Bộ Y tế - Tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) vừa thông báo về chương trình phẫu thuật miễn phí tại Hà Nội và TP.HCM cho trẻ dị tật sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 3-2015. Dự kiến ở mỗi nơi, chương trình sẽ phẫu thuật cho khoảng 60 bệnh nhân.
Trẻ phẫu thuật sứt môi cần được ít nhất 6 tháng tuổi, nặng từ 8 kg trở lên. Trẻ bị khe hở hàm ếch phải được ít nhất 18 tháng tuổi, nặng từ 10-12 kg trở lên. Tất cả các trẻ không có bệnh bẩm sinh như bệnh tim, động kinh, thần kinh... và không bị ốm, sốt hoặc viêm nhiễm trong thời điểm đi khám.
Tất cả các ca phẫu thuật sẽ được thực hiện miễn phí. Bệnh nhi còn được hỗ trợ đi lại, ăn uống. Tại TP.HCM, chương trình sẽ được thực hiện ở Bệnh viện ĐH Y dược từ ngày 14 đến 20-3, và ở Bệnh viện Hữu nghị VN - Cuba từ ngày 23 đến 27-3 tại Hà Nội.


Mọi đăng ký có thể liên lạc Operation Smile theo số 090 488 5555 hoặc 04 3936 5426 (Hà Nội) hoặc 08 2222 1008 (TP.HCM).
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa sau hơn 5 năm xây dựng.


Bệnh viện Bà Rịa được khởi công vào ngày 19-8-2009, với tổng diện tích hơn 73.000m2 ở phường Long Tâm, TP Bà Rịa. Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước với 37 khoa, phòng cùng nhiều trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện được tổ chức thành 5 phân khu, trong đó có khu điều trị nội trú và các khoa kỹ thuật nghiệp vụ, khu pháp y... Bệnh viện được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân và các tỉnh trong khu vực lân cận.
Bộ Y tế: Lợi ích của ăn chay? Ăn chay là một trong cách ăn uống khoa học và lành mạnh. Ăn chay có nhiều lợi ích sức khỏe mà có thể bạn không nghĩ tới.

7 lợi ích không ngờ của ăn chay
Dưới đây là 7 lợi ích ăn chay mà bạn không ngờ tới:
1. Ăn chay giúp giảm cân
 Ăn chay cho phép cơ thể đốt cháy các tế bào chất béo một cách nhanh chóng. Bởi ăn chay tức là cơ thể chỉ được cung cấp nước, caffein và các loại trà thảo dược giúp giữ cơ thể ngậm nước và thải chất độc, chất thải và trọng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Khi cơ thể đói, cơ thể sẽ dùng tới chất béo được lưu trữ trong cơ thể để tăng cường sinh lực giúp các cơ quan trong cơ thể duy trì hoạt động.
2. Ăn chay cải thiện mức độ insulin
 Mức độ insulin có thể ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe con người. Ăn chay có thể giúp làm giảm sự nhạy cảm insulin và giúp cơ thể hấp thu glucose từ máu đúng cách. Nó cũng có thể cân bằng lượng insulin và ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường.
3. Ăn chay tăng cường quá trình trao đổi chất
 Khi quá trình trao đổi diễn ra chất chậm chạp và không hoạt động đúng cách khiến trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm bất thường, bạn có thể giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng cách sử dụng phương pháp nhịn ăn. Bằng cách này, sau quá trình nhịn ăn, hệ thống trao đổi chất có thể hoạt động tốt và giúp sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể để tái tạo năng lượng có hiệu quả, khiến chúng không bị tích trữ trong cơ thể gây tăng hoặc giảm cân không kiểm soát
4. Ăn chay ngăn chặn béo phì
 Nếu bạn cảm thấy đói ngay sau khi ăn, điều này có thể là tín hiệu sai, bởi vì các yếu tố kích thích hoạt động không đúng, tạo ra mô hình ăn uống quá mức. Ăn chay có thể giúp cân bằng các hormone và cải thiện tình trạng "đói giả", do đó bạn chỉ cảm thấy đói khi cơ thể của bạn thực sự cần được nuôi dưỡng. Ăn khi không đói, không có nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
5. Ăn chay cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch
 Nhịn ăn để tăng cường hệ thống miễn dịch hoạt động, vì ăn ít làm giảm số lượng tế bào gốc tự do trong cơ thể có thể gây ra sự hình thành tế bào ung thư và các bệnh viêm nhiễm.
6. Ăn chay cải thiện chức năng não
 Đôi khi các chức năng não hoạt động kém bởi bị nhiễm chất độc từ thực phẩm. Ăn chay có thể giúp làm sạch cơ thể bằng cách loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng não, giúp tư duy tốt hơn và tâm trạng tốt hơn.
7. Ăn chay chữa lành da tự nhiên
 Đôi khi da bị mụn trứng cá, mụn và các rối loạn khác vì những thực phẩm chúng ta ăn. Ăn chay có thể giúp cải thiện da, giúp da sáng và tươi trẻ hơn.

Vân Anh / Suckhoegiadinh.com.vn
Bộ Y tế: Hạt hướng dương được rất nhiều người ưa chuộng và có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại hạt này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng.

Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Theo tờ tvr-life.ru của Nga, một hạt hướng dương chứa rất nhiều chất hữu dụng và cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, loại hạt này giàu vitamin A,B, C, D, E hỗ trợ hoạt động của con người, bổ sung các thành phần máu và thúc đẩy hấp thụ canxi cho cơ thể.
Các loại vitamin A, C và E trong hạt hướng dương còn giúp hạ cholesterol, cải thiện và làm đẹp làn da, tăng cường sức sống cho tóc, và ngăn ngừa lão hóa.
Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như natri, phốt pho, i-ốt, silic, magiê, canxi, sắt, selen, kẽm. Các khoáng chất này mang đến nhiều tác dụng có lợi cho các cơ quan trong cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm, kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng gan.
Trong hạt hướng dương cũng chứa nhiều magie rất cần thiết cho hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Các axit béo chứa trong loại hạt này cũng là một phần thiết yếu của màng tế bào và cấu trúc não.
Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt ưu điểm, tờ báo này cũng đưa ra rất nhiều tác hại không ngờ từ loại hạt thông dụng được rất nhiều người ưa chuộng.
Với hàm lượng chất béo lớn, hạt hướng dương cung cấp lượng calo đáng kể. Cụ thể, 100 gr hướng dương chứa 520 kilo calo, tương đương với vài miếng thịt lợn nướng, hay một chiếc bánh mì hoặc thanh sô cô la. Vì vậy loại hạt này đặc biệt ảnh hưởng đến những người muốn giảm cân và đang áp dụng chế độ ăn kiêng giảm béo.
Với loại vỏ cứng, cắn hạt hướng dương còn có thể gây phá huỷ men, tạo thành cao răng, làm cho bộ nhai yếu và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nha chu.
Hạt hướng dương còn chứa nhiều thành phần độc hại như cadmium. Theo thời gian, các chất dinh dưỡng trong hạt sẽ bị phá hủy, chuyển hóa và tích lũy thành chất độc hại. Vì thế khi ăn nhiều hạt hướng dương cũ, bạn có nguy cơ gia tăng chất cadmium trong cơ thể, gây ra các bệnh nghiêm trọng về thận và hệ thần kinh.
Còn theo tờ ladyeve.ru, người ăn nhiều hạt hướng dương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thanh âm, cổ họng bám bụi dẫn đến làm khản giọng, mất tiếng, gây khó khăn trong giao tiếp. Loại hạt này còn gây ra các hiện tượng ợ nóng, tăng cường nguy cơ viêm ruột và rất có hại cho hệ thần kinh.
Minh Châu / News.zing.vn
Bộ Trưởng Bộ Y tế: Bạn có biết rằng, dáng đi thể hiện sức khỏe của bạn. Có thể nhìn dáng đi để đoán biết sức khỏe - đó là nhận định từ các chuyên gia sau một quá trình nghiên cứu về vấn đề này.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Tư thế đi có liên quan đến mức độ đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể bao gồm tay, lưng, xương chậu, hông, đầu gối, bắp chân, các cơ gân kheo và bàn chân nhằm giữ thăng bằng khi bạn bước về phía trước.
Một sự cố "kỹ thuật" nhỏ xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bạn. Vì vậy, chỉ cần hiểu rõ những dấu hiệu dưới đây qua dáng đi, bạn có thể biết được mình đang không khỏe ở vị trí nào trên cơ thể.
1. Bước chân phát ra âm thanh có thể là dấu hiệu cho thấy não đang gặp rắc rối
Đi bộ là một khả năng được não kiểm soát. Để đẩy cơ thể tiến về phía trước, não sẽ gửi và nhận hàng ngày tín hiệu thông qua các dây thần kinh ở cột sống truyền xuống các điểm thần kinh ở lòng bàn chân. Để biết được mình có đang đi bộ đúng cách hay không, bạn cần lắng nghe âm thanh của chân khi tiếp đất. Một cuộc tiếp đất êm ái, không để lại bất kỳ tiếng động nào không chỉ tốt cho đầu gối các các khớp ở hông, mà còn chứng tỏ sự khỏe mạnh của não.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Do đó, cần quan tâm đến những âm thanh phát ra bất thình lình ở chân trong lúc đi bộ. Dáng đi phát ra tiếng kêu cho thấy sự phối hợp cơ bắp giữa não và các điểm thần kinh ở bàn chân đang gặp trục trặc.
Cách khắc phục: cần đến khám tại các chuyên khoa về thần kinh để được kiểm tra chính xác nguyên nhân cũng như được tư vấn đề cách chữa trị tốt nhất.
2. Tư thế lắc lư là dấu hiệu của bệnh loãng xương
Nếu có cảm giác nặng nề ở một bên cơ thể khi nhấc bàn chân còn lại lên khỏi mặt đất trong lúc di chuyển, bạn có thể đang bị loãng xương ở khớp gối. Phần sụn của khớp gối có thể đã bị mòn do quá trình lão hóa.
Cách khắc phục: giảm cân là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng bạn bước đi trong tư thế lắc lư, đồng thời cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị loãng xương ở khớp gối.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

3. Dáng đi quá nẩy sẽ gây khó khăn cho các cơ ở bắp chân
Động tác tiếp đất của bàn chân được hoàn thành bởi các ngón chân. Tại vị trí này, các cơ của bắp chân được kéo căng để đẩy cơ thể về phía trước. Nếu các cơ bắp chân thắt quá chặt, việc tiếp đất sẽ gặp khó khăn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng tình trạng cơ bắp chân thắt chặt có thể là hệ quả của những lỗi xảy ra khi bàn chân tiếp đất như mang giày cao gót thường xuyên hoặc không dành đủ thời thời gian kéo duỗi cơ trước hoặc sau khi tập thể thao.
Cách khắc phục: thắt chặc cơ bắp chân có thể làm đầu gối và mắt cá chân bị tổn thương khi các bước di chuyển bị thay đổi. Bạn nên cố đứng thẳng để kéo giãn cơ bắp chân, bắt đầu bằng việc bước rộng và chồm người về phía trước. Có thể vịn tay vào tường để giữ thăng bằng. Với tư thế đứng chân trước, chân sau rồi nhẹ nhàng chuyển trọng tâm dần lên chân trước cho đến khi bạn cảm thấy phần cơ bắp chân của chân sau đã căng thì bắt đầu đổi trọng tâm trở lại.
4. Hạn chế đánh tay để không gây rắc rối cho thắt lưng
Rất khó để hạn chế thói quen đánh tay khi di chuyển, nhưng bạn cần tập thói quen chỉ chuyển động phần xương chậu và chân về phía trước thay vì đung đưa tay lên xuống quá nhiều. Bởi vì đánh tay giúp bạn tiết kiệm được những chuyển động và giúp chúng ta đi nhanh hơn do chúng tạo cân bằng cho trọng lượng cơ thể trên hai chân. Nhưng nếu cứ để hai tay chuyển động tự do thì phần thân phía trên sẽ xoay thường xuyên qua lại theo hai tay trong khi xương chậu lại xoay theo hướng ngược lại. Khi hai phần cơ thể xoay theo hai hướng đối nghịch nhau, phần thắt lưng sẽ là vị trí bị tổn thương nhiều nhất.
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Cách khắc phục: những người thường xuyên đi lại bằng các phương tiện công cộng trong thời gian dài và người làm văn phòng phải ngồi nhiều thường phàn nàn về những cơn đau ở vùng thắt lưng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dành khoảng 2 phút nghỉ ngơi và đi dạo sau khoảng 30 phút làm căng thẳng.
Bên cạnh đó, trọng lượng dư thừa ở vùng bụng đã tạo áp lực kéo xương chậu hướng về phía trước, gây căng thẳng cho vùng thắt lưng. Hãy ngồi đúng tư thế và giữ sức khỏe cho lưng bằng việc vận động cơ thể thường xuyên.
5. Những nốt sưng tấy trên ngón chân do dáng đi quá thẳng khi mang giày cao gót
Không có khả năng đẩy áp lực xuống các ngón chân khi bàn chân tiếp đất là hệ quả của dáng đi quá thẳng do mang giày cao gót hoặc giày mũi quá hẹp. Đây cũng là nguyên nhân khiến các ngón chân của bạn dễ bị sưng phồng hoặc nổi bọng nước. Tình trạng này sẽ xảy ra khi trọng lượng cơ thể phân bố không đều trên các khớp của ngón chân. Áp lực của các bước chân khiến khớp không vững và bị lồi ra bên dưới hình dáng bình thường của bàn chân.
Cách khắc phục: Khi bị phồng, giộp ở chân, bạn nên mang những đôi giày thoải mái. Giày cao gót và giày có mũi quá hẹp thường khiến trọng lượng cơ thể phân bố không đồng đều trong mỗi bước chân, dẫn tới việc chân bị phồng, giộp, thậm chí gây biến dạng các ngón chân.
6. Sải bước chân ngắn do gân kheo bị căng
Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến

Khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất, đầu gối phải nằm trên một đường thẳng cùng với đùi và xương cẳng chân. Phần cơ ở gân kheo thắt quá chặt (bạn sẽ có cảm giác phần phía sau của chân, nằm ngay trên gót chân bị căng) sẽ khiến đầu gối bị cong nhẹ khi bước, làm hạn chế động tác dài của sải bước chân xuống còn phân nửa. Các chuyên gia về xương khớp cho rằng tình trạng gân kheo bị thắt chặt là hệ quả của lối sống thụ động. Ngồi quá nhiều là nguyên nhân khiến gân kheo mất đi độ dẻo dai và có thể bị rách.
Cách khắc phục: những người mắc bệnh này thường bị đau vùng thắt lưng. Những động tác kéo giãn gân kheo có thể giúp làm giảm các cơn đau thắt lưng lan rộng, đồng thời giúp bạn sải bước đúng cách hơn.
Bài tập kéo giãn gân kheo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần ngồi bệt xuống sàn nhà, xoạc chân phải thẳng về phía trước mặt rồi gập gối bên trái, đưa lòng bàn chân trái áp vào mặt trong của đùi bên phải. Tiếp tục co chân phải, kéo sát vào người và giữ lưng thẳng trong vòng 30 giây rồi mới đổi bên.

Phunuonline.com.vn

Tết đến xuân về, ai cũng nô nức đón chờ và chuẩn bị cho Tết thật rộn ràng, vui vẻ, trong mọi vật chất để dùng cho ngày Tết thì nên chuẩn bị một số thuốc để dự phòng.

Nên chuẩn bị loại thuốc
gì?
Nên chuẩn bị loại thuốc gì?
Mọi người đều biết, trong những ngày vui xuân đón Tết không ai muốn làm phiền hàng xóm và càng không muốn gõ cửa phòng khám, cửa hàng bán dược phẩm. Để yên tâm, mỗi gia đình nên lưu ý một số điều để những ngày vui xuân đón Tết được vui vẻ, yên tâm. Với những người mắc bệnh mạn tính đã được xác định cần chuẩn bị đủ các loại thuốc cần thiết, nếu để thiếu thuốc bệnh sẽ tăng lên, đôi khi còn gây nguy hiểm.
Thuốc dùng cho bệnh mạn tính là thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đã được dùng hằng ngày, ví dụ bệnh tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh xương khớp, bệnh gút...
Trong những ngày Tết, với các bệnh mạn tính có liên quan đến chế độ ăn uống, càng cần có thuốc để uống một cách đều đặn, tuyệt đối không được bỏ hoặc dùng không thường xuyên do thiếu thuốc.
Ví dụ, bệnh đái tháo đường, trong những ngày Tết, do chế độ ăn uống không được kiểm soát nghiêm túc có thể làm cho đường huyết tăng cao và nguy cơ gây hôn mê rất có thể xảy ra. Hơn nữa, những ngày Tết, mấy ai lại nhắc nhở người có bệnh là ăn nhiều hay ăn ít, uống nhiều hay đừng uống, bởi vì thường có câu "no 3 ngày Tết".
Những ngày Tết thường làm đảo lộn nhịp sống thường ngày, ngoài ăn uống không điều độ, ăn nhiều bữa, không kiêng khem được, nhất là bánh ngọt, nước ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lại quên uống thuốc hoặc hết thuốc càng làm cho đường huyết tăng cao đột biến.
Với người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì trong những ngày Tết cũng nên chuẩn bị thuốc giảm huyết áp một cách đầy đủ, nếu thiếu thuốc sẽ làm cho huyết áp tăng đột biến, thậm chí xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp tính có thể đưa đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Điều đáng lưu ý là thuốc làm giảm huyết áp cần chuẩn bị đủ các thuốc đã được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và đang dùng hằng ngày, không nên quá lo lắng cho những ngày Tết mà tự mua thêm các loại khác khi không có trong đơn của bác sĩ. Bởi lẽ là thuốc làm giảm huyết áp, gần như loại nào cũng có tác dụng phụ, vì vậy đang dùng một loại nào đó không có tác dụng phụ và duy trì được huyết áp ổn định thì không nên mua dự phòng thêm một loại khác.
Ngày Tết, chắc chắn việc ăn uống sẽ có nhiều thay đổi (cả về lượng, cả về chất và cả về số lần ăn, uống trong ngày), vì vậy, nếu người mắc bệnh về đường tiêu hóa mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mà thiếu thuốc thì rất có thể bệnh sẽ tái phát.
Một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tâm phế mạn (người lớn), viêm phế quản co thắt (trẻ em) không nên để thiếu thuốc làm giãn cơ trơn (thuốc chống khó thở) vì nếu thiếu sẽ rất nguy hiểm khi cơn hen kịch phát xuất hiện.
Do đó, cần chuẩn bị đủ thuốc các loại mà bác sĩ đã kê đơn điều trị. Nói như vậy có nghĩa là với các bệnh mạn tính, đã có đơn thuốc của bác sĩ thì cần chuẩn bị các loại thuốc đầy đủ cho các ngày Tết, tránh hiện tượng do thiếu thuốc để uống (tiêm) làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.
Thuốc thông thường: Trong mỗi gia đình cần có một số loại thuốc cấp cứu thường ngày để khi có sự cố xảy ra chưa đến mức phải đi bệnh viện ngay thì có thuốc để sử dụng như thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol, efferalgan...), thuốc chống mất nước khi bị nôn (do say rượu), tiêu chảy thường do rối loạn tiêu hóa (oresol, smecta), thuốc chống say tàu xe (nếu phải đi tàu, xe) như một số cao dán.
Cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (cloramphenicol 0,4%, sunfarin, nước muối sinh lý) để dùng khi bị đau mắt đỏ, sổ mũi hoặc ngạt mũi (nước muối sinh lý vệ sinh mũi, mắt sau khi đi ra đường trở về, nhất là các trẻ nhỏ).
Trong dịp Tết cũng nên chuẩn bị một số thuốc sát trùng như betadin, cồn 70 độ, băng dính... Riêng đối với thuốc kháng sinh thì không được mua dự phòng khi không có đơn của bác sĩ bởi vì thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị khi có bệnh nhiễm khuẩn và cũng tùy theo mức độ của bệnh cũng như bệnh thuộc cơ quan nào thì dùng loại kháng sinh gì chứ không thể dùng tự do được.
Nếu tự ý mua kháng sinh không rõ loại gì, thuộc nhóm kháng sinh nào để dự phòng là rất nguy hiểm bởi vì khi tự mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh được gọi là dùng kháng sinh bừa bãi.
Việc dùng kháng sinh bừa bãi, không những không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp bệnh nặng thêm, đôi khi gây nguy hiểm, đó là chưa kể đến dị ứng thuốc kháng sinh hoặc làm gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Một vài lời khuyên của thầy thuốc
Để cho những ngày Tết đúng nghĩa, những người bệnh đang dùng thuốc, nhất là bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh đái tháo đường, hen suyễn... ngoài việc có thuốc dùng đủ thì nên tự nhắc nhở mình là đang mang bệnh cho nên cần ăn, uống kiêng khem đúng mực (không lạm dụng và cũng không nên kiêng khem quá mức).
Ăn điều độ, đúng bữa, không nên uống quá nhiều rượu, bia, cà phê hoặc hút nhiều thuốc lá, bởi vì ngày Tết người thân trong gia đình hoặc bạn bè, do tế nhị nên rất khó nhắc nhở.
Các loại thuốc dự phòng khác không phải cho bệnh mạn tính cũng chỉ chuẩn bị vừa đủ trong các ngày Tết, không nên mua với số lượng nhiều, bởi vì khi thuốc đã quá hạn sử dụng thì phải bỏ đi, nếu tiếp tục dùng sẽ lợi bất cập hại.
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu
Cầm gần chục triệu tiền thưởng, chị Chuyên ( Hà Nội) nhẩm tính mua sắm cho Tết đã thấy hết vèo. Đi lại về quê: 2 triệu, quà bánh, biếu tết hai bên nội ngoại: 6 triệu, tiền lì xì các cháu: 2 triệu...

Chị Chuyên cho hay, từ ngày làm dâu, 3 năm nay cứ gần Tết là chị lại bộn bề lo toan đủ thứ như ngân sách chi tiêu, mua sắm món quà biếu nào cho phù hợp... Quê đều ở Nghệ An, nhà đông anh em, hai vợ chồng chị cả năm chỉ về 2-3 lần nên muốn dịp Tết về phải tươm tất, đủ đầy.
"Chuyến về quê cuối năm nào cũng lỉnh kỉnh, nào bánh kẹo, đồ trưng Tết, rượu, chè, quần áo mới cho ông bà, các cháu... tiền chục triệu đi tong rất nhanh", chị Chuyên kể.
Năm nay đã có con, nhiều khoản phải lo hơn, vợ chồng chị Chuyên chủ tâm cắt bớt các khoản. Tiền đi lại chấp nhận tốn hơn vì có con nhỏ không thể đi xe khách, còn các khoản khác đều cần tiết kiệm. Thay vì đi siêu thị thích gì nhặt nấy như trước, chị ghi ra những thứ cần thiết và không thể mua ở quê.Tiền lì xì thay vì 50.000 đồng mỗi lần và gặp em bé nào cũng cho, sẽ giảm còn 20.000 đồng và để sẵn vào bao, chỉ mừng em, cháu trong gia đình, bạn bè. Khoản sắm quần áo làm quà cũng hạn chế. "Khoản này ngốn khá nhiều tiền mà đôi khi không vừa ý người nhận. Mình chỉ gửi ông bà một khoản tiền nho nhỏ để các cụ sắm Tết, biếu mỗi bên ít chè, cà phê ngon để các cụ đãi khách", chị Chuyên nói.
mua-dao-JPG-6564-1423015419.jpg

Giáp Tết là dịp nhiều gia đình đau đầu với đủ khoản chi tiêu. Nhiều cặp vợ chồng còn cảm thấy sợ vì phải cáng đáng nhiều việc, lo đối nội, đối ngoại... Bài toán "vung tay thế nào cho hợp lý mà không quá tốn kém" luôn khó giải, nhất là với khoản ngân sách eo hẹp.
Trên các diễn đàn trên mạng, chủ đề chia sẻ kinh nghiệm chi tiêu dịp này cũng khá rôm rả. Thường với mỗi mức thu nhập sẽ có kiểu chi tiêu khác nhau. Có những gia đình chỉ dành ra 5 triệu đồng cho Tết nhưng với nhiều người, con số này có thể gấp 5, gấp 10 hoặc hơn nữa.
Một thành viên trên trang web của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ chia sẻ kinh nghiệm mua sắm hợp lý là không mua những món có khả năng mình sẽ được tặng (quà tết từ đối tác, công ty) như bánh kẹo, rượu... Hạn chế mua nước ngọt vì khách đến chơi Tết thường rất ngán, thích các đồ thanh mát như trái cây, nước ép, nước lọc. Cân nhắc khi mua quần áo mới vì vài ngày Tết cũng không cần quá cầu kỳ, thậm chí không hợp thời tiết (vì có năm rất lạnh nhưng cũng có khi trời nóng). Hạn chế chi tiền cho các món ít có khả năng tận dụng lại sau Tết như hoa giả, vật trang trí. Ngoài ra, quan trọng nhất là tùy vào thu nhập mà mỗi người căn ke tiền biếu quà, mừng tuổi... 
Để không bị lạm chi vào dịp cuối năm, chị Thanh ( Long Biên, Hà Nội) cho hay, từ tuần trước, chị đã liệt kê ra một bảng những thứ cần chi, sau đó hai vợ chồng cân nhắc xem cái nào có thể bỏ được thì gạch đi. Anh chị cũng ấn định từng khoản tiền cố định cho mỗi khâu như trang trí nhà cửa, đồ ăn uống, quà biếu bố mẹ hai bên, tiền lì xì các cháu, con bạn bè...
"Nhà mình những năm trước hay tốn tiền chi cho khoản sắm thực phẩm và trang trí nhà cửa. Năm nay rút kinh nghiệm, chỉ mua đồ ăn vừa đủ đến mùng 3, bánh kẹo chỉ cần vài loại ngon, đồ trang trí dùng lại vì vẫn tốt. Nhà cửa chỉ cần dọn dẹp lại cho sạch sẽ, mua thêm một cây quất, hai bình hoa tươi là đủ", chị Thanh chia sẻ. 
Theo chị, khi lên danh sách đồ cần mua và số tiền tương ứng, chị sẽ chủ động hơn, đồng thời không mua theo cảm tính hay vì ham rẻ, khuyến mại, vừa tốn kém mà đôi khi không hữu ích. 
Để không quá phóng tay cho Tết, khi hai vợ chồng vừa nhận được khoản tiền thưởng tổng cộng khoảng 30 triệu, chị Hà (Tây Mỗ, Hà Nội) gửi luôn một nửa vào tài khoản tiết kiệm, còn lại, chị dự định chi 10 triệu cho Tết, 5 triệu để dành tiêu tới lúc có tháng lương tiếp theo. 
Kế hoạch của chị là:
- Biếu nội ngoại mỗi bên: 1,5 triệu. 
- Đổi tiền lẻ lì xì: 1,5 triệu.
- Mâm ngũ quả, rượu, chè, cà phê: 1 triệu.
- Mua đồ ăn mấy ngày Tết khoảng 3 triệu, gồm: Tôm biển: 400 nghìn, gà ta: 500 nghìn, 1kg thịt bò: 300 nghìn, 1kg thịt lợn: 100 nghìn, một cân giò: 150kg, rau, đồ lặt vặt: 500 nghìn, bưởi + táo ta: 500 nghìn, bánh kẹo: 500 nghìn...
- Hoa trang trí: 500 nghìn.
- Khoản tiền còn lại: Tiền xăng xe đi chơi...
Chị Hà cho biết, cuối tuần vừa rồi vợ chồng chị và hai con đã đi siêu thị mua đủ hết các thứ đồ khô, gia vị.... Dự kiến bánh kẹo tuần sau sẽ ra đại lý tạp hóa gần nhà mua. 
Chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cho biết, người Việt Nam rất coi trọng Tết cổ truyền và nhiều gia đình có tâm lý sắm đồ mới, chuẩn bị cho dịp này thật đủ đầy sau một năm vất vả làm ăn. Điều này đôi khi cũng tạo áp lực, nhất là với các gia đình có thu nhập trung bình, thấp.
Để chi tiêu hợp lý, theo nhà tâm lý, quan trọng nhất là bạn phải dự trù một khoản cố định cho Tết, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình mình. Sau đó, vạch ra những thứ phải chuẩn bị, ngân sách cho từng việc.
Với thực phẩm, không nên mua nhiều vì các siêu thị, chợ hầu như đến mùng 2-3 là đã mở, cũng không nên mua theo số đông (chẳng hạn thấy mọi nhà đều mua giò, măng, gà... mình cũng theo) mà căn cứ vào sở thích, số thành viên gia đình, lượng khách sẽ mời. Tốt nhất, nên lên thực đơn trước cho các món ăn dịp Tết. 
Với các gia đình phải di chuyển xa, về quê càng cần lên lịch trước Tết lâu để chủ động và không bị tăng giá khi thuê xe, mua vé... Có thể rủ một số gia đình quen để cùng hùn nhau đi chung cho tiết kiệm chi phí.
Nếu điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng vẫn cần quà biếu khi về đoàn tụ với đại gia đình đông người, bạn có thể chọn những món đồ dễ chia như bánh kẹo, đặc sản vùng miền giá vừa phải. 
Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tự làm một số món đơn giản cho Tết như muối dưa, hành, mứt... 
Dịp Tết, nhiều nơi thường đẩy giá các mặt hàng lên cao nên trước khi mua đồ, nhất là với cây, hoa trang trí... bạn có thể tham khảo nhiều nguồn, kinh nghiệm từ người khác, để chọn được nơi có giá cả phù hợp với chất lượng
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
(PL)- “Tình trạng nằm ghép thường xảy ra ở những bệnh viện (BV) tuyến cuối và tại năm chuyên khoa quá tải nhất là ung bướu, ngoại-chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không còn tình trạng người bệnh nằm ghép là nhiệm vụ trọng tâm của ngành”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác khám, chữa bệnh năm 2015, đánh giá hai năm thực hiện giảm tải BV.
bộ trươngr bộ y tế, bo truong bo y te, nguyễn thị kim tiến, nguyen thi kim tien

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -

Tại sự kiện này, 13 BV trực thuộc Bộ Y tế đã cam kết không để xảy ra tình trạng nằm ghép khi điều trị nội trú. Bà Tiến nhấn mạnh: “Sau khi ký cam kết, giám đốc BV chịu trách nhiệm hoàn toàn”. Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh: “Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn đi kiểm tra, giám sát, không để BV tự bơi...”. 
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến

Đầu tiên là Nigeria rồi đến Mali, các nước này đã công bố thoát khỏi đại dịch Ebola. Những gì các quốc gia này đã thể hiện được xem là kinh nghiệm để các quốc gia khác học tập trong cuộc chiến với loại virut chết người này.

bộ trươngr bộ y tế, bo truong bo y te, nguyễn thị kim tiến, nguyen thi kim tien


Ngày 20/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Nigeria đã thoát dịch Ebola. Một bài báo trên trang NBC News nói rằng, Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, có thể đem đến “một lộ trình đầy hy vọng để kiểm soát Ebola”. 
Nigeria ở ngay gần sát tâm của vùng dịch Ebola, và căn bệnh nguy hiểm đã vào nước này khi một hành khách bị ốm bước xuống khỏi một chuyến bay thương mại. Tuy nhiên, giới chức Nigeria đã ngăn chặn thành công sự lan rộng của bệnh dịch.
Trong khi đó, ở các quốc gia láng giềng Sierra Leone, Liberia, và Guinea, mọi chuyện lại không như thế. Ba nước này đã trở thành tâm dịch Ebola, nơi loại virus chưa có thuốc đặc trị đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người trong tổng số hơn 8.000 người bị nhiễm.
Tiếp theo đó, Liên hợp quốc và Chính phủ Mali ngày 18/1, cũng tuyên bố quốc gia châu Phi này đã thoát khỏi dịch Ebola sau 42 ngày không xuất hiện trường hợp lây mới nào. Bộ trưởng Y tế Mali Ousmane Kone khẳng định kể từ ngày 6/12 năm ngoái, tại Mali không ghi nhận thêm ca nhiễm virus Ebola nào và như vậy Mali đã chính thức thoát khỏi virus gây chết người này.
Những gì hai quốc gia này đã cố gắng chiến đấu với bệnh dịch là điều đáng để các quốc gia khác học tập. Với ca nhiễm Ebola đầu tiên của Nigeria được xác nhận, nhà chức trách nước này đã ngay lập tức vạch ra quy trình nhằm xác định những người đã có tiếp xúc với bệnh nhân, đồng thời mở một trung tâm khẩn cấp để điều phối và giám sát phản ứng toàn quốc với dịch bệnh.
Trung tâm khẩn cấp này làm việc với các sân bay và các hãng hàng không của Nigeria, xác định bất kỳ ca nghi nhiễm Ebola nào, khử trùng toàn bộ sân bay và các khu vực nơi có người bị nghi đã tiếp xúc với virus.
Các màn hình đo thân nhiệt cũng được triển khai tại các khu vực xuất nhập cảnh ở Nigeria. Giới chức y tế Nigeria đã sử dụng nhiều nguồn khác nhau, bao gồm lịch sử các cuộc gọi điện thoại và danh sách hành khách đi máy bay để xác định gần 900 người có thể đã tiếp xúc với Ebola thông qua bệnh nhân số 0 Sawyer hoặc những người bị nhiễm virus từ ông này. 
Ngoài việc theo dõi và khoanh vùng các đối tượng tiếp xúc với nguồn bệnh, Nigeria cũng áp dụng một quy trình phản ứng có tổ chức cao và khoa học đối với căn bệnh nguy hiểm.
Các quan chức tham gia hoạt động phản ứng khẩn cấp được tiếp cận với các nguồn lực tốt, và nhiều người trong số họ có nhiều kinh nghiệm trong kiểm soát các căn bệnh lây lan mạnh như bại liệt.

Với những nỗ lực không ngừng, Nigeria và Mali đã được Liên hợp quốc công bố thoát khỏi đại dịch và đang từng bước xây dựng lại xã hội và quan tâm nhiều hơn đến đời sống nhân dân và sức khỏe trong một năm mới với những hy vọng mới.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lá lốt thường được nhiều gia đình sử dụng trong chế biến món ăn. Vậy ăn lá lốt có những tác dụng gì và dùng như thế nào là tốt nhất?
Ăn lá lốt có tốt không?
Lá lốt thường được nhiều gia đình sử dụng trong chế biến món ăn. Lá lốt rất tốt, dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Ăn lá lốt có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Chữa đau nhức cơ thể từ lá lốt
BÀI LIÊN QUAN
Tác dụng và tác hại của rau mồng tơi
Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết
Ăn thịt rắn có tốt không?
Theo một lương y có tên Phạm Như Tá làm việc tại viện y học cổ truyền cho hay, lá lốt có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ẩm và có công dụng trị đau nhức xương khớp, chứng đổ mồ hôi…
Loại lá này vẫn được các bà nội trợ sử dụng để cuốn thịt làm chả. Món ăn được chế biến với lá lốt đặc biệt sẽ trở nên rất thơm nhờ các thành phần có trong nó. Lá lốt có tác dụng bổ máu trong cơ thể và chữa trị đau nhức cơ thể rất tốt.
Bạn có thể dùng 50 – 70gr lá lốt 100gr thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng và ướp gia vị rồi xào qua với lá lốt. Món này dùng 2 -3 lần / tuần sẽ mang lại kết quả chữa bệnh rất tốt.
Chữa tổ đỉa với lá lốt
Bạn hãy lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại.
Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Chữa phù thũng do thận bằng lá lốt
Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh bằng lá lốt
Bạn chỉ việc lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.
bộ trưởng bộ y tế nguyễn thị kim tiến - bo truong bo y te nguyen thi kim tien (1)
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14/1/2015, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa hàng Lotteria trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có hai mẫu thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trước đó, ngày 23/12/2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin sau khi nhận được phản ánh của người dân việc cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính và đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm ăn ngay theo quy định của pháp luật.
Trong số bốn mẫu thực phẩm ăn ngay đoàn kiểm tra đã lấy để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đã xác định hai mẫu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm gồm mẫu nước trà chanh có hàm lượng Coliform vượt mức giới hạn quy định (23 CFU/ml); mẫu nước uống Milk Cacao có hàm lượng Enterobacteriaceae vượt mức giới hạn quy định (2,2 x 10³ CFU/ml).
Theo các chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm, vi khuẩn Coliform chỉ số đánh giá ô nhiễm phân trong nguồn nước và các thực phẩm. Còn khuẩn Enterobacteriaceae là một họ vi khuẩn đường ruột gồm nhiều vi khuẩn khác nhau và đều có khả năng gây tiêu chảy.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn của cơ sở theo quy định của pháp luật, đồng thời khuyến cáo cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường xử lý, cập nhật thông tin và cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sẽ có khoảng 30% địa phương để giá viện phí cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) do Quỹ BHYT chi trả thấp hơn so với viện phí của bệnh nhân chi trả bằng tiền mặt.
Trong khi đó, giá dự kiến của nhiều dịch vụ y tế (thuộc nhóm BHYT chi trả) quá thấp và có thể gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân do phải tái sử dụng vật tư y tế.
Đó là một số nội dung tại dự thảo thông tư quy định giá khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, được đưa ra bàn thảo tại hội thảo lấy ý kiến do Bộ Y tế tổ chức ngày 13-1 ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, hiện đang tồn tại ba nhóm viện phí của khối bệnh viện tuyến trung ương và bốn nhóm viện phí của bệnh viện địa phương.
Việc có nhiều mức giá khác nhau giữa các bệnh viện cùng hạng đã dẫn tới nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ tại nhóm địa phương có viện phí ở mức thấp. Bệnh nhân cũng bức xúc vì cùng dịch vụ ấy mà giá mỗi nơi mỗi khác.
Theo dự kiến của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, mức viện phí thống nhất theo thông tư nói trên sẽ bắt đầu áp dụng từ quý 2-2015. So với hiện hành, phần lớn giá các dịch vụ sẽ tăng.
Trong đó giá ngày giường sẽ tăng thêm 10.000-19.000 đồng/ngày/giường bệnh, viện phí cho các dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sẽ tăng 24.000-1.480.000 đồng (là tiền phụ cấp cho cán bộ y tế được kết cấu vào giá dịch vụ).
Ngoài ra, cũng có 18 dịch vụ dự kiến giảm viện phí so với hiện hành nhưng chỉ giảm với bệnh nhân BHYT, còn bệnh nhân nộp viện phí sẽ tùy quyết định của từng địa phương.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN Nguyễn Minh Thảo cho biết dự kiến có 70% địa phương áp dụng chung giá viện phí BHYT - viện phí tiền mặt, còn 30% thực hiện giá riêng. Trong khi đó việc thực hiện giá viện phí riêng sẽ có rất nhiều bất cập.
Luật BHYT hiện hành không chấp nhận chi trả cho bệnh nhân ngoại trú vượt tuyến ở tỉnh và trung ương, “nếu bệnh nhân bảo hiểm đi khám bệnh vượt tuyến thì viện phí tính cho họ là giá bảo hiểm hay giá tiền mặt?” - một đại biểu chất vấn.

-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý trang thiết bị y tế thời gian qua, tại cuộc họp sáng 14/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan đẩy mạnh công khai, minh bạch trong lĩnh vực này.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cùng với việc chấn chỉnh những bất cập trong đấu thầu cũng như kiểm định chất lượng trang thiết bị y tế (TTBYT) nhập khẩu, ngành Y tế tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong tạo điều kiện cho các DN sản xuất TTBYT trong nước.
“Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước luôn có tên và chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách đấu thầu, mua sắm TTBYT của các bệnh viện công lập như: trang phục phòng mổ, giường bệnh, dây truyền dịch, găng tay...”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Tuy nhiên, đối với những TTBYT kỹ thuật cao (máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thiết bị phẫu thuật), công tác quản lý về chất lượng, giá cả đang gặp không ít khó khăn do tính đa dạng, đặc thù, chồng lấn với các mặt hàng khác và các quy định liên quan đến quy định thương mại quốc tế.
Vì vậy, đại diện Bộ Y tế mong muốn các Bộ ngành liên quan phối hợp, rà soát bổ sung biện pháp quản lý trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và yêu cầu hội nhập khu vực, đồng thời hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác quản lý như: thực hiện thủ tục hải quan một cửa, phối hợp phòng chống gian lận thương mại, hàng kém chất lượng.
Nhiều ý kiến tại cuộc họp đề nghị cần có chính sách quan tâm, khuyến khích ưu tiên sử dụng sản phẩm TTBYT sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, có giá thành phù hợp với điều kiện trong nước…
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông, Bộ KH&ĐT cùng Bộ KH&CN đã thành lập nhóm chuyên gia độc lập với sự tham gia của đại diện DN sản xuất trong nước, DN nhập khẩu, hãng sản xuất nước ngoài, cơ quan quản lý chuyên ngành đánh giá toàn diện về những sản phẩm sẽ được xem xét trong danh sách mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, những sản phẩm có xuất xứ trong nước hay nước ngoài hoàn toàn có thể được đánh giá về quy chuẩn kỹ thuật, giá thành theo mô hình này, qua đó, tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho DN.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc công khai, minh bạch từ cấp phép, đấu thầu đến kiểm định chất lượng TTBYT là biện pháp quản lý, chấn chỉnh mạnh và có hiệu quả nhất.
Cụ thể, các bệnh viện, sở y tế phải cập nhật, báo cáo kết quả đấu thầu mua sắm TTBYT cũng như việc kiểm định chất lượng về Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế để cập nhật lên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế cũng như Mạng đấu thầu mua sắm công của Bộ KH&ĐT.
“Với kinh nghiệm từ công tác điều hành giá thuốc thời gian qua (giá thuốc đấu thầu tại các bệnh viện đã giảm 20-35% sau khi thực hiện những quy định mới), Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan chức năng, địa phương chú ý trong công tác đấu thầu, kiểm định chất lượng các TTBYT được mua sắm từ nguồn ngân sách”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhắc đến câu chuyện về lò đốt rác y tế, dao mổ cao tần hay nhiều TTBYT mà các DN trong nước sản xuất được, Phó Thủ tướng cho rằng cần có hướng dẫn, công khai, khách quan và hết sức cụ thể để sản phẩm TTBYT trong nước và nước ngoài có cơ hội cạnh tranh bình đẳng từ chất lượng đến giá cả.
http://baodientu.chinhphu.vn/tin-noi-bat/quan-ly-trang-thiet-bi-y-te-mau-chot-la-cong-khai-minh-bach/218257.vgp
-
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14-1, bà Nguyễn Thị Thu Nga, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết trạm vừa tiến hành tiêu hủy 1.250 kg thịt bò bơm nước có nguồn gốc từ lò Năm Xuân (huyện Thủ Thừa, Long An). Chủ lô hàng nói trên là ông Trần Văn Long (TP.HCM).
Trước đó, ông Long đưa 1.250 kg thịt bò vào chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) tiêu thụ. Phát hiện lô hàng có hiện tượng rỉ dịch vì bị bơm nước, cơ quan thú y cân lại chỉ còn 1.215 kg, hao hụt do nước đến 35 kg. Kết quả xét nghiệm còn cho thấy lô hàng bị nhiễm khuẩn.
Đến thời điểm này, Trạm Thú y quận Tân Bình đã tiêu hủy 2.090 kg thịt bò bơm nước đều có nguồn gốc từ lò Năm Xuân. Trạm cũng đã đề xuất xử phạt hai chủ hàng với tổng số tiền 200 triệu đồng.
http://plo.vn/suc-khoe/tieu-huy-them-1250-kg-thit-bo-bom-nuoc-524591.html
Cục Quản lý dược - Bộ Y tế vừa công bố danh sách 105 công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược bị phạt trong năm 2014 vì vi phạm về quảng cáo, chất lượng, đăng ký, nhãn và kinh doanh.
Theo đó, có sáu công ty bị phạt vì vi phạm quảng cáo; 14 công ty vi phạm về nhãn thuốc; năm công ty vi phạm về đăng ký thuốc, sản xuất thuốc. Đáng lưu ý, có một công ty của Ấn Độ ngoài bị phạt hành chính còn bị rút toàn bộ 105 số đăng ký thuốc, ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký do cung cấp hồ sơ dữ liệu thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật của thuốc không đúng với thực tế sản xuất, sản xuất thuốc không đúng địa chỉ. Cạnh đó có 19 công ty bị phạt vì vi phạm kinh doanh thuốc không đủ điều kiện bảo quản, vận chuyển; nhập khẩu thuốc gây nghiện khi chưa được phép…
Đặc biệt, trong năm 2014 có đến 61 công ty vi phạm về chất lượng thuốc, chủ yếu là công ty nước ngoài; trong đó các công ty của Ấn Độ dẫn đầu với 25 công ty. Có 10 công ty bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam trong sáu tháng và rút số đăng ký thuốc, ngừng tiếp nhận đăng ký thuốc nhập khẩu từ sáu đến 12 tháng.
Cục Quản lý dược cho biết trong năm 2015 sẽ thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước nhằm đảm bảo chất lượng cũng như thông tin về thuốc chính xác...

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Chiều 14-1, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa hàng Lotteria số 1, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội cho thấy mẫu trà chanh và mẫu nước uống Milk Cacao vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trước đó, ngày 23-12-2014, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin sau khi nhận được phản ánh của người dân việc cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng Lotteria tại địa chỉ số 1 Núi Trúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội có đầy đủ các giấy tờ thủ tục hành chính và đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm ăn ngay theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong số bốn mẫu sản phẩm thực phẩm ăn ngay đoàn kiểm tra đã lấy để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đã xác định hai mẫu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm gồm: mẫu nước trà chanh có hàm lượng Coliform vượt mức giới hạn quy định (23 CFU/ml); mẫu nước uống Milk Cacao có hàm lượng Enterobacteriaceae vượt mức giới hạn quy định (2,2 x 10³ CFU/ml).
Đoàn kiểm tra đã tiến hành xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở theo quy định của pháp luật, đồng thời khuyến cáo cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 14-1 Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đội quản lý thị trường số 9 phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt giữ xe khách BKS Lào U2 – 6488 do Nhữ Trung Tuyền, sinh năm 1981 ở Thanh Miện, Hải Dương điều khiển.
Trên xe vận chuyển 57 nghìn viên thuốc tân dược không có ký hiệu tên thuốc, nơi sản xuất. Thuốc tân dược dạng viên nang cứng, trong chứa chất bột màu xanh có mùi tanh. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản thu giữ số lượng thuốc tân dược trên; tham mưu cho cấp thẩm quyền biện pháp xử lý.

Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Ngày 14-1, Hội Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh TP Hồ Chí Minh cho biết đơn vị này đang tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế chủ đề “Can thiệp tim phải từ A đến Z” năm 2015. Hội nghị diễn ra tại TP Hồ Chí Minh (từ 14 đến 16-1) thu hút 200 chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh trên thế giới.
Tại hội nghị, nhiều báo cáo đã cập nhật kiến thức mới và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các di tật tim bẩm sinh. Các bệnh viện: Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhi Đồng 1, Viện Nhi quốc gia Queen Sirikit (Thái Lan)…còn trình chiếu trực tiếp các trường hợp can thiệp tim bẩm sinh.
Theo ban tổ chức hội nghị, tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất tám nghìn trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh. Trong số này, có 50% trẻ bị mắc bệnh lý liên quan đến tim phải. Hiện cả nước có 19 trung tâm có thể mổ tim, riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) mỗi năm thực hiện phẫu thuật, thông tim can thiệp cho hơn 400 trường hợp dị tật tim phải.
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Sau một năm triển khai, đường dây nóng (ĐDN) đã phủ sóng tất cả các bệnh viện trong cả nước, trở thành kênh thông tin quan trọng để giám sát hoạt động của cán bộ y tế và bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế với người bệnh.
Sau một năm triển khai đã có gần 100 nghìn cuộc gọi đến ĐDN. Tuy nhiên chỉ có hơn 35 nghìn cuộc gọi đúng mục đích. Các cuộc gọi này phản ánh nhiều nhất là về tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, nội quy cơ sở y tế (10.108 cuộc gọi); tiếp đó là phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh; về quy trình chuyên môn; về các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT); và một số tiêu cực như vòi vĩnh, đòi hối lộ...
Tháng 1-2014 chỉ có 331 cuộc gọi phản ánh đúng phạm vi, đến tháng 11-2014 số cuộc gọi đúng đã là 6.344, tăng gần 20 lần. Bên cạnh số lượng cuộc gọi gia tăng thì phân tích ở khía cạnh nội dung các cuộc gọi giữa các tháng trong năm 2014 cho thấy một phần bức tranh ngành y tế Việt Nam.
Thời gian đầu, các cuộc gọi của người dân tập trung phản ánh về quy trình chuyên môn, tiêu cực trong các cơ sở y tế với tỷ lệ rất cao, các ý kiến về viện phí, cơ sở vật chất, thái độ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đến các tháng cuối năm 2014, nội dung phản ánh đến ĐDN lại có sự thay đổi khá rõ, các ý kiến phản ánh về quy trình chuyên môn, tiêu cực có xu hướng giảm, các ý kiến phàn nàn về cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế, viện phí và chế độ BHYT lại tăng. Tuy nhiên, các ý kiến phản ánh về thái độ của nhân viên y tế vẫn chưa có xu hướng giảm mặc dù thời gian qua các đơn vị y tế đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ vi phạm.
Việc tăng nhanh số lượng cuộc gọi phản ánh thời gian qua cho thấy, người dân biết đến ĐDN ngày một nhiều hơn.
Kết quả xử lý các sai phạm của nhân viên y tế một cách nghiêm túc, triệt để cũng đã tạo niềm tin cho người dân khi gọi điện đến ĐDN.
Hiện tại, trong khối các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có một số bệnh viện đang gặp vấn đề quá tải bệnh viện có số ý kiến phản ánh nhiều nhất về cơ sở vật chất và quy trình chuyên môn. Ở Hà Nội, Bệnh viện Nhi T.Ư là đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới ĐDN nhất (121 cuộc gọi), Bạch Mai (93 cuộc gọi), K (87 cuộc gọi); tại TP Hồ Chí Minh, đơn vị nhận được nhiều ý kiến phản ánh nhất là Bệnh viện Chợ Rẫy (87 cuộc gọi) và tại miền trung, Bệnh viện đa khoa T.Ư Huế nhận được nhiều phản ánh nhất (56 cuộc gọi).
Liên quan các cơ sở y tế của địa phương, các đơn vị y tế của Hà Nội có số cuộc gọi nhiều nhất (1.978 cuộc gọi), đứng thứ hai là TP Hồ Chí Minh với 786 cuộc gọi, thứ ba là Thanh Hóa với 206 cuộc gọi. Như vậy, hai địa phương lớn nhất trên toàn quốc, nơi có điều kiện phát triển cơ sở vật chất và nhân lực y tế nhưng số lượng cuộc gọi của người dân phản ánh sự không hài lòng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế lại cao hơn nhiều lần so với các địa phương còn lại.
Sau khi tiếp nhận các cuộc gọi, tổ thường trực hoặc lãnh đạo bệnh viện trực tiếp xác minh thông tin phản ánh và giải quyết nhanh các vấn đề người dân phản ánh. Tùy từng mức độ sai phạm của nhân viên y tế mà lãnh đạo bệnh viện, sở y tế quyết định các hình thức xử lý, đủ sức răn đe làm gương cho người khác.
Hình thức xử lý nhiều nhất là khiển trách và cắt thi đua. Các trường hợp sai phạm liên quan quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc và cách chức. Cụ thể, đã có 6.807 cán bộ bị nhắc nhở, 137 cán bộ bị khiển trách, 116 cán bộ bị cắt thi đua, 18 cán bộ bị điều chuyển vị trí công tác, sáu cán bộ bị cách chức và bốn cán bộ bị nghỉ việc.
Một số vụ việc tiêu biểu do người dân phản ánh đã được các bệnh viện tiếp nhận và xử lý kịp thời. Ngay sau khi có ý kiến phản ánh vụ việc cháu bé bốn tháng tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân (huyện Hưng Hà, Thái Bình), ngành y tế địa phương đã điều tra kịp thời và Giám đốc Sở Y tế đã ra quyết định cách chức trưởng khoa nhi, điều chuyển vị trí công tác đối với bác sĩ điều trị do không tiên lượng được diễn biến của bệnh, không tư vấn đầy đủ, gây bức xúc cho gia đình bệnh nhi; kỷ luật khiển trách hai điều dưỡng, chuyển vị trí công tác làm hộ lý. Hay vụ việc thiếu trách nhiệm, bỏ mặc sản phụ chuyển dạ để sang hỗ trợ sản phụ khác vì được bồi dưỡng tiền; chậm trễ trong việc chuyển bé sơ sinh cấp cứu chuyển tuyến trên dẫn đến bé tử vong vừa xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang cũng được giải quyết triệt để. Hội đồng kỷ luật Bệnh viện đã xử lý kỷ luật cảnh cáo và không bố trí làm công tác phẫu thuật trong thời gian ba tháng đối với bác sĩ Hồ Công Khanh; xử lý kỷ luật khiển trách đối với nữ hộ sinh Trần Thị Như Hoa và xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với y sĩ Lý Ngân Kiều.
Tại Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Phú Thọ), sau khi người dân phản ánh việc hai trẻ cùng tiêm một xi-lanh, nữ điều dưỡng Đỗ Thị Thanh Long đã phải chịu hình thức cảnh cáo và chuyển sang làm hộ lý, thuyên chuyển công tác đến Khoa Huyết học Truyền máu, kéo dài thời gian nâng lương sáu tháng và cắt thu nhập tăng thêm ba tháng liên tiếp...
Trên cơ sở theo dõi, tổng hợp của ĐDN sau một năm triển khai cho thấy giám đốc các bệnh viện, khi nhận được ý kiến phản ánh của người dân đều khẩn trương tổ chức rà soát lại quy trình khám, chữa bệnh, tiếp đón người bệnh. Từ việc tiếp nhận phản ánh của người dân qua ĐDN, phần lớn bệnh viện trong cả nước đều nhận thấy đây không chỉ là kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân mà còn là công cụ giám sát hữu hiệu để cán bộ y tế có ý thức hơn trong quá trình hành nghề.
Bên cạnh các trường hợp bị xử lý nghiêm khắc, cũng từ thông tin phản ánh đến đường dây nóng các đơn vị đã tổ chức khen thưởng cho 229 tập thể, cá nhân vì những thành tích xuất sắc, hết lòng tận tình phục vụ người bệnh. Đồng thời, từ những ý kiến đóng góp của người dân, rất nhiều đơn vị đã tổ chức cải tiến quy trình khám, chữa bệnh để phù hợp thực tế.
Bên dưới -
- Website Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
- Fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến -
Trên đầu - Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyên Thị Kim Tiến Thanh Hóa vừa công bố danh sách 20 cán bộ y tế dùng bằng chuyên môn giả, trong đó có người dùng bằng giả cả chục năm trời mà cơ quan chức năng chẳng hề hay biết. Chuyện thật mà cứ như đùa.
Mấy ngày trước, một bệnh nhân - nạn nhân tử vong vì bị thủng dạ dày mà bác sĩ mang ra mổ ruột thừa khiến gia đình phẫn uất mang cả di ảnh lên bệnh viện khiếu kiện. Chuyện tưởng đùa mà là thật.
Y tế không cho phép nhầm lẫn. Kể cả một chút xíu.
Thế nhưng, trong thời gian ngắn vừa qua, y tế Việt Nam đã có những pha nhầm lẫn kinh hoàng. 3 cháu bé tại Quảng Trị đáng lẽ phải được tiêm vắc xin viêm gan B thì y tá bệnh viện huyện đi tiêm thuốc độc, khiến cả 3 tử vong.
31 thai phụ đáng lẽ phải được tiêm vắc xin uốn ván thì Phó trạm trưởng Trạm y tế xã tiêm nhầm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Từ ngày 1/1/2015, người đi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, nếu trái tuyến, không được chi trả 30% nhưng người ta vẫn bấm bụng vượt tuyến.
Các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Nội tiết Trung ương, K, Ung bướu TP.HCM, 115… lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Huyện, xã vẫn kêu cơ sở y tế được nâng cấp nhưng vắng bệnh nhân.
Vì sao? Vì người bệnh tin tưởng rằng, bệnh viện trung ương ít nhầm lẫn hơn bệnh viện địa phương. Dù có phải xếp hàng, chen lấn, đợi ròng rã từ sáng đến chiều để được khám và phát thuốc, người bệnh cũng gắng chịu, vì tính mạng con người là trên hết.
Thế nhưng, không phải lúc nào lòng tin của người bệnh cũng được đền đáp. Một số bệnh viện tuyến trung ương cũng từng bị người nhà bệnh nhân đến khiếu kiện vì để xảy ra chết người …
Con người luôn được coi là trung tâm, quyết định mọi sự thay đổi. Con người thay đổi được cơ sở vật chất, thay đổi được hạ tầng khám chữa bệnh, thay đổi được niềm tin của bệnh nhân về y đức.
Để làm được những điều này, con người cần có trình độ. Thế nhưng, sự thật về trình độ y bác sĩ ở Thanh Hóa vừa bị phanh phui: bằng điều dưỡng viên, bằng bác sĩ, kỹ thuật viên… đều bị làm giả. Bệnh viện tuyến cấp tỉnh cũng có bác sĩ dùng bằng giả. Bằng giả dùng trong những hơn 10 năm trời mà không ai hay biết (!?).
Bằng cấp không quyết định trình độ. Nhưng trình độ phải được thể hiện qua bằng cấp chân thực, không mua bán, làm giả.
Sinh viên học Đại học y Hà Nội ròng rã 5 năm trời, mất nhiều năm trời nữa để học đủ các chứng chỉ, kỹ năng mới được công nhận là bác sĩ. Tuy nhiên, để trở thành một bác sĩ giỏi, đó còn là cả một hành trình cực khổ tu luyện không mệt mỏi.
Tấm bằng giả không được đánh đổi bằng mồ hôi, máu, nước mắt của người học, có chắc chắn nó sẽ cứu được người bệnh, dù vị bác sĩ ấy có đổ máu, nước mắt, mồ hôi?
Tôi nghĩ rằng, cán bộ y tế dùng bằng giả không chỉ ở Thanh Hóa. Thật nguy hiểm cho cộng đồng khi cán bộ y tế là "tay ngang" dùng bằng giả. Nhưng cũng hết sức nguy hiểm khi người có bằng thật mà chuyên môn, y đức chỉ như một người dùng bằng giả.

Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ

Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ

Bộ Y tế - Tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) vừa thông báo về chương trình phẫu thuật miễn phí tại Hà Nội và TP.HCM cho trẻ dị tật sứt môi, hở hàm ếch trong tháng 3-2015. Dự kiến ở mỗi nơi, chương trình sẽ phẫu thuật cho khoảng ... Read more...
Khánh thành bệnh viện tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Khánh thành bệnh viện tuyến tỉnh lớn và hiện đại nhất nước tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa sau hơn 5 năm xây dựng. Bệnh viện Bà Rịa được khởi công vào ngày 19-8-2009, với tổng diện tích hơn 73.000m2 ở phường Long Tâm, TP ... Read more...
7 lợi ích của việc nên ăn chay

7 lợi ích của việc nên ăn chay

Bộ Y tế: Lợi ích của ăn chay? Ăn chay là một trong cách ăn uống khoa học và lành mạnh. Ăn chay có nhiều lợi ích sức khỏe mà có thể bạn không nghĩ tới. Dưới đây là 7 lợi ích ăn chay mà bạn không ngờ ... Read more...
Nguy hiểm tiềm ẩn trong hạt hướng dương

Nguy hiểm tiềm ẩn trong hạt hướng dương

Bộ Y tế: Hạt hướng dương được rất nhiều người ưa chuộng và có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại hạt này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng. Theo tờ tvr-life.ru của Nga, một hạt hướng dương chứa rất ... Read more...
Bạn có biết: Dáng đi ảnh hưởng đến sức khỏe

Bạn có biết: Dáng đi ảnh hưởng đến sức khỏe

Bộ Trưởng Bộ Y tế: Bạn có biết rằng, dáng đi thể hiện sức khỏe của bạn. Có thể nhìn dáng đi để đoán biết sức khỏe - đó là nhận định từ các chuyên gia sau một quá trình nghiên cứu về vấn đề này. Tư thế ... Read more...
Chuẩn bị thuốc gì cho ngày tết sắm đến ?

Chuẩn bị thuốc gì cho ngày tết sắm đến ?

Tết đến xuân về, ai cũng nô nức đón chờ và chuẩn bị cho Tết thật rộn ràng, vui vẻ, trong mọi vật chất để dùng cho ngày Tết thì nên chuẩn bị một số thuốc để dự phòng. Nên chuẩn bị loại thuốc gì?Read more...
Page (1/9) : 1 2 3 4 5 ... Last
Bộ Y Tế Việt Nam