng ngày, mỗi buổi sáng tôi thường rửa cho bé bằng nước muối sinh lý, thông từ mũi này sang mũi kia nhưng con vẫn khụt khịt. Cách đây 2 hôm, tôi đưa bé đi khám thì tai mũi họng đều bình thường. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách nào để bé không sụt sịt và ho nữa.
Trả lời
Chào bạn,
Mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó mũi cũng là cơ quan dễ viêm nhất. Khi mũi viêm (chảy nước mũi, ho, sốt…) bạn có thể xịt nước muối biển hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Bé cũng có thể phải sử dụng kháng sinh nếu như bị bội nhiễm vi khuẩn.
Bình thường trong 3 tháng đầu, trẻ thường tăng cân ít nhất 700 g mỗi tháng. 3 tháng tiếp theo, trung bình bé tăng 250 g mỗi tháng. Bé nhà bạn 3 tháng tăng được 1600 g, như vậy trung bình mỗi tháng tăng khoảng 500 g, vì thế có thể khẳng định bé nhà bạn chậm tăng cân.
Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay có hiện tượng nôn trớ nhưng thường thì chỉ trớ ít, không nôn ra dịch xanh dịch vàng, phát triển cân nặng bình thường. Bé nhà bạn trớ nhiều, ra dịch xanh dịch vàng, đặc biệt trớ ảnh hưởng tới phát triển cân nặng của bé. Vì vậy bạn cần đưa bé tới cơ sở khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và xử trí sớm.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Con tôi 3 tháng tuổi, lúc mới sinh nặng 3 kg, nay được 4,6 kg. Theo bác sĩ thì cháu đang bị còi xương. Bé hầu như ngày nào cũng nôn trớ, ít nhất một lần.
Tôi đang bổ sung canxi dạng ống và vitamin D3 cho bé, mỗi lần cho uống bé cũng bị trớ ra cả dịch màu vàng - tôi nghĩ nó như mật vàng. Làm thế nào để cháu ít bị nôn trớ như vậy nữa?
Ngoài ra, con tôi thỉnh thoảng húng hắng ho khan, mũi sụt sịt. Hằng ngày, mỗi buổi sáng tôi thường rửa cho bé bằng nước muối sinh lý, thông từ mũi này sang mũi kia nhưng con vẫn khụt khịt. Cách đây 2 hôm, tôi đưa bé đi khám thì tai mũi họng đều bình thường. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách nào để bé không sụt sịt và ho nữa.
Trả lời
Chào bạn,
Mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, do đó mũi cũng là cơ quan dễ viêm nhất. Khi mũi viêm (chảy nước mũi, ho, sốt…) bạn có thể xịt nước muối biển hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Bé cũng có thể phải sử dụng kháng sinh nếu như bị bội nhiễm vi khuẩn.
Bình thường trong 3 tháng đầu, trẻ thường tăng cân ít nhất 700 g mỗi tháng. 3 tháng tiếp theo, trung bình bé tăng 250 g mỗi tháng. Bé nhà bạn 3 tháng tăng được 1600 g, như vậy trung bình mỗi tháng tăng khoảng 500 g, vì thế có thể khẳng định bé nhà bạn chậm tăng cân.
Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay có hiện tượng nôn trớ nhưng thường thì chỉ trớ ít, không nôn ra dịch xanh dịch vàng, phát triển cân nặng bình thường. Bé nhà bạn trớ nhiều, ra dịch xanh dịch vàng, đặc biệt trớ ảnh hưởng tới phát triển cân nặng của bé. Vì vậy bạn cần đưa bé tới cơ sở khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và xử trí sớm.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Những vấn đề sát sườn và liên quan mật thiết đến đời sống của người dân như: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được áp dụng từ đầu năm 2015; các biện pháp được Bộ Y tế triển khai để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới… là nội dung chính của Chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” tối 28/12.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Thưa Bộ trưởng, Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 tới. Trong Luật có những điểm đổi mới nổi bật, mang lại nhiều quyền lợi đối với người dân như: Bỏ chế độ đồng chi trả cho người nghèo, thông tuyến kỹ thuật đối với các tuyến xã, huyện và BHYT sẽ là bắt buộc. Vậy, Bộ Y tế đã chuẩn bị như thế nào để triển khai Luật này hiệu quả, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để triển khai Luật này, các văn bản dưới Luật đã được Bộ ban hành đầy đủ (gồm 1 Nghị định và 2 Thông tư) và đang trong giai đoạn triển khai tập huấn. Bộ đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), Bộ Tài chính và các địa phương tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng làm công tác quản lý, các cấp ủy chính quyền, người dân và vận động thêm sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể.
Bộ đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị thực hiện Luật này tại một số địa phương. Thời gian tới, Bộ sẽ kiểm tra 20 tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt tập trung vào 10 tỉnh có tỷ lệ người dân tham gia BHYT dưới 60%. Đồng thời, Bộ sẽ tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác BHYT để tiến tới lộ trình BHYT toàn dân.
Luật BHYT sửa đổi lần này tương đối hội nhập với quốc tế và có nhiều điểm đột phá. Trước tiên, đó là BHYT bắt buộc. Đây là một nỗ lực chính trị rất lớn để tiến tới BHYT toàn dân. Thứ 2 là tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu trong gia đình càng có nhiều người tham gia thì mức đóng mua thẻ BHYT của các thành viên trong gia đình sẽ càng giảm. Thứ 3 là tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT, tập trung vào đối tượng như: Người nghèo (hưởng 100%); những người có công, cha mẹ ruột, vợ hoặc con của liệt sĩ… cũng không phải đồng chi trả và giảm đồng chi trả đối với người cận nghèo từ 20% xuống còn 5%.
Cũng theo Luật này, những trường hợp tai nạn thương tích, tử tự, tai nạn giao thông cũng được bảo hiểm thanh toán.
Điểm mới nữa là phần kết dư của Quỹ BHYT tại các địa phương được dùng 20% trong số đó để phát triển BHYT và tăng chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương.
Để thu hút người dân tham gia BHYT thì ngành Y tế đã nỗ lực cùng chính quyền các cấp trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt thủ tục hành chính và làm tăng sự hài lòng của người dân. Nhờ vậy người dân mới "mặn mà" tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, vấn đề giảm tải bệnh viện cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân thực kê khoảng 28.4, tăng so với năm 2012 chỉ là 24.4 giường bệnh/10.000 dân.
Tới đây, Bộ cũng sẽ công bố những bệnh viện trực thuộc TW không còn nằm ghép. Hiện nay đã có một số bệnh viện tuyến TW không còn tình trạng nằm ghép như: Bệnh viên nhi TW, Bệnh viện Lão khoa, Tai mũi họng TW, Bệnh viện Mắt TW, Bệnh viên Răng hàm mặt, Bệnh viện K cơ sở 2. Từ tháng 5/2015, bệnh viện K cơ sở 1 và 2 sẽ không còn tình trạng nằm ghép. Ngoài ra cần phải đảm bảo giảm hẳn tỷ lệ nằm ghép tại cơ sở 3. Cùng với đó là một số bệnh viện sẽ được xây dựng hoàn chỉnh trong thời gian tới, nên vấn đề nằm ghép, quá tải bệnh viện sẽ được cải thiện từng bước và rõ rệt trong những năm tới.
Ngoài ra, Bộ cũng giảm bớt thủ tục hành chính để giảm thời gian chờ đợi khám chữa bệnh cho người dân. Một lần khám bệnh trung bình của người dân hiện nay đã giảm 50 phút so với trước đây.
Bên cạnh đó, để tăng độ hài lòng của người bệnh và giải đáp những thắc mắc, than phiền của người dân, Bộ đã thành lập đường dây nóng trên toàn quốc để người dân phản ánh. Trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng như ngành Y tế các cấp đã xử lý nghiêm, triệt để những sai phạm về thái độ và ứng xử đạo đức nghề nghiệp.
Đến nay, đã xử lý gần 150 cán bộ y tế với nhiều hình thức như cảnh cáo, khiển trách, chuyển công tác, thậm chí cách thức, buộc thôi việc. Công tác này sẽ tiến tới làm rất nghiêm và loại trừ những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, để tiến tới làm hài lòng hơn người dân. Điều này sẽ thu hút thêm người dân tham gia BHYT.
Tăng đoàn thanh, kiểm tra và xử phạt nặng các vi phạm về ATTP
Tết nguyên đán Ất Mùi đang đến gần, lượng tiêu thụ sản phẩm chắc chắn sẽ tăng cao. Nhiều người dân gửi câu hỏi về Chương trình với tâm lý lo lắng trước tình trạng thực phẩm mất an toàn hiện nay. Vậy Bộ Y tế đã có biện pháp chỉ đạo như thế nào để kiểm soát tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Hiện nay, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cũng như các địa phương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết này.
Theo đó, Ban chỉ đạo và các địa phương đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn cho các đối tượng như những người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm để họ hiểu và tuân thủ các quy định, vì sức khỏe của người dân là thượng tôn. Có như vậy thì vấn đề kinh doanh, sản xuất của họ mới tồn tại bền vững trên thị trường.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức nhiều đoàn kiểm tra từ TW đến tuyến xã để kiểm tra, kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm và tăng cường xử phạt nặng các trường hợp vi phạm.
Khi phát hiện các cơ sở vi phạm, mức phạt hành chính cao nhất hiện nay lên tới 100-200 triệu đồng, số tiền phạt có thể gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm... Đồng thời Bộ sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên các cơ sở sản xuất, tên sản phẩm vi phạm để người dân không sử dụng các sản phẩm đó hoặc rút giấy phép lưu hành sản phẩm.
Những giải pháp này sẽ làm những người sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, người dân cũng nên chọn những sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ, có bao bì dãn nhãn rõ ràng, không nên mua những sản phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc vì giá rẻ…
Một số người dân vẫn băn khoăn rằng, Bộ Y tế đã lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra vấn đề ATTP rất quyết liệt từ mấy năm trước. Tuy nhiên, tình trạng mất vệ sinh ATTP vẫn tiếp diễn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Vậy năm nay Bộ trưởng đã có chỉ đạo gì mạnh tay và quyết liệt nhất để công tác thanh kiểm tra trong dịp Tết này đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi nghĩ những lo lắng của người dân hết sức là chính đáng.
Ngay sau khi Ban chỉ đạo quốc gia về ATTP họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng tôi đã thông qua các chương trình, hoạt động đảm bảo ATTP trong dịp Tết này.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường thanh kiểm tra, tăng số mẫu kiểm tra lên 10% so với năm trước và kiên quyết xử phạt nghiêm, bao gồm cả những sai phạm ở tuyến xã.
Mặt khác, Bộ cũng sẽ tăng cường số đoàn thanh tra, kiểm tra, nhất là tại những tỉnh, thành phố lớn và những tỉnh biên giới có số lượng thực phẩm nhập khẩu lớn. Đồng thời tuyên truyền để người dân chọn những thực phẩm có nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác và mua ở những địa chỉ tin cậy, không mua hàng trôi nổi dù giá rẻ.
Về lâu dài, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án về tăng cường năng lực thanh tra ngành Y tế, đặc biệt là thanh tra về ATTP với việc sử dụng cộng tác viên thanh tra từ tuyến xã để tránh phình đội ngũ công chức, viên chức mà vẫn tăng cường được lực lượng thanh tra trong vấn đề ATTP.
Nhân dịp năm mới đang đến gần, Bộ trưởng có lời nhắn nhủ gì đến người dân?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng tôi luôn mong muốn nhiều nhất là người dân có sức khỏe dồi dào, được hưởng kỳ nghỉ Tết an toàn, đặc biệt là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành Y tế mong muốn người dân cùng đồng lòng với ngành để ngành cố gắng hơn nữa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao trong chăm sóc sức khỏe của người dân. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Thưa Bộ trưởng, Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 tới. Trong Luật có những điểm đổi mới nổi bật, mang lại nhiều quyền lợi đối với người dân như: Bỏ chế độ đồng chi trả cho người nghèo, thông tuyến kỹ thuật đối với các tuyến xã, huyện và BHYT sẽ là bắt buộc. Vậy, Bộ Y tế đã chuẩn bị như thế nào để triển khai Luật này hiệu quả, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để triển khai Luật này, các văn bản dưới Luật đã được Bộ ban hành đầy đủ (gồm 1 Nghị định và 2 Thông tư) và đang trong giai đoạn triển khai tập huấn. Bộ đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), Bộ Tài chính và các địa phương tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng làm công tác quản lý, các cấp ủy chính quyền, người dân và vận động thêm sự phối hợp của các cơ quan đoàn thể.
Bộ đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị thực hiện Luật này tại một số địa phương. Thời gian tới, Bộ sẽ kiểm tra 20 tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt tập trung vào 10 tỉnh có tỷ lệ người dân tham gia BHYT dưới 60%. Đồng thời, Bộ sẽ tham mưu, trình Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác BHYT để tiến tới lộ trình BHYT toàn dân.
Luật BHYT sửa đổi lần này tương đối hội nhập với quốc tế và có nhiều điểm đột phá. Trước tiên, đó là BHYT bắt buộc. Đây là một nỗ lực chính trị rất lớn để tiến tới BHYT toàn dân. Thứ 2 là tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu trong gia đình càng có nhiều người tham gia thì mức đóng mua thẻ BHYT của các thành viên trong gia đình sẽ càng giảm. Thứ 3 là tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT, tập trung vào đối tượng như: Người nghèo (hưởng 100%); những người có công, cha mẹ ruột, vợ hoặc con của liệt sĩ… cũng không phải đồng chi trả và giảm đồng chi trả đối với người cận nghèo từ 20% xuống còn 5%.
Cũng theo Luật này, những trường hợp tai nạn thương tích, tử tự, tai nạn giao thông cũng được bảo hiểm thanh toán.
Điểm mới nữa là phần kết dư của Quỹ BHYT tại các địa phương được dùng 20% trong số đó để phát triển BHYT và tăng chất lượng khám chữa bệnh tại địa phương.
Để thu hút người dân tham gia BHYT thì ngành Y tế đã nỗ lực cùng chính quyền các cấp trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt thủ tục hành chính và làm tăng sự hài lòng của người dân. Nhờ vậy người dân mới "mặn mà" tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, vấn đề giảm tải bệnh viện cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân thực kê khoảng 28.4, tăng so với năm 2012 chỉ là 24.4 giường bệnh/10.000 dân.
Tới đây, Bộ cũng sẽ công bố những bệnh viện trực thuộc TW không còn nằm ghép. Hiện nay đã có một số bệnh viện tuyến TW không còn tình trạng nằm ghép như: Bệnh viên nhi TW, Bệnh viện Lão khoa, Tai mũi họng TW, Bệnh viện Mắt TW, Bệnh viên Răng hàm mặt, Bệnh viện K cơ sở 2. Từ tháng 5/2015, bệnh viện K cơ sở 1 và 2 sẽ không còn tình trạng nằm ghép. Ngoài ra cần phải đảm bảo giảm hẳn tỷ lệ nằm ghép tại cơ sở 3. Cùng với đó là một số bệnh viện sẽ được xây dựng hoàn chỉnh trong thời gian tới, nên vấn đề nằm ghép, quá tải bệnh viện sẽ được cải thiện từng bước và rõ rệt trong những năm tới.
Ngoài ra, Bộ cũng giảm bớt thủ tục hành chính để giảm thời gian chờ đợi khám chữa bệnh cho người dân. Một lần khám bệnh trung bình của người dân hiện nay đã giảm 50 phút so với trước đây.
Bên cạnh đó, để tăng độ hài lòng của người bệnh và giải đáp những thắc mắc, than phiền của người dân, Bộ đã thành lập đường dây nóng trên toàn quốc để người dân phản ánh. Trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng như ngành Y tế các cấp đã xử lý nghiêm, triệt để những sai phạm về thái độ và ứng xử đạo đức nghề nghiệp.
Đến nay, đã xử lý gần 150 cán bộ y tế với nhiều hình thức như cảnh cáo, khiển trách, chuyển công tác, thậm chí cách thức, buộc thôi việc. Công tác này sẽ tiến tới làm rất nghiêm và loại trừ những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, để tiến tới làm hài lòng hơn người dân. Điều này sẽ thu hút thêm người dân tham gia BHYT.
Tăng đoàn thanh, kiểm tra và xử phạt nặng các vi phạm về ATTP
Tết nguyên đán Ất Mùi đang đến gần, lượng tiêu thụ sản phẩm chắc chắn sẽ tăng cao. Nhiều người dân gửi câu hỏi về Chương trình với tâm lý lo lắng trước tình trạng thực phẩm mất an toàn hiện nay. Vậy Bộ Y tế đã có biện pháp chỉ đạo như thế nào để kiểm soát tình hình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Hiện nay, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cũng như các địa phương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết này.
Theo đó, Ban chỉ đạo và các địa phương đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn cho các đối tượng như những người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm để họ hiểu và tuân thủ các quy định, vì sức khỏe của người dân là thượng tôn. Có như vậy thì vấn đề kinh doanh, sản xuất của họ mới tồn tại bền vững trên thị trường.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức nhiều đoàn kiểm tra từ TW đến tuyến xã để kiểm tra, kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm và tăng cường xử phạt nặng các trường hợp vi phạm.
Khi phát hiện các cơ sở vi phạm, mức phạt hành chính cao nhất hiện nay lên tới 100-200 triệu đồng, số tiền phạt có thể gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm... Đồng thời Bộ sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên các cơ sở sản xuất, tên sản phẩm vi phạm để người dân không sử dụng các sản phẩm đó hoặc rút giấy phép lưu hành sản phẩm.
Những giải pháp này sẽ làm những người sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, người dân cũng nên chọn những sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ, có bao bì dãn nhãn rõ ràng, không nên mua những sản phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc vì giá rẻ…
Một số người dân vẫn băn khoăn rằng, Bộ Y tế đã lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra vấn đề ATTP rất quyết liệt từ mấy năm trước. Tuy nhiên, tình trạng mất vệ sinh ATTP vẫn tiếp diễn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Vậy năm nay Bộ trưởng đã có chỉ đạo gì mạnh tay và quyết liệt nhất để công tác thanh kiểm tra trong dịp Tết này đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi nghĩ những lo lắng của người dân hết sức là chính đáng.
Ngay sau khi Ban chỉ đạo quốc gia về ATTP họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng tôi đã thông qua các chương trình, hoạt động đảm bảo ATTP trong dịp Tết này.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ tăng cường thanh kiểm tra, tăng số mẫu kiểm tra lên 10% so với năm trước và kiên quyết xử phạt nghiêm, bao gồm cả những sai phạm ở tuyến xã.
Mặt khác, Bộ cũng sẽ tăng cường số đoàn thanh tra, kiểm tra, nhất là tại những tỉnh, thành phố lớn và những tỉnh biên giới có số lượng thực phẩm nhập khẩu lớn. Đồng thời tuyên truyền để người dân chọn những thực phẩm có nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác và mua ở những địa chỉ tin cậy, không mua hàng trôi nổi dù giá rẻ.
Về lâu dài, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án về tăng cường năng lực thanh tra ngành Y tế, đặc biệt là thanh tra về ATTP với việc sử dụng cộng tác viên thanh tra từ tuyến xã để tránh phình đội ngũ công chức, viên chức mà vẫn tăng cường được lực lượng thanh tra trong vấn đề ATTP.
Nhân dịp năm mới đang đến gần, Bộ trưởng có lời nhắn nhủ gì đến người dân?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng tôi luôn mong muốn nhiều nhất là người dân có sức khỏe dồi dào, được hưởng kỳ nghỉ Tết an toàn, đặc biệt là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành Y tế mong muốn người dân cùng đồng lòng với ngành để ngành cố gắng hơn nữa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao trong chăm sóc sức khỏe của người dân. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Ngày 24, 25 tháng 12, dưới sự chủ trì của GS. TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, Hội nghị đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học cao đẳng năm 2014 đã được tổ chức tại Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.
Tham dự Hội nghị có GS. TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, PGS. TS. Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện lãnh đạo Vụ/ Cục Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đò tạo. Ngoài ra còn có đại diện Trưởng phòng đào tạo của 19 Trường đại học và 41 Trường Cao đẳng đào tạo nhân lực y tế trên cả nước.
Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế về kế hoạch hành động của của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới giáo dục đào tạo, Nghị quyết số 20-NQ/TW về đổi mới khoa học công nghệ; Báo cáo kết quả giám sát đào tạo nhân lực y tế trình độ cao đẳng, đại học năm 2014; Kế hoạch giám sát đào tạo nhân lực y tế và các nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2015; Báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai đào tạo theo tín chỉ, đào tạo liên thông trong các trường đại học, cao đẳng.
Cũng tại Hội nghị, một số cơ sở đào tạo đã trình bày tham luận và trao đổi kinh nghiệm về đào tạo liên thông, đào tạo theo tín chỉ, đổi mới chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa và đổi mới chương trình đào tạo điều dưỡng dựa trên năng lực.
30-12-14 TT Cuong 1_.png
Thứ trưởng Bộ Y tế, Lê Quang Cường phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quang Cường đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, thách thức và bất cập trong đào tạo nhân lực y tế hiện nay. Theo Thứ trưởng các đại biểu nên thảo luận, thống nhất các giải pháp chính trong đổi mới trong đào tạo nhân lực y tế. Trong đó tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp dựa trên năng lực và đảm bảo tính liên thông. Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và giải pháp, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Thống nhất kế hoạch hành động của tất cả các đại học và cao đẳng đào tạo nhân lực y tế thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới giáo dục đào tạo.
30-12-14 TT Cuong 2.png
Toàn cảnh Hội nghị
Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc tinh thần trách nhiệm cao Hội nghị đã thảo luận và thống nhất một số nội dung chủ yếu:
Đối với các trường Cao đẳng y tế, tập trung nâng cao chất lượng chương trình cao đẳng Điều dưỡng và cao đẳng Dược. Thực hiện xây dựng chương trình và triển khai đào tạo dựa trên năng lực, xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên năng lực, trước hết là đối với chương trình Điều dưỡng. Đầu tư cho các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng ở các trường Cao đẳng y tế. Đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng trình độ sau đại học cho giảng viên các trường Cao đẳng y tế.
Đối với các trường Đại học: tiếp tục củng cố các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra, có kế hoạch chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ./. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Tham dự Hội nghị có GS. TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, PGS. TS. Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện lãnh đạo Vụ/ Cục Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đò tạo. Ngoài ra còn có đại diện Trưởng phòng đào tạo của 19 Trường đại học và 41 Trường Cao đẳng đào tạo nhân lực y tế trên cả nước.
Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế về kế hoạch hành động của của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới giáo dục đào tạo, Nghị quyết số 20-NQ/TW về đổi mới khoa học công nghệ; Báo cáo kết quả giám sát đào tạo nhân lực y tế trình độ cao đẳng, đại học năm 2014; Kế hoạch giám sát đào tạo nhân lực y tế và các nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2015; Báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai đào tạo theo tín chỉ, đào tạo liên thông trong các trường đại học, cao đẳng.
Cũng tại Hội nghị, một số cơ sở đào tạo đã trình bày tham luận và trao đổi kinh nghiệm về đào tạo liên thông, đào tạo theo tín chỉ, đổi mới chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa và đổi mới chương trình đào tạo điều dưỡng dựa trên năng lực.
30-12-14 TT Cuong 1_.png
Thứ trưởng Bộ Y tế, Lê Quang Cường phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quang Cường đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, thách thức và bất cập trong đào tạo nhân lực y tế hiện nay. Theo Thứ trưởng các đại biểu nên thảo luận, thống nhất các giải pháp chính trong đổi mới trong đào tạo nhân lực y tế. Trong đó tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp dựa trên năng lực và đảm bảo tính liên thông. Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và giải pháp, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Thống nhất kế hoạch hành động của tất cả các đại học và cao đẳng đào tạo nhân lực y tế thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới giáo dục đào tạo.
30-12-14 TT Cuong 2.png
Toàn cảnh Hội nghị
Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc tinh thần trách nhiệm cao Hội nghị đã thảo luận và thống nhất một số nội dung chủ yếu:
Đối với các trường Cao đẳng y tế, tập trung nâng cao chất lượng chương trình cao đẳng Điều dưỡng và cao đẳng Dược. Thực hiện xây dựng chương trình và triển khai đào tạo dựa trên năng lực, xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên năng lực, trước hết là đối với chương trình Điều dưỡng. Đầu tư cho các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng ở các trường Cao đẳng y tế. Đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng trình độ sau đại học cho giảng viên các trường Cao đẳng y tế.
Đối với các trường Đại học: tiếp tục củng cố các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra, có kế hoạch chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ./. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
PNO - Từ ngày 13/12, các nhà hàng và cửa hiệu bán thức ăn trên tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng luật an toàn thực phẩm, theo đó phải cung cấp đầy đủ thông tin về chất gây dị ứng nếu có trong thực phẩm bán ra.
Tôm, cua, mực là loại thực phẩm có trong danh sách cảnh báo, cần được thông báo với khách hàng -
Ảnh: BBC
Theo đó, tất cả thức ăn và nước uống bán ở tiệm bánh, quán ăn tiệm nước, thực phẩm đóng gói ở siêu thị đều phải ghi rõ thành phần nếu có của 1 trong 14 loại thực phẩm có trong danh sách thực phẩm gây dị ứng.
Bất cứ chủ cửa hiệu nào vi phạm nhiều lần sẽ chịu các mức phạt tuỳ theo quy định của từng quốc gia, địa phương.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu dị ứng châu Âu thì trên toàn khu vực này có tất cả 17 triệu người bị dị ứng thực phẩm. Riêng ở Anh, mỗi năm có đến 5.000 người phải nhập viện vì bị dị ứng quá nặng với một loại thực phẩm nào đó. Khoảng 10 người tử vong mỗi năm vì nguyên nhân trên. Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết các bệnh nhân đều không được cung cấp đầy đủ thông tin về thực phẩm nên họ không biết được thực phẩm có chất gây dị ứng với mình.
Danh sách của 14 loại thực phẩm trên gồm: ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen; động vật thuộc loài giáp xác như tôm, cua; trứng; cá; sữa; đậu lupin; cần tây; động vật thân mềm như con trai, ốc, mực ống; mù tạc; các loại hạt đậu như đậu phộng, quả óc chó; hạt mè; đậu nành; Sulfur dioxide (chất dùng để tẩy trắng trong công nghiệp, nếu dùng để ngâm ướp trái cây khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh).
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Tôm, cua, mực là loại thực phẩm có trong danh sách cảnh báo, cần được thông báo với khách hàng -
Ảnh: BBC
Theo đó, tất cả thức ăn và nước uống bán ở tiệm bánh, quán ăn tiệm nước, thực phẩm đóng gói ở siêu thị đều phải ghi rõ thành phần nếu có của 1 trong 14 loại thực phẩm có trong danh sách thực phẩm gây dị ứng.
Bất cứ chủ cửa hiệu nào vi phạm nhiều lần sẽ chịu các mức phạt tuỳ theo quy định của từng quốc gia, địa phương.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu dị ứng châu Âu thì trên toàn khu vực này có tất cả 17 triệu người bị dị ứng thực phẩm. Riêng ở Anh, mỗi năm có đến 5.000 người phải nhập viện vì bị dị ứng quá nặng với một loại thực phẩm nào đó. Khoảng 10 người tử vong mỗi năm vì nguyên nhân trên. Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết các bệnh nhân đều không được cung cấp đầy đủ thông tin về thực phẩm nên họ không biết được thực phẩm có chất gây dị ứng với mình.
Danh sách của 14 loại thực phẩm trên gồm: ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen; động vật thuộc loài giáp xác như tôm, cua; trứng; cá; sữa; đậu lupin; cần tây; động vật thân mềm như con trai, ốc, mực ống; mù tạc; các loại hạt đậu như đậu phộng, quả óc chó; hạt mè; đậu nành; Sulfur dioxide (chất dùng để tẩy trắng trong công nghiệp, nếu dùng để ngâm ướp trái cây khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh).
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Ai cũng biết bữa ăn sáng rất quan trọng, giúp cơ thể tái nạp năng lượng sau một đêm dài. Tuy nhiên, cần tránh những kiểu ăn sáng đem lại nhiều tác hại hơn lợi ích.
* Bỏ bữa sáng
Không nên bỏ bữa ăn sáng dù bất kỳ lý do gì. Nếu không đủ thời gian vào buổi sáng, hãy chuẩn bị bữa ăn sáng vào tối hôm trước hoặc trước khi đi ngủ nên suy nghĩ khi thức dậy sẽ ăn món gì. Như vậy sẽ không cảm thấy “vất vả” tìm thức ăn vào sáng hôm sau. Trữ sẵn nước trái cây và ngũ cốc để có thể ăn bữa sáng nhanh gọn.
* Bữa sáng ”khủng”
Bữa sáng cần đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cũng không có nghĩa là phải ăn thật nhiều. Ăn nhiều quá bạn sẽ lờ đờ, chậm chạp và dễ buồn ngủ, mặc dù vừa bắt đầu một ngày mới.
ăn sáng, gây hại
* Thức ăn đơn điệu
Nhiều người có thói quen ăn cùng một loại thức ăn vào buổi sáng vì tiện lợi, không mất nhiều thời gian. Tuy vậy, không nên ăn hoài một món bởi vì vừa dễ ngán, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng cần thiết từ những loại thực phẩm khác. Nên ăn đa dạng thực phẩm trong bữa sáng.
* Nuốt vội bữa sáng
Thức ăn phải được cắn và nhai kỹ trước khi nuốt. Uống nước trái cây hoặc nước lọc có thể giúp nuốt trôi thức ăn nhanh chóng, nhưng bạn cũng dễ bị nghẹn và làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, bởi vì thức ăn còn nguyên miếng lớn, chưa được nghiền nhỏ khi vào bao tử. Đừng vì vội mà ảnh hưởng đến bữa ăn sáng. Hãy ăn chậm để giữ gìn sức khỏe.
* Ăn sáng quá trễ
Tốt nhất nên ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Nếu thời gian ăn sáng quá muộn, bụng sẽ đói cồn cào và khi ăn bạn không còn thấy ngon lành. Mục đích chính của bữa sáng là cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài, vì vậy ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến bữa trưa.
* Ăn vội vã trên đường đi
Nhiều người thường thức dậy chỉ nửa giờ trước khi đi làm và “chộp” đại thức ăn bán dọc đường đi. Điều này dễ khiến bạn bị tiêu hao năng lượng do vội vã chạy. Và, bạn sẽ cảm thấy đói sớm, có khuynh hướng ăn bù vào buổi trưa.
* Ăn vặt thay bữa sáng
Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời. Ăn sáng với bánh quy, sôcôla... dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm về thể chất.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
* Bỏ bữa sáng
Không nên bỏ bữa ăn sáng dù bất kỳ lý do gì. Nếu không đủ thời gian vào buổi sáng, hãy chuẩn bị bữa ăn sáng vào tối hôm trước hoặc trước khi đi ngủ nên suy nghĩ khi thức dậy sẽ ăn món gì. Như vậy sẽ không cảm thấy “vất vả” tìm thức ăn vào sáng hôm sau. Trữ sẵn nước trái cây và ngũ cốc để có thể ăn bữa sáng nhanh gọn.
* Bữa sáng ”khủng”
Bữa sáng cần đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cũng không có nghĩa là phải ăn thật nhiều. Ăn nhiều quá bạn sẽ lờ đờ, chậm chạp và dễ buồn ngủ, mặc dù vừa bắt đầu một ngày mới.
ăn sáng, gây hại
* Thức ăn đơn điệu
Nhiều người có thói quen ăn cùng một loại thức ăn vào buổi sáng vì tiện lợi, không mất nhiều thời gian. Tuy vậy, không nên ăn hoài một món bởi vì vừa dễ ngán, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng cần thiết từ những loại thực phẩm khác. Nên ăn đa dạng thực phẩm trong bữa sáng.
* Nuốt vội bữa sáng
Thức ăn phải được cắn và nhai kỹ trước khi nuốt. Uống nước trái cây hoặc nước lọc có thể giúp nuốt trôi thức ăn nhanh chóng, nhưng bạn cũng dễ bị nghẹn và làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, bởi vì thức ăn còn nguyên miếng lớn, chưa được nghiền nhỏ khi vào bao tử. Đừng vì vội mà ảnh hưởng đến bữa ăn sáng. Hãy ăn chậm để giữ gìn sức khỏe.
* Ăn sáng quá trễ
Tốt nhất nên ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Nếu thời gian ăn sáng quá muộn, bụng sẽ đói cồn cào và khi ăn bạn không còn thấy ngon lành. Mục đích chính của bữa sáng là cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài, vì vậy ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến bữa trưa.
* Ăn vội vã trên đường đi
Nhiều người thường thức dậy chỉ nửa giờ trước khi đi làm và “chộp” đại thức ăn bán dọc đường đi. Điều này dễ khiến bạn bị tiêu hao năng lượng do vội vã chạy. Và, bạn sẽ cảm thấy đói sớm, có khuynh hướng ăn bù vào buổi trưa.
* Ăn vặt thay bữa sáng
Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời. Ăn sáng với bánh quy, sôcôla... dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm về thể chất.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy là gì? Thói quen nào ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn? Biết cách hạn chế và tránh những thói quen không lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy sẽ được liệt kê dưới đây. Hãy cùng tham khảo để tránh làm những việc này khi ngày mới gõ cửa.
ngủ dậy, phòng tránh
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy để giúp bạn bảo vệ sức khỏe.
Không xem e-mail sau khi mới ngủ dậy
Theo TS. Melissa McCreery thì “kiểm tra hộp thư đến ngay khi bạn “mở mắt” vào buổi sáng có thể đặt bạn vào trạng thái căng thẳng cả ngày”. Thay vì lo lắng về công việc đầu tiên, hãy bắt đầu buổi sáng của mình với một số vận động và thể dục nhẹ nhàng để giúp bạn lấy lại bình tĩnh, sự minh mẫn đầu óc để có thể giải quyết mọi việc tốt hơn. Sau những vận động giúp cơ thể khởi động, bạn có thể dành thời gian cho việc ăn sáng, uống trà, cà phê trước khi bắt tay vào công việc hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và có nhiều động lực để làm việc trong cả ngày hơn.
Tuyệt đối không nên gấp chăn gối sau khi mới ngủ dậy
Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông… Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Tuyệt đối không nên vận động quá mạnh sau khi mới ngủ dậy
Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình sau khi ngủ dậy có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn nhưng những động tác vận động mạnh lại có thể đem đến tác dụng ngược lại. Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Tuyệt đối không nên đi tiểu sau khi mới ngủ dậy
Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy sẽ được liệt kê dưới đây. Hãy cùng tham khảo để tránh làm những việc này khi ngày mới gõ cửa.
ngủ dậy, phòng tránh
Những việc tuyệt đối không làm sau khi mới ngủ dậy để giúp bạn bảo vệ sức khỏe.
Không xem e-mail sau khi mới ngủ dậy
Theo TS. Melissa McCreery thì “kiểm tra hộp thư đến ngay khi bạn “mở mắt” vào buổi sáng có thể đặt bạn vào trạng thái căng thẳng cả ngày”. Thay vì lo lắng về công việc đầu tiên, hãy bắt đầu buổi sáng của mình với một số vận động và thể dục nhẹ nhàng để giúp bạn lấy lại bình tĩnh, sự minh mẫn đầu óc để có thể giải quyết mọi việc tốt hơn. Sau những vận động giúp cơ thể khởi động, bạn có thể dành thời gian cho việc ăn sáng, uống trà, cà phê trước khi bắt tay vào công việc hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và có nhiều động lực để làm việc trong cả ngày hơn.
Tuyệt đối không nên gấp chăn gối sau khi mới ngủ dậy
Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông… Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Tuyệt đối không nên vận động quá mạnh sau khi mới ngủ dậy
Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình sau khi ngủ dậy có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn nhưng những động tác vận động mạnh lại có thể đem đến tác dụng ngược lại. Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Tuyệt đối không nên đi tiểu sau khi mới ngủ dậy
Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Khi còn là sinh viên em đã mắc phải một sai lầm mà chính em không thể tha thứ được cho mình: Em sống như vợ chồng với một người mà em rất yêu trong suốt 4 năm đi học.
Trong thời gian đó, chúng em luôn dùng biện pháp an toàn để tránh có con. Sau khi ra trường được một thời gian thì anh ấy chia tay em.
Em đau đớn và cảm thấy nhục nhã ê chề, đã có lúc em muốn tìm đến cái chết để không phải mang nỗi nhục nhã ấy về quê. Em vứt bỏ lòng tự trọng, vứt bỏ cái danh dự của đứa con gái không còn trong trắng nữa để cầu xin anh ấy quay lại. Nhưng chính anh ta đã lấy đi tất cả mọi thứ của em, đã bỏ đi trong sự đau đớn của em.
mất trinh, đau khổ
Em không thể tha thứ được cho mình (Ảnh minh họa)
Mỗi khi về nhà nhìn thấy mẹ thấy anh chị trong nhà em cảm thấy tội lỗi đến vô cùng.
Em không dám đến với ai, ai đến với em em cũng đều trốn tránh họ. Cho đến khi em gặp anh, một người thương em rất nhiều, anh là bộ đội. Chúng em cũng nghĩ đến chuyện làm đám cưới.
Nhưng thật sự em đang rất sợ hãi. Em sẽ nói với anh như thế nào về cái quá khứ nhơ bẩn ấy của mình đây, nói như thế nào để anh hiểu và tha thứ cho em đây?
Em xin các chuyên gia cho em lời khuyên với ạ?
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trong thời gian đó, chúng em luôn dùng biện pháp an toàn để tránh có con. Sau khi ra trường được một thời gian thì anh ấy chia tay em.
Em đau đớn và cảm thấy nhục nhã ê chề, đã có lúc em muốn tìm đến cái chết để không phải mang nỗi nhục nhã ấy về quê. Em vứt bỏ lòng tự trọng, vứt bỏ cái danh dự của đứa con gái không còn trong trắng nữa để cầu xin anh ấy quay lại. Nhưng chính anh ta đã lấy đi tất cả mọi thứ của em, đã bỏ đi trong sự đau đớn của em.
mất trinh, đau khổ
Em không thể tha thứ được cho mình (Ảnh minh họa)
Mỗi khi về nhà nhìn thấy mẹ thấy anh chị trong nhà em cảm thấy tội lỗi đến vô cùng.
Em không dám đến với ai, ai đến với em em cũng đều trốn tránh họ. Cho đến khi em gặp anh, một người thương em rất nhiều, anh là bộ đội. Chúng em cũng nghĩ đến chuyện làm đám cưới.
Nhưng thật sự em đang rất sợ hãi. Em sẽ nói với anh như thế nào về cái quá khứ nhơ bẩn ấy của mình đây, nói như thế nào để anh hiểu và tha thứ cho em đây?
Em xin các chuyên gia cho em lời khuyên với ạ?
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Trưa 28-12, trực thăng mang số hiệu Mi-171 của Trung đoàn Không quân 917 đã đáp xuống sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) vận chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.
Trên đường đi làm, chị Thơm bị côn trùng lạ đốt vào tay trái đến ngất xỉu. Trưa 28-12, trực thăng mang số hiệu Mi-171 của Trung đoàn Không quân 917 đã đáp xuống sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) vận chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 28-12, được lệnh của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn 917 (Sư đoàn Không quân 370) đã tổ chức điều động trực thăng Mi-171 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) cùng với tổ cấp cứu của Bệnh viện 175 bay đến đảo Phú Quốc để tiến hành cấp cứu, đưa một bệnh nhân bị bệnh nặng về đất liền điều trị.
Bệnh nhân là chị Phạm Thị Thơm (SN 1979, quê Quảng Bình, nhân viên nấu ăn tại Hải đội 512, Lữ đoàn 127 thuộc Vùng 5 Hải quân).
Bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức Bệnh viện 175 để cấp cứu. Ảnh: TTXVN
Bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức Bệnh viện 175 để cấp cứu. Ảnh: TTXVN
Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tổ công tác đã triển khai để đưa bệnh nhân về Bệnh viện 175 để cấp cứu. Theo Thượng úy - Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Toàn Trung, Tổ trưởng tổ quân y Bệnh viện 175, bước đầu cho thấy, bệnh nhân bị sốc phản vệ do côn trùng đốt. Hiện tại, sau khi được xử trí kịp thời, bệnh nhân tỉnh táo hơn, có thể nghe nói chuyện nhưng bị nhiễm trùng phần mềm tại vị trí bị đốt.
Theo thông tin ban đầu, sáng 27-12, chị Thơm côn trùng lạ đốt vào tay trái, nghi loài nhện cực độc. Sau đó, chị thấy mệt và ngất xỉu trên đường đi. Người dân đã phát hiện và đưa chị vào cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc. Tại đây, chị Thơm lúc tỉnh táo, lúc hôn mê và có dấu hiệu co giật, khó thở nên Lữ đoàn 127 đã báo cáo cấp trên hỗ trợ, điều động lực lượng để đưa về đất liền điều trị kịp thời.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đường đi làm, chị Thơm bị côn trùng lạ đốt vào tay trái đến ngất xỉu. Trưa 28-12, trực thăng mang số hiệu Mi-171 của Trung đoàn Không quân 917 đã đáp xuống sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) vận chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 28-12, được lệnh của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn 917 (Sư đoàn Không quân 370) đã tổ chức điều động trực thăng Mi-171 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) cùng với tổ cấp cứu của Bệnh viện 175 bay đến đảo Phú Quốc để tiến hành cấp cứu, đưa một bệnh nhân bị bệnh nặng về đất liền điều trị.
Bệnh nhân là chị Phạm Thị Thơm (SN 1979, quê Quảng Bình, nhân viên nấu ăn tại Hải đội 512, Lữ đoàn 127 thuộc Vùng 5 Hải quân).
Bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức Bệnh viện 175 để cấp cứu. Ảnh: TTXVN
Bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức Bệnh viện 175 để cấp cứu. Ảnh: TTXVN
Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tổ công tác đã triển khai để đưa bệnh nhân về Bệnh viện 175 để cấp cứu. Theo Thượng úy - Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Toàn Trung, Tổ trưởng tổ quân y Bệnh viện 175, bước đầu cho thấy, bệnh nhân bị sốc phản vệ do côn trùng đốt. Hiện tại, sau khi được xử trí kịp thời, bệnh nhân tỉnh táo hơn, có thể nghe nói chuyện nhưng bị nhiễm trùng phần mềm tại vị trí bị đốt.
Theo thông tin ban đầu, sáng 27-12, chị Thơm côn trùng lạ đốt vào tay trái, nghi loài nhện cực độc. Sau đó, chị thấy mệt và ngất xỉu trên đường đi. Người dân đã phát hiện và đưa chị vào cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc. Tại đây, chị Thơm lúc tỉnh táo, lúc hôn mê và có dấu hiệu co giật, khó thở nên Lữ đoàn 127 đã báo cáo cấp trên hỗ trợ, điều động lực lượng để đưa về đất liền điều trị kịp thời.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Dù việc tiêm vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) thay cho vắc xin AT (phòng uốn ván) cho 31 thai phụ không có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, nhưng Bộ Y tế vẫn khẳng định đây là sai sót nghiêm trọng trong quy trình tiêm chủng, đề nghị xử lý nghiêm cán bộ sai phạm.
>> Hơn 30 thai phụ bị tiêm nhầm vắc xin
Ngay sau khi xảy ra sự việc tiêm nhầm vắc xin DPT thay vì vắc xin AT cho 31 thai phụ tại xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tạm đình chỉ công tác đối với các cá nhân trực tiếp, gián tiếp có sai sót trong việc thực hiện tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm và xử lý nghiêm vi phạm này.
Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh yêu cầu Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Trưởng tạm phụ trách Trạm y tế xã Tương Giang, là người đã tiêm nhầm vắc xin cho 31 thai phụ hôm 20/12.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành về Tiêm chủng, Miễn dịch, Dị ứng, Sản khoa, Nhi khoa đã họp tham khảo ý kiến của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và kết luận việc tiêm chủng vắc xin DPT không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi vì đây là vắc xin bất hoạt và không gây dị dạng cho thai nhi. Vì thế, việc tiêm vắc xin DPT không gây hại cho sức khỏe cả mẹ và em bé. Ngoài ra, thành phần uốn ván trong vắc xin DPT vẫn có tác dụng phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh như sử dụng vắc xin AT.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn yêu cầu Sở Y tế tổ chức theo dõi, tư vấn cho các bà mẹ đã tiêm vắc xin DPT, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm chủng trên địa bàn để hạn chế tối đa những sai sót trong qúa trình thực hành tiêm chủng.
Chỉ đạo các đơn vị truyền thông tại địa phương tăng cường công tác truyền thông để tránh gây hoang mang cho người dân, thông tin kịp thời cho người dân về các trường hợp phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng.
Được biết trong chiều nay (27/12) một đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ trực tiếp về Bắc Ninh kiểm tra sự việc tiêm nhầm vắc xin cho 31 sản phụ tại đây.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
>> Hơn 30 thai phụ bị tiêm nhầm vắc xin
Ngay sau khi xảy ra sự việc tiêm nhầm vắc xin DPT thay vì vắc xin AT cho 31 thai phụ tại xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tạm đình chỉ công tác đối với các cá nhân trực tiếp, gián tiếp có sai sót trong việc thực hiện tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm và xử lý nghiêm vi phạm này.
Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh yêu cầu Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Trưởng tạm phụ trách Trạm y tế xã Tương Giang, là người đã tiêm nhầm vắc xin cho 31 thai phụ hôm 20/12.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành về Tiêm chủng, Miễn dịch, Dị ứng, Sản khoa, Nhi khoa đã họp tham khảo ý kiến của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và kết luận việc tiêm chủng vắc xin DPT không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi vì đây là vắc xin bất hoạt và không gây dị dạng cho thai nhi. Vì thế, việc tiêm vắc xin DPT không gây hại cho sức khỏe cả mẹ và em bé. Ngoài ra, thành phần uốn ván trong vắc xin DPT vẫn có tác dụng phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh như sử dụng vắc xin AT.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn yêu cầu Sở Y tế tổ chức theo dõi, tư vấn cho các bà mẹ đã tiêm vắc xin DPT, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm chủng trên địa bàn để hạn chế tối đa những sai sót trong qúa trình thực hành tiêm chủng.
Chỉ đạo các đơn vị truyền thông tại địa phương tăng cường công tác truyền thông để tránh gây hoang mang cho người dân, thông tin kịp thời cho người dân về các trường hợp phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng.
Được biết trong chiều nay (27/12) một đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ trực tiếp về Bắc Ninh kiểm tra sự việc tiêm nhầm vắc xin cho 31 sản phụ tại đây.
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng.
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Tổn thương gây sẹo tiến triển ở phổi không hồi phục, nên bệnh nhân ngày càng khó thở. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.
Ai dễ mắc bệnh phổi kẽ?
Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ gồm các đối tượng sau đây: người đã và đang mắc một trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, Lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ, người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào...
Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp.
Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp.
Những người do nghề nghiệp hoặc bị ảnh hưởng của môi trường sống, tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo...
Hít phải các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường, bụi nấm mốc. Bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... Tuy nhiên, vẫn có bệnh nhân tự nhiên mắc bệnh mà không thể biết rõ nguyên nhân.
Làm sao phát hiện bệnh?
Bệnh nhân và những người trong nhóm dễ mắc bệnh nói trên, nếu tiến triển sang bệnh phổi kẽ sẽ có các biểu hiện như sau: khó thở và ho khan thường là dấu hiệu ban đầu, khó thở ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay vận động thể lực mức độ vừa và nặng.
Thường xuyên ho khan và thở khò khè kèm theo đau ngực. Khi bệnh đã tiến triển thời gian lâu, móng tay bệnh nhân có đường cong trên các đỉnh gọi là dấu hiệu (club). Nhìn chung các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân ngày càng bị khó thở, sau đó khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, ăn uống, đi lại.
Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ.
Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ.
Nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị khó thở là do bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Ở người bình thường, khi thở các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở.
Còn ở bệnh nhân viêm phổi kẽ, khi đã bị sẹo, hay tình trạng xơ hóa phổi, thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi và co giãn của nó bị hạn chế gây ra khó thở. Khi đó khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.
Trên phim chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Nội soi phế quản thấy tổn thương giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Trong xét nghiệm chức năng phổi (PFTs) hoặc cho bệnh nhân tập thể dục thử nghiệm sẽ thấy các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nặng lên khi hoạt động. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi.
Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; bệnh gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; tổ chức mô sẹo gây cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi, dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Điều trị rất khó khăn
Điều trị bệnh phổi kẽ thường rất khó khăn một khi các mô sẹo đã tiến triển không thể hồi phục. Để chống viêm nhằm giảm các triệu chứng bệnh cần dùng corticosteroid. Tuy nhiên, thuốc này rất khó cải thiện được chức năng phổi ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi.
Trong khi không nên dùng trong thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, làm chậm lành vết thương, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dùng azathioprine kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ.
Dùng ccetylcystein để làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Hoặc dùng anti - fibrotics để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Sử dụng ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải cho bệnh nhân.
Bệnh nhân bệnh phổi kẽ cần tập thở với sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng khó thở. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Biện pháp cấy ghép phổi được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.
Phòng bệnh vẫn là quan trọng
Bệnh phổi kẽ là một bệnh tiến triển chậm nhưng ngày càng nặng, không hồi phục, điều trị rất khó khăn, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả gồm: bỏ hút thuốc, sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi...
Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi. Những bệnh nhân đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Những vùng giá rét, bệnh nhân cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các triệu chứng bệnh tăng nặng.
Theo ThS. Nguyễn Thế Minh
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Tổn thương gây sẹo tiến triển ở phổi không hồi phục, nên bệnh nhân ngày càng khó thở. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.
Ai dễ mắc bệnh phổi kẽ?
Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ gồm các đối tượng sau đây: người đã và đang mắc một trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, Lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ, người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào...
Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp.
Tổn thương bệnh phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp.
Những người do nghề nghiệp hoặc bị ảnh hưởng của môi trường sống, tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo...
Hít phải các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường, bụi nấm mốc. Bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... Tuy nhiên, vẫn có bệnh nhân tự nhiên mắc bệnh mà không thể biết rõ nguyên nhân.
Làm sao phát hiện bệnh?
Bệnh nhân và những người trong nhóm dễ mắc bệnh nói trên, nếu tiến triển sang bệnh phổi kẽ sẽ có các biểu hiện như sau: khó thở và ho khan thường là dấu hiệu ban đầu, khó thở ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay vận động thể lực mức độ vừa và nặng.
Thường xuyên ho khan và thở khò khè kèm theo đau ngực. Khi bệnh đã tiến triển thời gian lâu, móng tay bệnh nhân có đường cong trên các đỉnh gọi là dấu hiệu (club). Nhìn chung các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân ngày càng bị khó thở, sau đó khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo, ăn uống, đi lại.
Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ.
Móng tay có đường cong trong bệnh phổi kẽ.
Nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị khó thở là do bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Ở người bình thường, khi thở các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở.
Còn ở bệnh nhân viêm phổi kẽ, khi đã bị sẹo, hay tình trạng xơ hóa phổi, thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi và co giãn của nó bị hạn chế gây ra khó thở. Khi đó khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.
Trên phim chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Nội soi phế quản thấy tổn thương giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Trong xét nghiệm chức năng phổi (PFTs) hoặc cho bệnh nhân tập thể dục thử nghiệm sẽ thấy các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nặng lên khi hoạt động. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi.
Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; bệnh gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; tổ chức mô sẹo gây cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi, dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Điều trị rất khó khăn
Điều trị bệnh phổi kẽ thường rất khó khăn một khi các mô sẹo đã tiến triển không thể hồi phục. Để chống viêm nhằm giảm các triệu chứng bệnh cần dùng corticosteroid. Tuy nhiên, thuốc này rất khó cải thiện được chức năng phổi ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi.
Trong khi không nên dùng trong thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây bệnh tăng nhãn áp, loãng xương, tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường, làm chậm lành vết thương, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dùng azathioprine kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ.
Dùng ccetylcystein để làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Hoặc dùng anti - fibrotics để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Sử dụng ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp ở buồng tim phải cho bệnh nhân.
Bệnh nhân bệnh phổi kẽ cần tập thở với sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng khó thở. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Biện pháp cấy ghép phổi được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.
Phòng bệnh vẫn là quan trọng
Bệnh phổi kẽ là một bệnh tiến triển chậm nhưng ngày càng nặng, không hồi phục, điều trị rất khó khăn, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả gồm: bỏ hút thuốc, sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi...
Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi. Những bệnh nhân đã trị liệu bức xạ, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Những vùng giá rét, bệnh nhân cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các triệu chứng bệnh tăng nặng.
Theo ThS. Nguyễn Thế Minh
- - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Bất ngờ kiểm tra cửa hàng, lực lượng chức năng bắt quả tang các nhân viên đang đóng dấu giả kiểm dịch trên từng con gà. Tiếp tục kiểm tra, lực lượng chức năng còn phát hiện các nhân viên đang bơm nước vào từng con gà để tăng trọng lượng rồi bán cho khách hàng.
Hà Nội: Bắt quả tang chủ kinh doanh bơm nước vào thịt gà
Lực lượng chức năng bắt quả tang các nhân viên của cơ sở kinh doanh gà thịt đang bơm nước vào từng con gà
Sáng nay, 27/12, Đội QLTT số 1, (Chi cục QLTT Hà Nội), phối hợp với đội 3, phòng 6, Cục Cảnh sát Môi trường (C49, Bộ CA), Đội Cảnh sát Môi trường (CA quận Hai Bà Trưng) và Chi cục Thú ý quận Hai Bà Trưng, tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh gà tại Lô 8, Lều 2, chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh - Trần Đình Hòa đang chỉ đạo nhân viên đóng dấu kiểm dịch giả trên từng con gà thịt để bán cho khách hàng.
Sau khi bơm nước vào, gà thịt có da căng, bắp to, rất bắt mắt người tiêu dùng
Sau khi bơm nước vào, gà thịt có da căng, bắp to, rất bắt mắt người tiêu dùng
Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra bên trong cơ sở chế biến thịt gà này và phát hiện các nhân viên đang tiến hành bơm nước vào từng con gà nhằm tăng trọng lượng và làm cho da, bắp gà căng lên để bắt mắt người tiêu dùng.
Số gà thịt sau khi được bơm nước được bày bán cho khách hàng
Số gà thịt sau khi được bơm nước được bày bán cho khách hàng
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ sản phẩm gà thịt, gà ác tiền, đùi gà, chim câu có trọng lượng nặng 514kg không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và không có giấy kiểm dịch.
Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản chủ kinh doanh với các hành vi vi phạm đồng thời tịch thu toàn bộ số hàng nói trên để xử lí theo quy định.
Số gà thịt được đóng dấu kiểm dịch giả vứt lăn lóc dưới sàn nhà mất vệ sinh
Số gà thịt được đóng dấu kiểm dịch giả vứt lăn lóc dưới sàn nhà mất vệ sinh - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Hà Nội: Bắt quả tang chủ kinh doanh bơm nước vào thịt gà
Lực lượng chức năng bắt quả tang các nhân viên của cơ sở kinh doanh gà thịt đang bơm nước vào từng con gà
Sáng nay, 27/12, Đội QLTT số 1, (Chi cục QLTT Hà Nội), phối hợp với đội 3, phòng 6, Cục Cảnh sát Môi trường (C49, Bộ CA), Đội Cảnh sát Môi trường (CA quận Hai Bà Trưng) và Chi cục Thú ý quận Hai Bà Trưng, tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh gà tại Lô 8, Lều 2, chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh - Trần Đình Hòa đang chỉ đạo nhân viên đóng dấu kiểm dịch giả trên từng con gà thịt để bán cho khách hàng.
Sau khi bơm nước vào, gà thịt có da căng, bắp to, rất bắt mắt người tiêu dùng
Sau khi bơm nước vào, gà thịt có da căng, bắp to, rất bắt mắt người tiêu dùng
Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra bên trong cơ sở chế biến thịt gà này và phát hiện các nhân viên đang tiến hành bơm nước vào từng con gà nhằm tăng trọng lượng và làm cho da, bắp gà căng lên để bắt mắt người tiêu dùng.
Số gà thịt sau khi được bơm nước được bày bán cho khách hàng
Số gà thịt sau khi được bơm nước được bày bán cho khách hàng
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ sản phẩm gà thịt, gà ác tiền, đùi gà, chim câu có trọng lượng nặng 514kg không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và không có giấy kiểm dịch.
Lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản chủ kinh doanh với các hành vi vi phạm đồng thời tịch thu toàn bộ số hàng nói trên để xử lí theo quy định.
Số gà thịt được đóng dấu kiểm dịch giả vứt lăn lóc dưới sàn nhà mất vệ sinh
Số gà thịt được đóng dấu kiểm dịch giả vứt lăn lóc dưới sàn nhà mất vệ sinh - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
hiều 27/12, Bộ Y tế và Sở Y tế Bắc Ninh đã tổ chức cuộc họp báo cáo khắc phục sự cố tiêm nhầm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Tương Giang, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Các chuyên gia đầu ngành tại cuộc họp tổ chức ở Bắc Ninh
Các chuyên gia đầu ngành tại cuộc họp tổ chức ở Bắc Ninh
Sai sót nghiêm trọng!
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, thẳng thắn thừa nhận, sự cố tiêm nhầm vắc xin DPT thay vì tiêm chủng vắc xin AT cho 31 phụ nữ có thai vào sáng 20/12 vừa qua tại Trạm y tế xã Tương Giang là một sai sót nghiêm trọng.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, cũng khẳng định, đây là một sự cố rất đáng tiếc, là sai sót nghiêm trọng gây mất lòng tin của người dân với ngành y tế nói chung, với công tác tiêm chủng mở rộng nói riêng.
“Sự việc 31 thai phụ bị tiêm nhầm vắc xin cho thấy nhân viên thực hiện tiêm chủng thiếu tinh thần trách nhiệm, lơ đãng, chủ quan, không tập trung vào công việc của mình.
Về nguyên tắc, trước khi tiêm cán bộ y tế cần phải kiểm tra đối chiếu rất kỹ về đối tượng tiêm, loại vắc xin, hạn sử dụng, liều tiêm, đường tiêm… để tránh xảy ra nhầm lẫn. Các khâu đối chiếu, kiểm tra đã bị bỏ qua dẫn đến sự cố đáng tiếc này.
Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra những sai sót như trên. Sự cố này là không thể chấp nhận được”, ông Hiển khẳng định.
Cụ thể, theo tường trình của cán bộ tiêm chủng sáng 20/12, đồng chí Phó trạm trưởng phụ trách Trạm Y tế Tương Giang là y sĩ Nguyễn Quyết Thắng thực hiện việc tiêm chủng này thay cho Trưởng trạm nghỉ do bố mất.
Theo lịch, sáng sẽ tiêm vắc xin BCG và AT và đã phân công cán bộ nào tiêm BCG thì chỉ tiêm BCG, cán bộ nào tiêm AT thì chỉ tiêm AT. Nhưng cán bộ y tế đã nhầm lẫn ngay từ khâu lấy vắc xin, dẫn đến việc thay vì lấy vắc xin AT đã lấy vắc xin DPT tiêm cho 31 thai phụ.
Và sự việc chỉ được phát hiện khi buổi tiêm chủng kết thúc, khi đang dọn dẹp, một cán bộ ở trạm y tế phát hiện 31 vỏ lọ vắc xin DPT, trong khi đây là buổi tiêm chủng vắc xin AT cho phụ nữ mang thai tại địa bàn.
Y sĩ Nguyễn Quyết Thắng cho biết sự nhầm lẫn này là do tất cả các loại vắc xin đều được túm lại trong một túi ni-lông và khi nhấc ra, phân bổ cho các bàn tiêm đã bị nhầm lẫn đáng tiếc này.
Trả lời câu hỏi vì sao lại cho tất cả vắc xin vào túi ni-lông, ông Nguyễn Văn Cường, Phó trưởng ban Quản lý tiêm chủng mở rộng, lý giải là nhằm ngăn hiện tượng “đổ mồ hôi” từ đá lạnh ngấm vào vỏ lọ vắc xin gây mờ các loại vỏ lọ này. Còn tuyệt đối không thể có chuyện cho vắc xin vào túi ni-lông mà không bảo quản trong tủ đá.
Mời chuyên gia đầu ngành khám cho các thai phụ
Ngay khi sự việc xảy ra, Sở Y tế đã lập hội đồng chuyên môn, mời các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế thuộc các lĩnh vực tiêm chủng mở rộng, sản phụ khoa, nhi khoa, miễn dịch dị ứng… dể đánh giá về nguy cơ của việc tiêm nhầm vắc xin. Các bằng chứng khoa học cho thấy vắc xin DPT không gây hại cho thai nhi và thai phụ và gia đình thì các thai phụ đã yên tâm, không có thắc mắc.
Vào ngày 23/12/2014, Sở Y tế Bắc Ninh đã mời PGS. TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh (BV Phụ sản T.Ư) trực tiếp khám, sàng lọc trước sinh cho các thai phụ tại Trạm Y tế Tương Giang. Trong tổng số 31 thai phụ tiêm vắc xin DPT thì có 29 thai phụ đến khám. Kết quả cho thấy các thai phụ và thai nhi tình trạng sức khỏe ổn định, không có bất thường.
Ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, cho biết, Sở Y tế cũng quyết định thành lập tổ tư vấn, theo dõi quản lý thai nghén cho các thai phụ này đến lúc sinh. Đến nay, sau 7 ngày tiêm vắc xin, tình trạng sức khỏe của các thai phụ và thai nhi đều ổn định.
Thai nhi trên 20 tuần tuổi không bị ảnh hưởng!
Phân tích về nguy cơ vắc xin DPT có thể gây độc cho thai phụ hay không, ông Hiển cho biết DPT là vắc xin kết hợp 3 thành phần kháng nguyên bất hoạt là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đây không phải là vắc xin sống nên không thể sinh sản và phát triển trong cơ thể con người và không thể truyền qua nhau thai.
Hơn nữa với những thai nhi đã trên 14 tuần đã qua thời kỳ thai nhi hoàn thiện và phát triển nếu có gì rất xấu xảy ra cũng không ảnh hưởng đến thai nhi, không gây dị dạng bẩm sinh. Nếu phản ứng sau tiêm xảy ra với bà mẹ giống như các bà mẹ như sưng đau, sốt nhẹ.
“Tại Hoa Kỳ, từ tháng 10/2014, ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ có thai trước đây không tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván nên được tiêm ở giai đoạn sau, từ tuần thứ 20 của thai kỳ, để truyền kháng thể thụ động đến thai nhi, trẻ sơ sinh nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ trong 3 tháng đầu đời, khi trẻ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin DPT”, ông Hiển cho biết. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Các chuyên gia đầu ngành tại cuộc họp tổ chức ở Bắc Ninh
Các chuyên gia đầu ngành tại cuộc họp tổ chức ở Bắc Ninh
Sai sót nghiêm trọng!
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, thẳng thắn thừa nhận, sự cố tiêm nhầm vắc xin DPT thay vì tiêm chủng vắc xin AT cho 31 phụ nữ có thai vào sáng 20/12 vừa qua tại Trạm y tế xã Tương Giang là một sai sót nghiêm trọng.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, cũng khẳng định, đây là một sự cố rất đáng tiếc, là sai sót nghiêm trọng gây mất lòng tin của người dân với ngành y tế nói chung, với công tác tiêm chủng mở rộng nói riêng.
“Sự việc 31 thai phụ bị tiêm nhầm vắc xin cho thấy nhân viên thực hiện tiêm chủng thiếu tinh thần trách nhiệm, lơ đãng, chủ quan, không tập trung vào công việc của mình.
Về nguyên tắc, trước khi tiêm cán bộ y tế cần phải kiểm tra đối chiếu rất kỹ về đối tượng tiêm, loại vắc xin, hạn sử dụng, liều tiêm, đường tiêm… để tránh xảy ra nhầm lẫn. Các khâu đối chiếu, kiểm tra đã bị bỏ qua dẫn đến sự cố đáng tiếc này.
Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra những sai sót như trên. Sự cố này là không thể chấp nhận được”, ông Hiển khẳng định.
Cụ thể, theo tường trình của cán bộ tiêm chủng sáng 20/12, đồng chí Phó trạm trưởng phụ trách Trạm Y tế Tương Giang là y sĩ Nguyễn Quyết Thắng thực hiện việc tiêm chủng này thay cho Trưởng trạm nghỉ do bố mất.
Theo lịch, sáng sẽ tiêm vắc xin BCG và AT và đã phân công cán bộ nào tiêm BCG thì chỉ tiêm BCG, cán bộ nào tiêm AT thì chỉ tiêm AT. Nhưng cán bộ y tế đã nhầm lẫn ngay từ khâu lấy vắc xin, dẫn đến việc thay vì lấy vắc xin AT đã lấy vắc xin DPT tiêm cho 31 thai phụ.
Và sự việc chỉ được phát hiện khi buổi tiêm chủng kết thúc, khi đang dọn dẹp, một cán bộ ở trạm y tế phát hiện 31 vỏ lọ vắc xin DPT, trong khi đây là buổi tiêm chủng vắc xin AT cho phụ nữ mang thai tại địa bàn.
Y sĩ Nguyễn Quyết Thắng cho biết sự nhầm lẫn này là do tất cả các loại vắc xin đều được túm lại trong một túi ni-lông và khi nhấc ra, phân bổ cho các bàn tiêm đã bị nhầm lẫn đáng tiếc này.
Trả lời câu hỏi vì sao lại cho tất cả vắc xin vào túi ni-lông, ông Nguyễn Văn Cường, Phó trưởng ban Quản lý tiêm chủng mở rộng, lý giải là nhằm ngăn hiện tượng “đổ mồ hôi” từ đá lạnh ngấm vào vỏ lọ vắc xin gây mờ các loại vỏ lọ này. Còn tuyệt đối không thể có chuyện cho vắc xin vào túi ni-lông mà không bảo quản trong tủ đá.
Mời chuyên gia đầu ngành khám cho các thai phụ
Ngay khi sự việc xảy ra, Sở Y tế đã lập hội đồng chuyên môn, mời các chuyên gia đầu ngành của Bộ Y tế thuộc các lĩnh vực tiêm chủng mở rộng, sản phụ khoa, nhi khoa, miễn dịch dị ứng… dể đánh giá về nguy cơ của việc tiêm nhầm vắc xin. Các bằng chứng khoa học cho thấy vắc xin DPT không gây hại cho thai nhi và thai phụ và gia đình thì các thai phụ đã yên tâm, không có thắc mắc.
Vào ngày 23/12/2014, Sở Y tế Bắc Ninh đã mời PGS. TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh (BV Phụ sản T.Ư) trực tiếp khám, sàng lọc trước sinh cho các thai phụ tại Trạm Y tế Tương Giang. Trong tổng số 31 thai phụ tiêm vắc xin DPT thì có 29 thai phụ đến khám. Kết quả cho thấy các thai phụ và thai nhi tình trạng sức khỏe ổn định, không có bất thường.
Ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, cho biết, Sở Y tế cũng quyết định thành lập tổ tư vấn, theo dõi quản lý thai nghén cho các thai phụ này đến lúc sinh. Đến nay, sau 7 ngày tiêm vắc xin, tình trạng sức khỏe của các thai phụ và thai nhi đều ổn định.
Thai nhi trên 20 tuần tuổi không bị ảnh hưởng!
Phân tích về nguy cơ vắc xin DPT có thể gây độc cho thai phụ hay không, ông Hiển cho biết DPT là vắc xin kết hợp 3 thành phần kháng nguyên bất hoạt là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đây không phải là vắc xin sống nên không thể sinh sản và phát triển trong cơ thể con người và không thể truyền qua nhau thai.
Hơn nữa với những thai nhi đã trên 14 tuần đã qua thời kỳ thai nhi hoàn thiện và phát triển nếu có gì rất xấu xảy ra cũng không ảnh hưởng đến thai nhi, không gây dị dạng bẩm sinh. Nếu phản ứng sau tiêm xảy ra với bà mẹ giống như các bà mẹ như sưng đau, sốt nhẹ.
“Tại Hoa Kỳ, từ tháng 10/2014, ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ có thai trước đây không tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván nên được tiêm ở giai đoạn sau, từ tuần thứ 20 của thai kỳ, để truyền kháng thể thụ động đến thai nhi, trẻ sơ sinh nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ trong 3 tháng đầu đời, khi trẻ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin DPT”, ông Hiển cho biết. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Đa số những hành động tán tỉnh, dành tặng nhau điều bất ngờ… đều bị các cặp đôi lãng quên. Và nếu bạn mong muốn tình cảm vợ chồng của mình luôn thăng hoa và thú vị thì hãy “bỏ túi” cho mình những lời khuyên sau nhé:
1. “Ta yêu nhau là bởi vì…”
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
Bạn nghĩ rằng đã là vợ chồng thì chẳng cần gì đến những lời yêu thương tình cảm ư? Bạn nhầm to rồi đấy, không nhất thiết phải thường xuyên nhưng thi thoảng những câu nói yêu vì điểm nổi bật, mặt tốt của nhau sẽ tạo được nhiều xúc tác, cảm giác gần gũi và giữ được “lửa” trong mối quan hệ của cả hai hơn. Một tin nhắn ngọt ngào hay món quà bất ngờ luôn là cách giúp tình yêu thêm thăng hoa.
2. “Hồi đó chúng ta thật dễ thương…”
Hãy cùng gợi lại ký ức của thuở ban đầu, ngày mới hẹn hò nào… Điều này giúp bạn và chàng nhớ lại những ngày tháng ngọt ngào, cũng như khó khăn đã cùng vượt qua để đến được với nhau thư thế nào. Phải chăng khi nghĩ lại những điều ấy, bạn càng thấy yêu chàng nhiều hơn?
3. “Tối nay mình hẹn hò nhé!”
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
(Internet)
Sự lãng mạn và một chút bất ngờ luôn là viên than hồng gợi lửa cho một mối quan hệ đang dần nguội lạnh. Bạn có thể tự chủ động hoặc thủ thỉ với chàng về một buổi tối hẹn hò, ăn uống bên ngoài. Dù biết rằng công việc, chuyện gia đình khiến cả hai luôn bận rộn nhưng nên dành ra một ngày rảnh rỗi trong tháng để tình cảm vợ chồng được hâm nóng hơn, bạn nhé!
4. Chấp nhận và thay đổi cùng nhau theo chiều hướng tốt
Trước và sau khi cưới bạn thấy chàng đã khác? Đừng vội thất vọng và đổ lỗi cho chồng, con người không ai có thể sống mãi mãi duy nhất “một phiên bản” trong suốt cuộc đời. Bạn cần phải chấp nhận điều này, chia sẻ quan điểm của bản thân với chồng về những điều tích cực và mặt hạn chế về sự thay đổi ấy. Đồng thời, bạn cũng cần điểu chỉnh mình để cuộc sống hôn nhân không gặp quá nhiều khó khăn về bất đồng tư tưởng.
5. Luôn lắng nghe và chia sẻ
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
(Internet)
Nếu bạn muốn chồng hiểu mình hơn, hãy nói ra suy nghĩ bản thân, cũng như lắng nghe những gì chồng nói. Đây là phương pháp hai chiều giúp hai bạn nhanh chóng tìm được cách giải quyết cho mọi vấn đề. Không có gì nguy hiểm hơn bằng việc dồn nén, ủ lại những bực tức, ấm ức quá lâu cho đến khi “giọt nước làm tràn ly” – những điều đó sẽ trở thành con dao nhọn hau lưỡi đâm vào đối phương và làm đau chính bạn đấy. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
1. “Ta yêu nhau là bởi vì…”
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
Bạn nghĩ rằng đã là vợ chồng thì chẳng cần gì đến những lời yêu thương tình cảm ư? Bạn nhầm to rồi đấy, không nhất thiết phải thường xuyên nhưng thi thoảng những câu nói yêu vì điểm nổi bật, mặt tốt của nhau sẽ tạo được nhiều xúc tác, cảm giác gần gũi và giữ được “lửa” trong mối quan hệ của cả hai hơn. Một tin nhắn ngọt ngào hay món quà bất ngờ luôn là cách giúp tình yêu thêm thăng hoa.
2. “Hồi đó chúng ta thật dễ thương…”
Hãy cùng gợi lại ký ức của thuở ban đầu, ngày mới hẹn hò nào… Điều này giúp bạn và chàng nhớ lại những ngày tháng ngọt ngào, cũng như khó khăn đã cùng vượt qua để đến được với nhau thư thế nào. Phải chăng khi nghĩ lại những điều ấy, bạn càng thấy yêu chàng nhiều hơn?
3. “Tối nay mình hẹn hò nhé!”
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
(Internet)
Sự lãng mạn và một chút bất ngờ luôn là viên than hồng gợi lửa cho một mối quan hệ đang dần nguội lạnh. Bạn có thể tự chủ động hoặc thủ thỉ với chàng về một buổi tối hẹn hò, ăn uống bên ngoài. Dù biết rằng công việc, chuyện gia đình khiến cả hai luôn bận rộn nhưng nên dành ra một ngày rảnh rỗi trong tháng để tình cảm vợ chồng được hâm nóng hơn, bạn nhé!
4. Chấp nhận và thay đổi cùng nhau theo chiều hướng tốt
Trước và sau khi cưới bạn thấy chàng đã khác? Đừng vội thất vọng và đổ lỗi cho chồng, con người không ai có thể sống mãi mãi duy nhất “một phiên bản” trong suốt cuộc đời. Bạn cần phải chấp nhận điều này, chia sẻ quan điểm của bản thân với chồng về những điều tích cực và mặt hạn chế về sự thay đổi ấy. Đồng thời, bạn cũng cần điểu chỉnh mình để cuộc sống hôn nhân không gặp quá nhiều khó khăn về bất đồng tư tưởng.
5. Luôn lắng nghe và chia sẻ
5 cách nuôi dưỡng hôn nhân bạn nên biết
(Internet)
Nếu bạn muốn chồng hiểu mình hơn, hãy nói ra suy nghĩ bản thân, cũng như lắng nghe những gì chồng nói. Đây là phương pháp hai chiều giúp hai bạn nhanh chóng tìm được cách giải quyết cho mọi vấn đề. Không có gì nguy hiểm hơn bằng việc dồn nén, ủ lại những bực tức, ấm ức quá lâu cho đến khi “giọt nước làm tràn ly” – những điều đó sẽ trở thành con dao nhọn hau lưỡi đâm vào đối phương và làm đau chính bạn đấy. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Hơn 9 giờ tối máy bay mới hạ cánh. Anh thấy rõ chị đi cùng một người đàn ông bảnh bao, họ cùng xếp hành lý vào một xe và cùng đẩy qua cửa kiểm soát. Cái cách họ đối xử với nhau biểu lộ một sự quan tâm và… tình tứ nữa khiến tim anh thắt lại.
Chị báo tin sẽ về nước trong dịp Giáng sinh làm anh và đứa con gái rất vui. Đã gần 3 năm chị xa nhà đi tu nghiệp ở nước ngoài, giờ thì gia đình sẽ sum họp trong dịp lễ Noel và đón năm mới dương lịch. Chuyến bay của chị hạ cánh ở Nội Bài đúng tối 24 và chị dặn đi dặn lại anh là ở nhà chuẩn bị đón Giáng sinh chứ không phải ra sân bay đón chị. Anh thì không muốn thế, dọn dẹp nhà cửa xong, hai bố con lên sân bay từ chiều.
Hơn 9 giờ tối máy bay mới hạ cánh. Anh thấy rõ chị đi cùng một người đàn ông bảnh bao, họ cùng xếp hành lý vào một xe và cùng đẩy qua cửa kiểm soát. Cái cách họ đối xử với nhau biểu lộ một sự quan tâm và… tình tứ nữa khiến tim anh thắt lại. Con bé xa mẹ lâu ngày nên chưa nhận ra mẹ là ai thì anh đã vội vã bảo nó là về thôi, mẹ không đi chuyến này.
Hai bố con về nhà chừng hơn nửa tiếng thì chị cũng về đến nơi. Tiệc Giáng sinh được dọn ra thịnh soạn nhưng không khí thì có vẻ gượng gạo. Trong khi chị rất vui vì được gặp chồng con thì anh lại có vẻ trầm tư, chỉ ra sức uống rượu. Con bé thường ngày vẫn gặp mẹ trên mạng nhưng khi mẹ bằng xương bằng thịt hiện diện thì nó có vẻ e sợ và cứ bám lấy bố. Anh lấy cớ đó ôm con gái đi ngủ và không trở lại phòng của vợ chồng. Nửa đêm chị qua phòng con, khẽ lay anh nhưng anh vờ ngủ say nên chị đành trở ra.
Sự ân hận của anh chồng ghen tuông mù quáng
Những ngày tiếp sau, anh không tỏ thái độ vui buồn hay giận dữ, chỉ giữ một khoảng cách với vợ, cần thiết lắm thì mới nói. Anh đi làm đến tối mới về và kiếm cớ để xa vợ. Khi con bé đã quen với chị thì nó nói cho chị biết hai bố con ra sân bay đón mẹ mà không gặp. Lập tức chị hiểu ra vấn đề, anh đã chứng kiến chị đi với người đàn ông kia và có lý do để nghi ngờ.
Nhân ngày Tết dương lịch, chị mời vợ chồng anh bạn kia đến chơi nhà nhưng khi thấy anh ta xuất hiện ở nhà mình thì chồng chị lấy lý do có việc bận đột xuất và cáo lỗi đi ra khỏi nhà. Việc chứng minh quan hệ của mình là “trong sáng” qua việc tiếp xúc với vợ chồng người ấy để anh qua đó mà biết được với chồng bị thất bại, chị phải tìm cách khác.
Đêm đó, đợi con bé ngủ chị mới đề nghị anh cùng ngồi nói chuyện. Chị nói là cái người đi cùng chị ở sân bay chỉ là bạn học cùng, kém xa tuổi chị, vẫn xưng hô với nhau là chị em. Cái việc một người đàn ông quan tâm giúp đỡ phụ nữ và có những cử chỉ thân thiện ở phương Tây là chuyện bình thường. Người mình sống lâu ở đó cũng “nhiễm” tính cách này!
Anh chỉ lẳng lặng nghe mà không nói năng gì, vẫn giữ một thái độ xa cách với vợ và vào ngủ với con bé. Kỳ nghỉ phép của chị sắp kết thúc, anh bảo phải đi công tác xa, khi nào chị đi thì gọi cô giúp việc quen đến trông con bé và trông nhà. Chị ngỡ anh dọa chị, nhưng anh đi thật.
Anh rất ngỡ ngàng sau 10 ngày đi công tác về vẫn thấy chị ở nhà. Không đợi anh hỏi, chị nói ngay rằng chị không tiếp tục đi tu nghiệp nữa mà ở nhà. Chị không còn có cách chứng minh nào khác về tình yêu của chị dành cho hai bố con và chị cũng không đánh đổi bất cứ thứ gì, kể cả sự nghiệp, với hạnh phúc gia đình. Anh cảm thấy ân hận, ra sức thuyết phục chị trở lại học cho hết khóa nhưng ý chị đã quyết, không làm sao lay chuyển được. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Chị báo tin sẽ về nước trong dịp Giáng sinh làm anh và đứa con gái rất vui. Đã gần 3 năm chị xa nhà đi tu nghiệp ở nước ngoài, giờ thì gia đình sẽ sum họp trong dịp lễ Noel và đón năm mới dương lịch. Chuyến bay của chị hạ cánh ở Nội Bài đúng tối 24 và chị dặn đi dặn lại anh là ở nhà chuẩn bị đón Giáng sinh chứ không phải ra sân bay đón chị. Anh thì không muốn thế, dọn dẹp nhà cửa xong, hai bố con lên sân bay từ chiều.
Hơn 9 giờ tối máy bay mới hạ cánh. Anh thấy rõ chị đi cùng một người đàn ông bảnh bao, họ cùng xếp hành lý vào một xe và cùng đẩy qua cửa kiểm soát. Cái cách họ đối xử với nhau biểu lộ một sự quan tâm và… tình tứ nữa khiến tim anh thắt lại. Con bé xa mẹ lâu ngày nên chưa nhận ra mẹ là ai thì anh đã vội vã bảo nó là về thôi, mẹ không đi chuyến này.
Hai bố con về nhà chừng hơn nửa tiếng thì chị cũng về đến nơi. Tiệc Giáng sinh được dọn ra thịnh soạn nhưng không khí thì có vẻ gượng gạo. Trong khi chị rất vui vì được gặp chồng con thì anh lại có vẻ trầm tư, chỉ ra sức uống rượu. Con bé thường ngày vẫn gặp mẹ trên mạng nhưng khi mẹ bằng xương bằng thịt hiện diện thì nó có vẻ e sợ và cứ bám lấy bố. Anh lấy cớ đó ôm con gái đi ngủ và không trở lại phòng của vợ chồng. Nửa đêm chị qua phòng con, khẽ lay anh nhưng anh vờ ngủ say nên chị đành trở ra.
Sự ân hận của anh chồng ghen tuông mù quáng
Những ngày tiếp sau, anh không tỏ thái độ vui buồn hay giận dữ, chỉ giữ một khoảng cách với vợ, cần thiết lắm thì mới nói. Anh đi làm đến tối mới về và kiếm cớ để xa vợ. Khi con bé đã quen với chị thì nó nói cho chị biết hai bố con ra sân bay đón mẹ mà không gặp. Lập tức chị hiểu ra vấn đề, anh đã chứng kiến chị đi với người đàn ông kia và có lý do để nghi ngờ.
Nhân ngày Tết dương lịch, chị mời vợ chồng anh bạn kia đến chơi nhà nhưng khi thấy anh ta xuất hiện ở nhà mình thì chồng chị lấy lý do có việc bận đột xuất và cáo lỗi đi ra khỏi nhà. Việc chứng minh quan hệ của mình là “trong sáng” qua việc tiếp xúc với vợ chồng người ấy để anh qua đó mà biết được với chồng bị thất bại, chị phải tìm cách khác.
Đêm đó, đợi con bé ngủ chị mới đề nghị anh cùng ngồi nói chuyện. Chị nói là cái người đi cùng chị ở sân bay chỉ là bạn học cùng, kém xa tuổi chị, vẫn xưng hô với nhau là chị em. Cái việc một người đàn ông quan tâm giúp đỡ phụ nữ và có những cử chỉ thân thiện ở phương Tây là chuyện bình thường. Người mình sống lâu ở đó cũng “nhiễm” tính cách này!
Anh chỉ lẳng lặng nghe mà không nói năng gì, vẫn giữ một thái độ xa cách với vợ và vào ngủ với con bé. Kỳ nghỉ phép của chị sắp kết thúc, anh bảo phải đi công tác xa, khi nào chị đi thì gọi cô giúp việc quen đến trông con bé và trông nhà. Chị ngỡ anh dọa chị, nhưng anh đi thật.
Anh rất ngỡ ngàng sau 10 ngày đi công tác về vẫn thấy chị ở nhà. Không đợi anh hỏi, chị nói ngay rằng chị không tiếp tục đi tu nghiệp nữa mà ở nhà. Chị không còn có cách chứng minh nào khác về tình yêu của chị dành cho hai bố con và chị cũng không đánh đổi bất cứ thứ gì, kể cả sự nghiệp, với hạnh phúc gia đình. Anh cảm thấy ân hận, ra sức thuyết phục chị trở lại học cho hết khóa nhưng ý chị đã quyết, không làm sao lay chuyển được. - - Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến - - Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Related Pots
Chàng quan tâm đến từng thay đổi nhỏ trong cuộc sống của bạn, hay thường nhắn tin gọi điện chỉ để biết bạn đang làm gì...
Những cuộc điện thoại của chàng đôi khi chỉ để nói "Chhào em. Em đang làm gì vậy?".
Mọi sự kiện quan trọng của chàng, bạn đều được chia sẻ, mời đến.
Dù không thích, chàng vẫn kiên nhẫn xem hết mọi bộ phim tình cảm sướt mướt với bạn.
Chàng thân thiện với hầu hết thành viên trong gia đình bạn.
Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến none; font-size: 0px; height: auto !important; margin: 0px 0px 10px; max-width: 470px !important; outline: none 0px; padding: 0px; vertical-align: middle;" type="photo" />
Cả hai cùng đi dạo thong thả dù trận bóng yêu thích của chàng đang diễn ra.
Mua cho bạn những món quà dễ thương là niềm vui của chàng.
Cố tình chạm vào tay bạn khi có cơ hội.
Chấp nhận là “bao cát” để bạn trút cơn giận bất cứ lúc nào.
Dù khó khăn, vui vẻ hay thành công, bạn luôn thấy chàng xuất hiện bên bạn.
Chàng luôn để ý tới từng thay đổi nhỏ của bạn.